Hoạt động trải nghiệm 11: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi Trải nghiệm hướng nghiệp 11 Chân trời sáng tạo trang 13, 14, 15, 16,.. 21

Giải Hoạt động trải nghiệm 11 Chủ đề 2 Tự tin và thích ứng với sự thay đổi hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp các em học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi trong SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11 Chân trời sáng tạo trang 13→21.

Qua bài học này các em biết cách chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em, chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Chủ đề 2 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài soạn Hoạt động trải nghiệm lớp 11: Tự tin và thích ứng với sự thay đổi mời các bạn cùng theo dõi.

Nhiệm vụ 1. Khám phá những đặc điểm tạo nên sự tự tin

Câu hỏi 1. Chỉ ra những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân

Trả lời

Những nét riêng tạo nên sự tự tin của mỗi cá nhân:

+ Khuôn mặt và các bộ phận trên khuôn mặt.

+ Giọng nói

+ Tính cách…

Câu hỏi 2. Giải thích nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người

Trả lời

Nguyên nhân của sự tự tin ở mỗi người:

+ Những giá trị cá nhân mang lại

+ Phẩm chất của cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội

+ Vẻ đẹp ngoại hình.

Câu hỏi 3. Chia sẻ những nét riêng tạo nên sự tự tin của em

Trả lời

Hướng dẫn:

- Tự tin với tài tranh biện của bản thân.

- Tự tin với tích cách năng động, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động tập thể.

Nhiệm vụ 2. Thể hiện sự tự tin của bản thân

Câu hỏi 1. Thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân theo các cách khác nhau

Trả lời

- Cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản thân là:

+ Luôn nhìn trực diện vào mắt của người nói chuyện với mình.

+ Luôn can đảm, sẵn sàng thử sức với những điều mới để khám phá bản thân.

+ Thiết lập kế hoạch với những mục tiêu có tính nghiêm túc để thực hiện và phát huy những điểm riêng tích cực của bản thân.

+ …

Câu hỏi 2. Thảo luận về những việc làm giúp M trở nên tự tin

M thiếu tự tin vì cho rằng mình không có gì đặc biệt cả về hình thức lẫn năng lực. Sau khi được thầy cô, gia đình và bạn bè động viên, chỉ dẫn, M tích cực tham gia nhiều hoạt động khác nhau. M nhận ra mình biết cách làm cho các bạn vui vẻ và có khả năng giải quyết mâu thuẫn giữa các bạn. Thêm vào đó, M cố gắng tập trung học tập hơn và đã đạt được những tiến bộ. M thấy mình trở nên có giá trị và tự tin hơn. M bắt đầu đặt ra những mục tiêu cao hơn cho giai đoạn tiếp theo. M tin mình sẽ thực hiện được mục tiêu đó.

Trả lời

- Để giúp M trở nên tự tin chúng ta cần:

+ Liệt kê những việc mà M cảm thấy tự tin.

+ Giúp M thể hiện khả năng và điểm mạnh của mình.

+ Giải thích và chỉ ra lí do tại sao M thiếu tự tin.

+ …

Câu hỏi 3. Trao đổi về cách em rèn luyện để trở nên tự tin

Trả lời

Gợi ý 1

- Để rèn luyện tự tin bản thân nên:

+ Thử sức với những điều mới mẻ.

+ Xây dựng mục tiêu mới và nghiêm túc thực hiện để phát huy điểm mạnh của bản thân.

+ …

Gợi ý 2

Tự tin nghĩa là có nhận thức lành mạnh, đúng đắn về hình tượng của bản thân và giá trị mà bản thân mang đến tới mọi người và cộng đồng. Những người có sự tự tin thường không gặp khó khăn với các mối quan hệ xã hội, không sợ nói trước đám đông và có tư duy tích cực về chính bản thân họ.

Để trở nên tự tin vào bản thân cũng chính là biết tin tưởng và tự hào về điểm mạnh, đồng thời chấp nhận và có ý thức cải thiện điểm yếu của mình.

  • Chấp nhận lời khen.
  • Chỉnh sửa ngôn ngữ cơ thể
  • Tự khích lệ bản thân.
  • Học cách chấp nhận lời chỉ trích.
  • Đừng quá quan tâm người khác nghĩ gì
  • Luôn tò mò, học hỏi.
  • Không quên đánh dấu những thành tựu của mình.
  • Ngừng so sánh bản thân với người khác.

Câu hỏi 4. Chia sẻ cảm xúc của em khi thấy mình tự tin

Trả lời

- Khi tự tin bản thân sẽ cảm thấy vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết với công việc.

