Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4 Kế hoạch dạy học lớp 4 năm 2024 - 2025
Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4 năm 2024 - 2025 gồm 3 mẫu, giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng xây dựng kế hoạch dạy học lớp 4 tích hợp GDĐP vào môn Lịch sử - Địa lí, Âm nhạc, Tiếng Việt, Khoa học, Hoạt động trải nghiệm lớp 4 sách Kết nối tri thức.
Thông qua những tiết học tích hợp này, sẽ giúp các em hiểu được những phong tục, tập quán, nét đẹp của địa phương mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Kế hoạch Tích hợp giáo dục Quyền con người vào chương trình lớp 4. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Địa chỉ tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4 năm 2024 - 2025
Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4 - Mẫu 1
TT | Chủ đề | Tuần | Tích hợp | Ghi chú | |||
|
|
| Môn học/ HĐGD |
Chủ đề/Bài học | Yếu tố lồng ghép, tích hợp |
| |
1 | Quảng Ngãi quê em |
|
Lịch sử và Địa lí | -Mạch nội dung “Địa phương em” được biên soạn trong tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Ngãi lớp 4 trọng tâm ở chủ đề 1; - Chủ đề 1: GV có thể dạy 04 tiết trong mạch nội dung “ Địa phương em” quy định trong chương trình môn lịch sử và địa lí lớp 4; sử dụng tài liệu trong chủ đề này hoặc các tài liệu giáo dục địa phương tỉnh QN lớp 1,2,3,4 đã được phê duyệt để dạy bài 2,bài 3 trong SGK môn Lịch sử và Địa Lí lớp 4 | |||
2 |
Sa Huỳnh |
6 |
Tiếng Việt | Bài 12 -Nói và nghe: Những miền quê yêu dấu trang 88/tập 2 -Yêu cầu: Em hãy giới thiệu về một miền quê mà em yêu thích.( Theo 3 nội dung gợi ý ở SGK) |
Thực hành :cùng các bạn vẽ sơ đồ tư duy hoặc đồ chơi với chủ đề” Biển và con người Sa Huỳnh”. Chia sẻ sản phẩm của nhóm với thầy/ cô giáo và các bạn. | ||
19 | LS-ĐL | .*Chủ đề 4: Duyên hải Miền Trung -Bài 16:Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung -Khám phá: Nội dung 2: Một số hoạt động kinh tế biển( trang 71-72) |
Khởi động: Nghề làm muối ở Sa Huỳnh Khám phá: Đời sống của người dân Sa Huỳnh | ||||
28 | HĐTN | -Chủ đề: Quê hương em tươi đẹp - Hoạt động giáo dục theo chủ đề 1. Chia sẻ những trải nghiệm cá tính về cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. 2, Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương |
Khám phá: Khám phá vẻ đẹp của Sa Huỳnh | ||||
3 |
Mạch nha Quảng Ngãi |
5,6 |
Tiếng Việt | Bài 10 Viết: Lập dàn ý cho bài văn thuật lại sự việc( sách TV trang 46) Đề bài: viết bài văn thuật lại việc em đã tham gia, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hành động đó. Nói và nghe: Trải nghiệm đáng nhớ Yêu cầu; thuật lại một hoạt động trải nghiệm em đã tham gia và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình về hoạt động đó. Bài 11 Viết: Viết bài văn thuật lại sự việc(sách TV trang 50 |
Thực hành: Viết một bài giới thiệu mạch nha Quảng Ngãi theo gợi ý dưới đây…(sách GDĐP trang 27) | ||
10 | Đạo đức | CĐ 3: Yêu lao động Hoạt động trải nghiệm và kể những tấm gương yêu lao động. | Khám phá: mục 4- Nghề làm mạch nha truyền thống | ||||
27 | Khoa học | CĐ 5: Con người và sức khỏe. HĐ2: Lí do cần sử dụng thực phẩm an toàn (trang 101, 102) | Vận dụng: Liên hệ, mở rộng và sử dụng thực phẩm an toàn( Giới thiệu thực phẩm an toàn trong đó có đặc sản mạch nha Quảng Ngãi) | ||||
32 |
HĐTN | CĐ: Trải nghiệm nghề truyền thống Hoạt động GD theo chủ đề 1.Nghề truyền thống: chia sẻ những sản phẩm thủ công truyền thống ở địa phương mà em biết. 2. Tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương |
Khám phá: Tìm hiểu hương vị mạch nha. Nghề làm mạch nha truyền thống | ||||
4 |
