Hoạt động trải nghiệm 8: Phòng, tránh bắt nạt học đường Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Cánh diều trang 12, 13, 14, 15
Giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 8: Phòng, tránh bắt nạt học đường hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 Cánh diều trang 12, 13, 14, 15.
Qua đó, các em sẽ tìm hiểu những dấu hiệu bắt nạt học đường, nắm được một số kỹ năng cần thiết để phòng trách bắt nạt học đường, cùng nhau xây dựng môi trường học an toàn, vui vẻ, thân thiện. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 3 Chủ đề 1: Môi trường học đường. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8: Phòng, tránh bắt nạt học đường
1. Dấu hiệu bắt nạt học đường
- Chỉ ra những dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống sau:
Tình huống:
M là một người trầm tính, nhút nhát. Một số bạn trong nước không ưa M, luôn tỏ ra khó chịu , nói xấu, tẩy chay và không cho M cùng tham gia các hoạt động nhóm. M đã rất buồn vì cảm thấy bị cô lập.
- Chia sẻ những hiểu biết của em về biểu hiện và hậu quả của các hình thức bắt nạt học đường.
Trả lời:
- Dấu hiệu bắt nạt học đường trong tình huống:
- Tỏ ra khó chịu, nói xấu, tẩy chay
- Không cho M tham gia các hoạt động nhóm.
- Một số biểu hiện bắt nạt học đường: chửi bới, đánh đập, trấn lột tiền,..
Hậu quả: khiến nạn nhân bị sợ hãi, lo lắng, đau đớn về thể chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập.
2. Cách phòng, tránh bắt nạt học đường
Thảo luận về những cách cần thiết để phòng, tránh bắt nạt học đường.
Để tránh trở thành nạn nhân của bắt nạt học đường cần:
- Nhận diện được tình huống có nguy cơ bắt nạt học đường
- Chia sẻ với người tin tưởng khi có nguy cơ bị bắt nạt học đường
- Không nên đi đến chỗ vắng một mình,..
3. Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường
Câu 1: Đóng vai xử lí một số tình huống bắt nạt học đường
Trả lời:
* Tình huống 1: Một nhóm bạn trêu một bạn nữ thấp bé “Ê! Nấm lùn đi đâu vội thế?”
Giải quyết:
- Bạn nữ bị trêu: Không nên tự ti về ngoại hình của mình
- Trước mắt, nói với nhóm bạn rằng: “Tớ là cây nấm đẹp nhất với gia đình mình và tớ tự tin về điều ấy”
- Lâu dài, cố gắng hoàn thiện và khẳng định năng lực của mình vì tri thức và nhân cách mới là giá trị bền vững nhất
- Nhóm bạn: Đặc điểm cá nhân của bạn bè có thể vui vẻ trêu đùa nhưng cần nhận thức rõ không nên vượt quá giới hạn khiến bạn bè bị tổn thương và cần nhận ra rằng bản thân không phải là hoàn hảo, sẽ ra sao nếu bản thân cũng bị bắt nạt như vậy.
* Tình huống 2: Một bạn nam bị bạn bè tấn công bằng những ngôn từ xấu xa trên mạng xã hội
- Bạn nam
- Nhận thức được mạng xã hội là con dao hai lưỡi, vì vậy cần cẩn thận trong các hoạt động trong môi trường ảo và các phát ngôn hạn chế gây tranh cãi.
- Hình thành tinh thần vững, bình tĩnh để có thể đối diện với các tấn công trên mạng xã hội cũng như đời thực
* Tình huống 3: Hai bạn nữ bỏ đi và nói “Thôi chúng mình về lớp đi, có ngừoi đến làm ở đây mất vui” khi một bạn nữ có đến và ngỏ ý chào
- Bạn nữ bị xa lánh
- Giữ sự thân thiện và ôn hoà
- Chủ động tham gia các hoạt động tập thể và giúp đỡ bạn bè trong khả năng để rút ngắn khoảng cách
- Tìm cách nói chuyện và giải quyết tận gốc vấn đề vì sao các bạn khó chịu khi gặp mình
* Tình huống 4: Một nhóm bạn nam đang đòi lục cặp của một bạn nam khác, đồng thời có một bạn nam đang chứng kiến sự việc xảy ra
- Trước hết, nên gọi người hỗ trợ vì nhóm đông người nếu không may sẽ xảy ra xô xát không đáng có
- Nói cho các bạn thực hiện hành vi bắt nạt học đường rằng đây là hành vi xấu, có thể dẫn đến những tình huống xấu không lường trước được, vì vậy đối với đồ cá nhân của người khác không nên tự ý lục lọi.
Câu 2: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em sau khi xử lí tình huống.
Trả lời:
- Khi đóng vai người bắt nạt
- Tình huống 1: Đối diện với sự trêu đùa của bạn bè trước hết là sự xấu hổ nhưng nếu không vững vàng sẽ rất dễ tự ti và bị cô lập, vì vậy cần biết được ưu điểm và hạn chế của mình ở đâu để phát huy cũng như khắc phục để tự tin hơn.
- Tình huống 2: Bạn nam bị tấn công trên mạng xã hội, trước hết là sự sợ hãi khi bị xúc phạm bằng những ngôn từ xấu xa, sau đó là sự sợ hãi nếu không giải quyết không kịp thời và dứt điểm dễ gây ra hệ luỵ nghiêm trọng.
- Tình huống 3: Bạn nữ sẽ cảm thấy buồn và lạc lõng nếu vị xa lánh mà không biết lí do vì sao,…
- Khi đóng vai người bị bắt nạt
- Nhìn chung là sự trêu đùa mang tính nổi loạn của độ tuổi muốn khẳng định cái tôi cá nhân với bạn bè
- Tuy nhiên đôi khi có thể chỉ là sự trêu đùa không chủ đích xấu
- Khi đóng vai người chứng kiến vụ bắt nạt
- Bối rối khi không biết nên xử lí sao cho hợp lí
- Sợ bản thân bị cuốn vào chuyện không tốt
- Lo lắng bạn bị bắt nạt,…
4. Cùng xây dựng trường học an toàn
Tổ chức phiên họp bàn tròn với chủ đề Vì một trường học an toàn.
Gợi ý đóng vai các thành phần tham dự phiên họp:
- Đại diện Ban giám hiệu nhà trường
- Đại diện phụ huynh học sinh
- Đại diện chính quyền địa phương
- Đại diện các em học sinh
Cùng cam kết hành động để xây dựng trường học an toàn.
Trả lời:
Cùng góp phần xây dựng trường học an toàn nhằm đảm bảo học sinh được học tập, hoạt động trong môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, lành mạnh, bình đẳng góp phần phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.