- Luôn có năng lượng tích cực trong cuộc sống.

Nhiệm vụ 3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Câu hỏi 1. Thảo luận cách nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Trả lời

- Luôn thử sức với những điều mới mẻ để phát hiện ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

- Lắng nghe nhận xét của mọi người để tiếp thu và khắc phục.

Câu hỏi 2. Phân tích tình huống

Tình huống 1: Các bạn trong lớp nói T là người mạnh mẽ, khá quyết liệt. Trong nhiều cuộc họp, T thường thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của một số bạn trong lớp để mong các bạn đó tiến bộ. Nếu bạn nào có ý kiến thắc mắc thì T sẵn sàng đưa ra các minh chứng rất rõ ràng làm cho các bạn không thể phản ứng lại.

Tình huống 2: Trong lớp học, X được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có tranh luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng X cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn.

Trả lời

- Tình huống 1:

+ Điểm mạnh: T là người mạnh mẽ, quyết liệt.

+ Điểm yếu: T quá thẳng thắn.

+ Cách điều chỉnh: T nên tế nhị hơn khi chỉ ra và góp ý các nhược điểm của các bạn trong lớp.

- Tình huống 2:

+ Điểm mạnh: X là người khéo léo, dịu dàng.

+ Điểm yếu: X không muốn làm mất lòng ai

+ Cách điều chỉnh: Khi hoạt động tập thể X nên đưa ra ý kiến, chỉ rõ đúng sai để bài tập nhóm được tốt nhất.

Câu hỏi 3. Chia sẻ điểm mạnh, điểm yếu và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của em

Trả lời

- Điểm mạnh:

+ Luôn năng nổ, nhiệt tình.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.

+ …

- Điểm yếu:

+ Quá thẳng thắn.

Nhiệm vụ 4. Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Câu hỏi 1. Xác định những điều có thể thay đổi ở bản thân và những thuận lợi, khó khăn khi thay đổi những điều đó

Trả lời

- Sự thay đổi bản thân: Thay đổi về năng lực thực hiện mục tiêu mới.

- Thuận lợi và khó khăn khi thay đổi:

+ Thuận lợi: Có năng lực đáp ứng những nhiệm vụ mới và thích nghi tốt với môi trường cũng như áp lực khi đặt mục tiêu mới.

+ Khó khăn: Chưa kịp chuẩn bị một số kĩ năng để điều chỉnh bản thân nên khó thích ứng.

Câu hỏi 2. Giải thích tại sao mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi

Trả lời

- Mỗi cá nhân cần phải thích ứng với sự thay đổi vì:

+ Sự thay đổi là quy luật tất yếu của cuộc sống

+ Việc thích ứng với sự thay đổi giúp cho bản thân dễ dàng học tập và phát triển hơn.

Câu hỏi 3. Thảo luận cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

Trả lời

- Cách điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi là:

+ Chuẩn bị tâm thế trước sự thay đổi.

+ Thay đổi cách suy nghĩ luôn theo hướng tích cực.

+ Kiểm soát cảm xúc để ứng xử hợp lí với sự thay đổi.

Câu hỏi 4. Kể lại tình huống mà em đã điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi đó

Trả lời

- Tình huống em đã điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi đó: Ngày hôm ấy gia đình em chuyển nhà mới, em đã rất buồn bã khi phải rời xa chỗ ở cũ, bạn bè, trường học.

= > Sau đó em đã tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân, cố gắng thích ứng với môi trường mới, tiếp xúc và làm quen với những người bạn mới.

= > Sau dần em đã thích ứng được với cuộc sống mới sau khi chuyển nhà.

Câu hỏi 5. Chia sẻ cảm xúc của em khi thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống

Trả lời

- Cảm xúc của em khi thích ứng được với sự thay đổi trong cuộc sống là: cảm thấy rất vui vè và có cảm giác thành tựu…

Nhiệm vụ 5. Thực hành điều chỉnh bản thân

Câu hỏi 1. Đóng vai các nhân vật điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi trong các tình huống

Tình huống 1: Gia đình A đang sống rất hạnh phúc, A được bố mẹ quan tâm, chiều chuộng. Hằng ngày, A thường thấy gương mặt vui về của bố sau mỗi buổi đi làm về và nghe bố kể về những thành công trong công việc ở nhà máy. Bỗng dưng tai hoạ ập đến, bố A vĩnh viễn mất đi sức lao động sau một tai nạn giao thông. Nếu là A, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Từ nhỏ T thường học ở trường gần nhà. Năm nay, gia đình T chuyển đến nơi ở mới và T cũng phải chuyển trường. Nếu là T, em cần làm gì để có thể thích ứng tốt với sự thay đổi?

