Hướng dẫn quy trình xử lý tình huống sư phạm Các bước xử lý tình huống sư phạm chuẩn nhất
Kỹ năng xử lý tình huống sư phạm là gì? Xử lý tình huống sư phạm thế nào để đảm bảo hợp lý, hợp tình, không ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh là những điều giáo viên mầm non cần rèn luyện, học tập.
Quy trình xử lý tình huống sư phạm
Sau đây để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập, Eballsviet.com xin giới thiệu Quy trình xử lý tình huống sư phạm để bạn đọc cùng tham khảo. Đây là tài liệu cực kì hữu ích, là kỹ năng quan trọng mà giáo viên cần có để xử lý kịp thời những vấn đề xảy ra trong lớp và mối quan hệ giữa các thành viên. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
1. Tình huống sư phạm là gì
Tình huống là những sự kiện, sự việc và hoàn cảnh có vấn đề phát sinh trong hoạt động và quan hệ giữa con người với tự nhiên, xã hội, giữa các cá nhân với nhau buộc người ta phải giải quyết, ứng xử kịp thời để không xảy ra mâu thuẫn hoặc hậu quả xấu
Tình huống sư phạm tiểu học là tính tình huống có mâu thuẫn xảy ra trong hoạt động sư phạm của giáo viên. Mâu thuẫn đó có thể là:
- Yêu cầu giáo dục đối với trình độ phát triển hiện tại của học sinh chưa phù hợp
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của học sinh với điều kiện sống và giáo dục
- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của học sinh với khả năng sư phạm của nhà giáo dục
- Giữa yêu cầu phát triển của học sinh với khả năng và trình độ đạt được của chính học sinh
2. Nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm Tiểu học
- Tìm hiểu kỹ về từng học sinh: hoàn cảnh gia đình, đặc điểm tâm lý, tính cách, sở thích, thói quen…để có biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng
- Luôn bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm hiểu thấu đáo nguyên nhân từ đó có cách xử lý tình huống thông minh, hợp tình hợp lý
- Luôn tôn trọng học sinh ngay cả khi học sinh đó vi phạm. Giáo viên nên tự kiềm chế để không bao giờ được phép xúc phạm hoặc sử dụng vũ lực đối với học sinh
- Luôn đặt mình vào vị trí của học sinh và hoàn cảnh của các em để có sự đồng cảm và chân thành
- Biết khích lệ và biểu dương các em kịp thời vì đây là động lực để các em cố gắng phát huy những mặt tốt
- Luôn thể hiện niềm tin vào sự hướng thiện của các em
- Góp ý với học sinh về những thiếu sót với thái độ chân thành và giàu lòng yêu thương
3. Quy trình các bước xử lý tình huống sư phạm Tiểu học
Quy trình xử lý tình huống sư phạm tiểu học gồm 4 bước
Bước 1: Xác định vấn đề
Thực chất bước này là nhà sư phạm cần nhận thức rõ mâu thuẫn chứa đựng trong tình huống sư phạm, ý thức được giải quyết vấn đề gì trong tình huống đó, giải quyết theo hướng nào
Bước 2: Thu thập thông tin
Xem xét các thông tin và dữ kiện có sẵn, thu thập thêm dữ liệu mới qua khảo sát
Sắp xếp và phân tích dữ liệu
Bước 3: Nêu các giả thiết
Đây là bước đề ra những giả thiết dựa trên cơ sở vấn đề cần giải quyết đã được ý thức rõ ràng và biểu đạt bằng ngôn ngữ. Bước này óc tưởng tượng sư phạm và khả năng linh hoạt của trí tuệ được phát huy, nhà sư phạm có thể hình dung ra tất cả các cách giải quyết có thể có, kể cả các cách giải quyết được coi là thiếu tính sư phạm
Bước 4: Lựa chọn giải pháp
Tìm kiếm các mối quan hệ có liên quan trong tình huống, tìm điểm giống và khác nhau giữa các giải pháp và lựa chọn giải pháp tốt nhất
4. Quy trình các bước xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục mầm non
1. Nhận diện tình huống.
2. Phân tích tình huống.
2.1 Tìm hiểu nguyên nhân.
2.2. Xác định nhiệm vụ.
2.3 Lựa chọn giải pháp tối ưu.
3. Giải quyết tình huống.
Tình huống sư phạm trong hoạt động giáo dục mầm non là những tình huống có vấn đề nảy sinh trong quá trinh giáo viên chăm sóc giáo dục trẻ. Đứng trước những tình huống sư phạm này đòi hỏi người giáo viên phải xác định được tình huống thuộc loại gì (Tình huống với trẻ, tình huống với đồng nghiệp hay với cha mẹ trẻ. tình huống với cộng đồng, tình huống đặc biệt hay bình thường.....Qua đó biết cách phân tích tình huống, tìm kiếm cách thức giải quyết một cách hiệu quả.
Để có thể giải quyết tốt các tình huống sư phạm đòi hỏi giao viên mầm non phải luôn giữ được bình tình và cần huy động toàn bộ tri thức và kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của bản thân. Hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn và phát triển nhân cách cho trẻ.
5. Các nguyên tắc xử lý tình huống sư phạm mầm non
1. Nguyên tắc đảm bảo tính mô phạm: Khi ứng sử với trẻ ngôn ngữ phải chuẩn mực, đễ hiểu, thể hiện sự yêu thương, tạo cảm giác an toàn, tin tưởng cho trẻ.
2. Nguyên tắc tôn trọng nhân cách đối tượng: Cần lắng nghe,tiếp nhận thông tin với thái độ cầu thị, nghiêm túc, tôn trọng sự khác biệt, ghi nhận để thể hiện sự tôn trọng.Nếu nguyên tắc này không được thực hiện sẽ dẫn tới phản tác dụng giáo dục, dẫn tới bất lợi cho giáo viên.
3. Nguyên tắc đồng cảm, tin tưởng đối tượng: Nguyên tắc này có tác dụng làm giảm đi sự căng thẳng của các bên, đặc biệt là với trẻ mầm non. Giáo viên phải luôn luôn thống cảm chia sẻ và nâng đỡ đối với các hạn chế của trẻ, có thai độ nhẹ nhàng, tin tưởng và ghi nhận sự tiến bộ của trẻ.
4. Nguyên tắc thiện chí, đảm bảo tính kịp thời.
Mời các bạn tải tài liệu để xem nội dung chi tiết