Đội du kích Ba Tơ | 15 | HĐTN | CĐ: Tự lực thực hiện nhiệm vụ SHDC chào mừng ngày Quân đội Nhân Việt Nam | Khám phá: Tìm hiểu Đội du kích Ba Tơ | ||
21 | Âm nhạc | CĐ 5:Thiên nhiên tươi đẹp Nghe nhạc: không gian xanh | Khởi động: Xem video bài hát dưới tượng đài Ba Tơ. Thực hành: Tập hát bài Đội du kích Ba Tơ | ||||
22 | LS-ĐL | CĐ 4: Duyên Hải Miền Trung Bài 18: Cố đô Huế Khám phá: cách mạng tháng 8 năm 1945 ( Trang 79) | Khám phá: (Sau khi dạy xong nội dung cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Huế, Gv liên hệ đến đội du kích Ba Tơ, Một lực lượng nòng cốt ở Quảng Ngãi trong những ngày tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 | ||||
5 | Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa |
3 |
LS-ĐL | CĐ 1:Địa phương em: Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em. Khám phá:Văn hóa truyền thống( trang 16) | -Khởi động -Khám phá -Thực hành -Vận dụng ( Giới thiệu về lễ hội ở địa phương em) | ||
|
|
21 |
LS-ĐL | CĐ 4: Duyên hải Miền Trung -Bài 17: Một số nét văn hóa về vùng Duyên hải miền Trung | -Khởi động -Khám phá | ||
|
|
23 |
Tiếng Việt | -Bài 10: Cảm xúc Trường Sa/ học kì 2 -HĐ Đọc: phần Khởi động. Kể tên một số đảo, quần đảo ở đất nước ta hoặc giới thiệu những điều em biết về biển đảo( Sách TV4 tập 2 trang 44) | Khởi động: Quan sát hình ảnh và chia sẻ những thông tin mà em biết về Lễ Khao lề Thế lính Hoàng Sa( sách GDĐP trang 37 | ||
23 |
| -Phần luyện tập theo văn bản đọc 1. Dựa vào bài thơ, viết 2,3 câu về sự kiên cường của những người lính đảo( Sách TV 4 tập 2 trang 44) | Khám phá( trang 38,39) sự kiên cường của người lính Hải đội Hoàng Sa Vận dụng, thực hành:lồng ghép vào hoạt động nói. | ||||
6 |
Thủ tướng Phạm Văn Đồng |
3 |
LS-ĐL | CĐ1: Địa phương em - Bài 3; Lịch sử và văn hóa truyền thống ở địa phương em. - Khám phá: Tìm hiểu và kể chuyện về danh nhân (trang 17) | Khám phá: Thủ tướng Phạm Văn Đồng với quê hương Quảng Ngãi( trang 45-48) Vận dụng: - Dựa vào thông tin trong bài, hãy sưu tầm hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của Thủ tướng Phạm Văn Đồng để làm phim tài liệu về chủ đề: “Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong trái tim em” chia sẻ sản phẩm với thầy cô/cô giáo và các bạn. (Kể về một câu chuyện về một danh nhân ở địa phương) | ||
|
|
23 |
Tiếng Việt | Bài 10: Nói và nghe: Những tấm gương sáng (trang 46 – tập 2) | Khởi động: Bác rất thương chú Tô Khám phá:Thủ tướng Phạm Văn Đồng với quê hương Quảng Ngãi (trang 46-48) Thực hành a)Thủ tướng Phạm Văn Đồng có những phẩm chất đặc biệt nào? b)Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có công lao gì với quê hương Quảng Ngãi và với đất nước? | ||
26 | HĐTN | *CĐ: Kết nối cộng đồng. - Sinh hoạt lớp Nội dung: Uống nước nhớ nguồn, chia sẻ thông tin tìm hiểu được về gia đình thương binh, liệt sĩ hoặc gia đình có công với cách mạng ở địa phương. | Khám phá: Thủ tướng Phạm Văn Đồng với quê hương Quảng Ngãi. Vận dụng: -Em hãy sưu tầm hình ảnh, thông tin và viết một bài giới thiệu về khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng. -Dựa vào thông tin trong bài, hãy sưu tầm hình ảnh về cuộc đời và sự nghiệp của thủ tướng Phạm Văn Đồng để làm phim tài liệu về chủ đề: “Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong trái tim em” chia sẻ sản phẩm với thầy cô/cô giáo và các bạn. | ||||
31 | Tiếng Việt | Bài 24: Đọc mở rộng về lòng biết ơn | Khám phá: Khu lưu niệm Thủ tướng Phạm Văn Đồng Thực hành: c. Em có suy nghĩ và cảm nhận thế nào về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Thủ tướng Phạm Văn Đồng? |
Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4 - Mẫu 2
PHÒNG GD&ĐT …..
TRƯỜNG TIỂU HỌC……
KẾ HOẠCH TÍCH HỢP GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG LỚP 4
NĂM HỌC 2024-2025
Tuần | Bài GDĐP | Tên bài GDĐP | Môn tích hợp/ Tiết dạy | Bài tích hợp | Nội dung tích hợp | Mức độ tích hợp | Ghi chú |
2 | Chủ đề 1 | Thiên nhiên và con người tỉnh Phú Thọ | Lịch sử và Địa lí | Bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em (Tiết 1) | Tìm hiểu vị trí địa lí tỉnh Phú Thọ | Bộ phận | |
2 | Chủ đề 2 | Đầm Ao Châu | Lịch sử và Địa lí | Bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em (Tiết 2) | Tìm hiểu về đầm Ao Châu Tìm hiểu về Bát Nàn Đại tướng quân | Bộ phận | |
Chủ đề 3 | Bát Nàn Đại tướng quân | ||||||
Chủ đề 4 | Di sản hát Xoan ở Phú Thọ (Bài: Mó cá, Nhập tịch mời Vua) | Âm nhạc | Di sản hát Xoan ở Phú Thọ (Bài: Mó cá, Nhập tịch mời Vua) | Bộ phận | |||
6 | Chủ đề 5 | Tương Dục Mỹ | Lịch sử và Địa lí | Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (Tiết 3) | Tìm hiểu về Tương Dục Mỹ | Bộ phận | |
Chủ đề 6 | Một số lễ hội của đồng bào dân tộc ít người tỉnh Phú Thọ | Lịch sử và Địa lí | Bài 6: Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ(Tiết 2 ) | Tìm hiểu và giới thiệu về lễ hội truyền thống ở địa phương em | Bộ phận | ||
3 | Chủ đề 7 | Đình Đào Xá; Đền Tam Giang | Lịch sử và Địa lí | Bài 3: Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương em (Tiết 2). | Tìm hiểu Đình Đào Xá | Bộ phận | |
8 | Chủ đề 8 | Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng | Lịch sử và Địa lí | Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (Tiết 2) | Tìm hiểu di tích lịch sử quốc gia Đền Hùng | Bộ phận | |
17 | Chủ đề 9 | Chủ đề tự chọn | Lịch sử và Địa lí | Bài 14. Ôn tập | GDĐP: Tìm hiểu nước khoáng nóng Thanh Thủy |
Kế hoạch tích hợp Giáo dục địa phương lớp 4 - Mẫu 3
TUẦN | Chủ đề - bài học - Lớp
| Nội dung cần tích hợp | Phương thức tích hợp | Ghi chú |
Tuần 3-4 | Thiên nhiên và con người địa phương | ĐỊA PHƯƠNG EM: - Xác định được vị trí địa lí của địa phương trên bản đồ Việt Nam. - Mô tả được một số nét chính về tự nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu,...) của địa phương có sử dụng lược đồ hoặc bản đồ - Trình bày được một số hoạt động kinh tế ở địa phương. - Thể hiện được tình cảm với địa phương và sẵn sàng hành động bảo vệ môi trường xung quanh. | (Bộ phận ) Bài 2: Thiên nhiên và con người ở địa phương em | Lịch sử và địa lí |
Tuần 5-6 | Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương | - Mô tả được một số nét về văn hóa (ví dụ: nhà ở, phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, ẩm thực,...) của địa phương. - Lựa chọn và giới thiệu được ở mức độ đơn giản một món ăn, một loại trang phục hoặc một lễ hội tiêu biểu,... ở địa phương. - Kể lại được câu chuyện về một trong số các danh nhân ở địa phương. | (Bộ phận ) Bài 3: Lịch sử và văn hóa địa phương em | Lịch sử và địa lí |
Chủ đề 1: Tự nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp
Tuần | Chủ đề - Bài học
| Nội dung cần tích hợp | Phương thức tích hợp | Ghi chú | |||
1. Môn Lịch sử và Địa lí | |||||||