Trả lời 

Tình huống 1: Nếu là A, em sẽ cố gắng điều chỉnh cảm xúc của bản thân, nỗ lực học tập và làm việc để giúp đỡ và làm chỗ dựa cho mẹ.

- Tình huống 2: Nếu là T, em sẽ tìm hiểu về trường mới và các bạn, sau đó tiếp xúc và làm quen với các bạn để môi trường học tập mới vui vẻ và sôi nổi hơn.

Câu hỏi 2. Nhận xét các phương án điều chỉnh bản thân của các bạn và rút ra bài học cho bản thân

Trả lời

- HS nhìn nhận các phương án điều chỉnh cảm xúc của bản thân, từ đó đưa ra các bài học kinh nghiệm và áp dụng cho lần sau.

Nhiệm vụ 6. Thực hiện một số biện pháp quản lí cảm xúc

Câu hỏi 1. Thực hiện một số biện pháp để quản lí cảm xúc

Câu hỏi 2. Thực hành ứng xử của em trong các tình huống dưới đây

Tình huống 1: Trong lớp có ba bạn chơi thân với nhau, bạn nữ tên H và hai bạn nam tên M và Q. Gần đây, H thể hiện thân thiện với M hơn. Q cảm thấy chạnh lòng và không biết nên phải làm gì và thể hiện thế nào cho phù hợp. Nếu là Q em nên làm gì?

Tình huống 2: Đi học về muộn, bố hỏi K: Hôm nay con lại đi chơi đâu mà về muộn thế? Nghe thấy vậy, K bức xúc nói: Tại sao bố mẹ lúc nào cũng nghĩ con đi chơi là sao, con còn bao nhiêu việc khác chứ K vùng vàng bỏ vào phòng, đóng sập cửa lại. Nếu là K, em nên làm gì?

Tình huống 3: T nhận được tin đạt giải cao trong kì thi học sinh giỏi của trường. Vừa về đến nhà, T gọi to: Bố mẹ ơi, con đạt được ước mơ rồi. Đúng lúc đó, bố mẹ đang mắng em trai về việc chính mảng trong học tập. Bố mẹ chúc mừng T và nêu gương luôn cho em trai. Cảm xúc của T trùng xuống. T nên ứng xử thế nào trong trường hợp này? T nên trao đổi với bố mẹ về cách ứng xử như thế nào với em trai để em không bị khó xử.

Gợi ý đáp án 

Tình huống 1: Nếu là Q, em nên trò chuyện với H để hiểu rõ hơn về tình bạn giữa cô ấy và M. Em có thể thể hiện sự quan tâm đến H và thảo luận cùng cô ấy về tình bạn của họ. Đồng thời, em cũng có thể tìm cách thể hiện sự quan tâm đến M và tạo mối quan hệ tốt đẹp với cả hai bạn bằng cách tặng quà, tổ chức một buổi đi chơi hay mời cả hai bạn đến nhà để ăn tối.

Tình huống 2: Nếu là K, em nên bình tĩnh và lắng nghe ý kiến của bố. Sau đó, em có thể giải thích rõ ràng cho bố hiểu lý do vì sao em về muộn và cũng nên xin lỗi vì đã làm bố lo lắng. Em có thể thể hiện sự trách nhiệm và cam kết sẽ không để bố mẹ lo lắng về mình nữa.

Tình huống 3: Nếu là T, em nên bày tỏ niềm vui và tình cảm của mình với bố mẹ, nhưng đồng thời em cũng nên cho thấy em đang quan tâm đến em trai bằng cách nói chuyện và tìm cách giúp đỡ em trai trong việc học tập. Nếu bố mẹ đang mắng em trai vì lý do học tập, em có thể trao đổi với bố mẹ về cách thức động viên và giúp đỡ em trai một cách tích cực, thay vì chỉ trích hay phản đối bố mẹ.

Câu hỏi 3. Chia sẻ những tình huống giao tiếp mà em đã kiểm soát cảm xúc để ứng xử phù hợp

Nhiệm vụ 7. Rèn luyện để tự tin thích ứng với sự thay đổi trong cuộc sống

Câu hỏi 1. Thực hiện rèn luyện những cách đã đưa ra để tự tin thích ứng với sự thay đổi

Câu hỏi 2. Chia sẻ kết quả rèn luyện

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm