Kinh tế và pháp luật 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo Sách Cánh diều
Giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại tố cáo Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần luyện tập và vận dụng trang 103→110.
Giải GDKT&PL 11 Bài 15 Cánh diều giúp các bạn học sinh lớp 11 hiểu được kiến thức về quy định của pháp luật quyền và nghĩa vụ của công dân của công dân về khiếu nại. Đồng thời có thêm tài liệu gợi ý, so sánh với kết quả mình đã làm, rèn luyện củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức.
Giải GDKT&PL 11 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo
Luyện tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 15
Câu hỏi 1
Trong các trường hợp dưới đây, chủ thể nào thực hiện đúng, chủ thể nào thực hiện chưa đúng quyền khiếu nại, tố cáo? Vì sao?
a. Bà T gửi đơn đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã khiếu nại về quyết định xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã N đối với bà T.
b. Bạn M báo cáo nhà trường về hành vi gian lận trong thi cử của bạn cùng lớp
c. Ông V vận động người dân tổ dân phố nơi ông sinh sống không bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ người khác lôi kéo....
d. Anh A cố tình vu khống, tố cáo cơ quan nơi chỉ I, công tác những điều không đúng sự thật...
Gợi ý đáp án
- Chủ thể nào thực hiện đúng: a, b, c
- Chủ thể nào thực hiện chưa đúng: d.
Vì công dân tố cáo khiếu nại phải chịu trách nhiệm pháp luật về nội dung tố cáo, hợp tác với người giải quyết tố cáo khi có yêu cầu nên chúng ta cần khai báo trung thực về thông tin với cơ quan chức năng, người có thẩm quyền.
Câu hỏi 2
Em hãy nêu những hành vi được làm và những hành vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo trong các câu dưới đây:
a. Cố tình khiếu nại, tố cáo sai sự thật.
b. Người khiếu nại quyết định rút khiếu nại.
c. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc,....
d. Cường ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật.
Gợi ý đáp án
- Những hành vi được làm: b,
- Những hành vi phạm quyền khiếu nại, tố cáo: a, c, d.
Câu hỏi 3
Em hãy nhận xét sự giống nhau và khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo?
Gợi ý đáp án
* Giống nhau:
- Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp
- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
- Là phương tiện công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
* Khác nhau:
- Đối tượng:
+Đối tượng của khiếu nại là các quyết định hành chính, hành vi hành chính.
+ Đối tượng của tố cáo là hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Cơ sở:
+ Cơ sở của khiếu nại là quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại khi bị xâm phạm.
+ Cơ sở của tố cáo là tất cả các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
- Mục đích:
+ Mục đích của khiếu nại là để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại.
+ Mục đích của tố cáo là nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Câu hỏi 4
Em hãy xử lí tình huống sau:
a. Em hãy nhận xét về hành vi khiếu nại của ông A. Theo quy định về quyền khiếu nại thì ông A có quyền khởi kiện hành chính tại Tòa án đối với quyền định xử phạt.....
b. Em hãy nhận xét về hành vi của anh K. Theo quy định pháp luật về quyền tố cáo, doanh nghiệp của ông B sẽ thực hiện quyền như thế nào?
Gợi ý đáp án
a. Hành vi khiếu nại của ông A là sai vì ông đã không xin phép xây dựng nên bị pháp là đúng.
Ông A có khiếu nại vì đó là quyền của công dân khiếu nại, tố cáo đối với các chủ thể khác.
b. Hành vi của anh K đã không hoàn thành trách nhiệm công việc của bản thân nên theo luật pháp về quyền tố cáo doanh nghiệp thì ông B có quyền tố cáo.
Vận dụng Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 Bài 15
Câu hỏi: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch và thiết kế sản phẩm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân về khiếu nại, tố cáo và trình bày sản phẩm trước lu
Gợi ý đáp án
Tìm đọc các sách để hiểu và nghiên cứu về các quyền và nghĩa vụ của công dân về khiếu nại, tố cáo
Sau đó lên kế hoạch tổ chức sản phẩm về khiếu nại đất đái
Tình huống như sau: Anh Nguyễn Thành biết được hành vi vi phạm trong khi thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tư pháp xã M, anh muốn thực hiện tố cáo hành vi vi phạm này . Anh Thành muốn biết nếu anh thực hiện tố cáo thì họ tên, địa chỉ của anh có bị tiết lộ không?
Giải quyết tình huống:
Điều 8 Luật Tố cáo năm 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong tố cáo và giải quyết tố cáo bao gồm:
- Cản trở, gây khó khăn, phiền hà cho người tố cáo.
- Thiếu trách nhiệm, phân biệt đối xử trong việc giải quyết tố cáo.
- Tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
- Làm mất, làm sai lệch hồ sơ, tài liệu vụ việc tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo.
- Không giải quyết hoặc cố ý giải quyết tố cáo trái pháp luật; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc giải quyết tố cáo để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây phiền hà cho người tố cáo, người bị tố cáo.
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm bảo vệ người tố cáo.
- Can thiệp trái pháp luật, cản trở việc giải quyết tố cáo.
- Đe dọa, mua chuộc, trả thù, trù dập, xúc phạm người tố cáo.
- Bao che người bị tố cáo.
- Cố ý tố cáo sai sự thật; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo.
- Mua chuộc, hối lộ, đe dọa, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
- Lợi dụng quyền tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; gây rối an ninh, trật tự công cộng; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
- Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì không được tiết lộ họ tên, địa chỉ và các thông tin khác làm lộ danh tính của anh Thành.
Quy định quyền và nghĩa vụ người tố cáo