Tuần 2 | Chủ đề 1: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) – Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương (2 tiết) | Cả bài (GDĐP)
| Dạy 2 tiết | Toàn phần | |||
2. Môn Khoa học | |||||||
Tuần 7 | - Chủ đề 1: Chất – Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất | Chia sẻ với bạn và thầy cô giáo về: Những việc nên làm để bảo vệ môi trường nước, không khí và sức khoẻ con người. | - Tích hợp vào hoạt động vận dụng: Em tập làm nhà khoa học. | Bộ phận | |||
3. Môn Tiếng Việt | |||||||
Tuần 25 | Chủ đề: Việt Nam quê hương em – Bài 6: Một kì quan thế giới (TV4-T2) | Có hành động phù hợp để bảo vệ môi trường tỉnh Đồng Tháp | Tích hợp vào hoạt động luyện tập: Nói và nghe (Nói về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường – Trang 61) | Bộ phận | |||
4. Môn Hoạt động trải nghiệm | |||||||
Tuần 28 | - Chủ đề 8: Em và cuộc sống xanh (HĐGD theo chủ đề: Chơi trò chơi “Trồng cây”) | - Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Trồng cây” (Nêu ý nghĩa của trò chơi) | - Tích hợp vào hoạt động khởi động | Bộ phận
| |||
Chủ đề 2: Di tích chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung | |||||||
1. Môn Hoạt động trải nghiệm | |||||||
Tuần 15 | Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương (SHDC: Tham gia giao lưu tìm hiểu về truyền thống quê hương | - Hoạt động khám phá (sách GDĐP) | Thực hành: Chia sẻ những hiểu biết về di tích chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung | Bộ phận | |||
Tuần 29 | Chủ đề 8: Em và cuộc sống xanh (HĐGD theo chủ đề: Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. Báo cáo việc chăm sóc và bảo vệ cảnh quan thiên nhiên) | Giới thiệu về di tích chiến thắng Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung. Chia sẻ với bạn bè và người thân ý thức bảo tồn và giữ gìn di tích | Tích hợp vào hoạt động 4: Giới thiệu cảnh quan thiên nhiên ở địa phương; hoạt động 5: Báo cáo việc chăm sóc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên ở địa phương. | Bộ phận | |||
2. Môn Tiếng Việt | |||||||
Tuần 23 | Chủ đề: Việt Nam quê hương em – Bài 2: Độc đáo Tháp Chăm (TV4-T.2) | Hoạt động thực hành: Sắm vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về di tích Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung | Tích hợp vào hoạt động luyện tập: Nói và nghe (Giới thiệu một cảnh đẹp – Trang 45) | Liên hệ | |||
Tuần 31 | Chủ đề: Thế giới quanh ta – bài 8: Kì diệu Ma-rốc (TV4-T.2) | Hoạt động thực hành: Hãy kể tên một số điểm di tích nổi tiếng khác ở Đồng Tháp. Em sẽ làm gì để mọi người biết đến các địa điểm di tích này ở Đồng Tháp | Tích hợp vào hoạt động luyện tập: Luyện từ và câu (Mở rộng vốn từ Du lịch – Đặt 3, 4 câu giới thiệu về một địa điểm du lịch mà em biết – Trang 108). | Bộ phận | |||
3. Môn đạo đức | |||||||
Tuần 20 | Chủ đề: Bảo vệ của công – Bài 7: Em bảo vệ của công | Chia sẻ với bạn bè và người thân ý thức bảo tồn và giữ gìn di tích. | Tích hợp vào hoạt động vận dụng | Liên hệ | |||
|
Chủ đề 3: Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ Phạm Hữu Lầu | ||||||
1. Môn Lịch sử và Địa lí | |||||||
Tuần 3 | Chủ đề 1: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) – Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương (Tiết 1) | Hoạt động khởi động, khám phá (GDĐP) | Dạy hoạt động khám phá: Danh nhân ở địa phương em (1/2 tiết) | Toàn phần | |||
2. Môn Tiếng Việt | |||||||
Tuần 10
| Chủ đề: Những người tài trí – Bài 2: Mạc Đĩnh Chi (TV4-T.1) | Hoạt động khám phá: Tìm hiểu về Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ Phạm Hữu Lầu | Tích hợp vào hoạt động khám phá và luyện tập: Nói và nghe (Nói về một anh hùng hoặc một tài năng nhỏ tuổi – Trang 87) | Liên hệ | |||
Tuần 13 | Chủ đề: Những người tài trí – Bài 7: Chuyện cổ tích về loài người (TV4-T.1) | Hoạt động vận dụng: Viết thư cho bạn giới thiệu về những đóng góp của cố Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ Phạm Hữu Lầu đối với nước ta và quê hương Đồng Tháp | Tích hợp vào hoạt động luyện tập: Viết (Viết thư cho bạn bè – Trang 110) | Liên hệ | |||
Tuần 25 | Chủ đề: Việt Nam quê hương em – Bài 5: Hoa cúc áo; Bài 6: Một kì quan thế giới (TV4-T2) | Viết đoạn văn thể hiện cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về Bí thư Xứ uỷ Nam Bộ Phạm Hữu Lầu | Tích hợp vào hoạt động luyện tập: Viết (Luyện tập viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc – Trang 58, 62) | Liên hệ | |||
3. Môn Hoạt động trải nghiệm | |||||||
Tuần 15 | Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - SHDC: Tham gia giao lưu tìm hiểu về truyền thống quê hương - HĐGD theo chủ đề: Nhận diện về hoạt động đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương Xây dựng dự án đền ơn đáp nghĩa và giáo dục truyền thống quê hương ở địa phương. | - Hoạt động thực hành (GDĐP) - Hoạt động vận dụng: Học sinh chúng ta nên làm gì để thể hiện lòng biết ơn đối với các danh nhân hoặc anh hùng dân tộc | - Thực hành: Kể lại cuộc đời và thân thế của cố Bí thư Xứ uỷ Nam bộ Phạm Hữu Lầu. Trình bày những thành tựu của ông… - Tích hợp vào hoạt động 5, hoạt động 6 – Trang 41, 42 | Bộ phận Bộ phận | |||
Chủ đề 4: Bảo tàng Đồng Tháp | |||||||
1. Môn Tiếng Việt | |||||||
Tuần 12 | Chủ đề: Những người tài trí – Bài 6: Kì quan đê biển (TV4-T.1) | - Tìm hiểu về Bảo tàng Đồng Tháp. - Sắm vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với các bạn những hiểu biết của em về Bảo tàng Đồng Tháp. | - Tích hợp vào hoạt động khởi, hoạt động vận dụng (Trang 100, 102) | Bộ phận | |||
2. Môn Hoạt động trải nghiệm | |||||||
Tuần 13 | Chủ đề 4: Em yêu truyền thống quê hương - HĐGD theo chủ đề: Xác định các hành vi có văn hóa nơi công cộng. - SHL: Chia sẻ những hành vi có văn hoá ở nơi công cộng | - Tìm hiểu về nội quy tham quan Bảo tàng Đồng Tháp - Sử dụng các vật liệu có trong môi trường tự nhiên và cuộc sống hằng ngày (lá cây, que kem, giấy vụn,…) hình thành các bộ sưu tập về lá cây, chế tạo các vật dụng hữu ích từ rác thải tái sử dụng… để xây dựng bảo tàng cá nhân của em. | - Tích hợp vào hoạt động 1: Xác định các hành vi có văn hoá nơi công cộng – Trang 35) - Tích hợp vào hoạt động làm “Cây văn hoá” | Bộ phận Liên hệ | |||
3. Môn Đạo đức | |||||||
Tuần 20 | Chủ đề: Bảo vệ của công – Bài 7: Em bảo vệ của công | Chia sẻ với bạn bè và nhắc nhở mọi người giữ gìn và bảo vệ Bảo tàng Đồng Tháp | Tích hợp vào hoạt động vận dụng | Bộ phận | |||
Chủ đề 5: Lẩu cá linh bông điên điển | |||||||
1. Môn Lịch sử và Địa lí | |||||||
Tuần 3 | Chủ đề 1: Địa phương em (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) – Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương (Tiết 1) | Hoạt động khởi động: Quan sát hình, kể tên một số món ăn ngon ở Đồng Tháp mà em biết. Hoạt động khám phá: Tìm hiểu về lẩu cá linh bông điên điển. Tìm hiểu về cá linh ở Đồng Tháp. | Dạy hoạt động khởi động, khám phá: (1 tiết) | Toàn phần | |||
2. Môn Tiếng Việt | |||||||
Tuần 21 | Chủ đề: Cuộc sống mến yêu – Bài 6: Món ngon mùa nước nổi (TV4-T.2-Trang 29) | - Tìm hiểu về cá linh ở Đồng Tháp. Giới thiệu một số món ăn được chế biến từ cá linh hoặc bông điên điển mà em biết. Em thích nhất món ăn, nước chấm nào chế biến từ cá linh hoặc bông điên điển? Vì sao? - Kể tên một số món ăn ngon nổi tiếng khác ở Đồng Tháp hoặc nơi em ở. | Tích hợp vào hoạt động khởi động, khám phá, vận dụng | Bộ phận | |||
3. Môn Khoa học | |||||||
Tuần 25 | - Chủ đề: Con người và Sức khỏe – bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khoẻ mạnh (Trang 94) | Khám phá các món ngon ở Đồng Tháp. | - Tích hợp hoạt động khởi động | Bộ phận | |||
Chủ đề 6: Làng nghề làm bột Sa Đéc
| |||||||
1. Môn hoạt động trải nghiệm | |||||||
Tuần 32, 33, 34 | Chủ đề 9: Những người sống quanh em và nghề truyền thống quê hương - HĐGD theo chủ đề: Nhận diện về nghề truyền thống. Xây dựng phiếu thu thập thông tin về nghề truyền thống của địa phương. Trình bày kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương. Báo cáo kết quả trải nghiệm về nghề truyền thống ở địa phương. Triển lãm sản phẩm về nghề truyền thống ở địa phương. Thiết kế sản phẩm truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương. - SHL: Giao lưu với nghệ nhân làm nghề truyền thống ở địa phương. - SHL: Sưu tầm sản phẩm của nghề truyền thống ở địa phương. - SHL: Truyền thông về nghề truyền thống ở địa phương. | - Giới thiệu về các nghề truyền thống ở Đồng Tháp. - Tìm hiểu về làng nghề làm bột Sa Đéc và các sản phẩm từ làng nghề làm bột - Giới thiệu về làng nghề làm bột Sa Đéc.
| - Tích hợp toàn bộ các hoạt động. | - Hoạt động 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Các tiết SHL tuần 32, 33, 34 (Trang 86-92) | |||
2. Môn Tiếng Việt | |||||||
Tuần 23 | Chủ đề: Việt Nam quê hương em – Bài 1: Sự tích bánh chưng, bánh giầy (TV4-T.2) | - Kể tên các món ăn có sử dụng bột mà em đã từng thưởng thức. Chia sẻ cảm nhận của em về các món ăn đó. | - Tích hợp vào hoạt động khởi động, vận dụng (Trang 41, 43) | Bộ phận | |||
Tuần 32 | Chủ đề: Vòng tay thân ái – Bài 2: Vòng tay bạn bè | - Chia sẻ tình cảm, cảm xúc khi tham quan làng nghề làm bột Sa Đéc | - Tích hợp vào hoạt động khởi động (Trang 115) | Bộ phận |