Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2) KHBD GDCD lớp 9
Giáo án GDCD 9 Kết nối tri thức - Học kì 2 là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án cho riêng mình.
Giáo án Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức kì 2 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án GDCD 9 Kết nối tri thức học kì 2 mời các bạn tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân phối chương trình GDCD 9 Kết nối tri thức.
Giáo án GDCD 9 Bài 6: Quản lí thời gian hiệu quả
BÀI 6. QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức
- Hiểu được thế nào là quản lí thời gian hiệu quả.
- Nhận biết được sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.
- Nêu được cách quản lí thời gian hiệu quả.
2. Năng lực
- Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về quản lí thời gian hiệu quả.
- Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo ở những tình huống liên quan đến việc quản lí thời gian hiệu quả
- Năng lực phát triển bản thân: Tự nhận thức được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quản lí thời gian hiệu quả
- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được một số hiện tượng, vấn đề của đời sống xã hội về quản lí thời gian hiệu quả; Bước đầu biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu một số hiện tượng, tình huống về quản lí thời gian cá nhân
- Năng lực điều chỉnh hành vi và phát triển bản thân: Nhận thức được những ưu tiên trong cuộc sống, những việc cần làm và những việc muốn làm để có thể sắp xếp thời gian và công việc một cách hợp lí. Thiết lập được thời gian biểu phù hợp để thực hiện được các mục tiêu cá nhân.
3. Phẩm chất
- Có trách nhiệm trong việc quản lí thời gian để đạt hiệu quả trong học tập, công việc và cuộc sống.
- Chăm chỉ, luôn vươn lên để đạt kết quả tốt trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi
- Có trách nhiệm trong việc xác định quản lí thời gian cá nhân
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Công dân 9;
- Tranh/ảnh, clip, câu chuyện, trò chơi, ví dụ thực tế,... liên quan tới bài học;
- Trích một số điều luật liên quan nội dung bài học;
- Máy tính, máy chiếu projector, bài giảng PowerPoint,....
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động: Mở đầu
a) Mục tiêu. HS có hiểu biết ban đầu về bài học mới. Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập của HS và kết nối với bài học mới.
b) Nội dung. GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện yêu cầu sau:
Em hãy chia sẻ những điều mình cảm thấy hài lòng và chưa hài lòng trong việc phân bổ và quản lí thời gian hằng ngày của bản thân.
c) Sản phẩm. Học sinh bước đầu biết và chỉ ra được những biểu hiện của việc sắp xếp và phân bổ thời gian một cách phù hợp với lứa tuổi
- Những điều em cảm thấy hài lòng:
+ Sắp xếp các công việc hợp lí, khoa học.
+ Biết sử dụng một số công cụ hỗ trợ việc quản lí thời gian, như: Trello; Google keep,…
- Những điều em cảm thấy chưa hài lòng:
+ Đôi khi thiếu linh động trong việc xử lí các công việc phát sinh ngoài kế hoạch.
+ Trong quá trình thực hiện các công việc, đôi khi em bị mát tập trung.
+ Em dành nhiều thời gian cho việc giải trí qua các thiết bị điện tử (điện thoại, laptop, Ipad,…)
d) Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện yêu cầu sau:
Em hãy chia sẻ những điều mình cảm thấy hài lòng và chưa hài lòng trong việc phân bổ và quản lí thời gian hằng ngày của bản thân.
Thực hiện nhiệm vụ
HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Báo cáo, thảo luận
- Giáo viên yêu cầu một số học sinh trình bày việc chuẩn bị của bản thân mình
- Các học sinh khác chủ động tìm hiểu, góp ý, bổ sung hoàn thiện
Kết luận, nhận định
- Giáo viên nhận xét đánh giá về quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh
Gv nhấn mạnh:
Ai cũng có thời gian 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm nhưng có người làm được nhiều việc, có người lại không làm được bao nhiêu. Điều này tuỳ thuộc vào cách quản lí thời gian của mỗi người. Quản lí thời gian hiệu quả giúp chúng ta nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, tạo dựng được cuộc sống tốt đẹp.
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm quản lí thời gian hiệu quả và sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả
a) Mục tiêu. HS nhận biết được thế nào là quản lí thời gian hiệu quả và sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả.
b) Nội dung. - GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi:
1/ Trong các trường hợp trên, bạn nào quản lí thời gian hiệu quả/không hiệu quả? Vì sao?
2/ Em hãy nêu ví dụ về việc quản lí thời gian hiệu quả và cho biết quản lí thời gian hiệu quả mang lại những lợi ích gì.
c) Sản phẩm.
+ Trong các trường hợp trên, bạn K và H quản lí thời gian không hiệu quả, bạn M quản lí thời gian hiệu quả, vì:
• Trường hợp 1: Bạn K quản lí thời gian không hiệu quả vì bạn K có rất nhiều công việc cần thực hiện nhưng lại không lên kế hoạch thời gian cụ thể, chưa sắp xếp và ưu tiên những việc cần làm như việc học tập, hoạt động ngoại khoá và thời gian đi chơi. Bên cạnh đó, bạn K còn lãng phí thời gian khi mải xem ti vi mà quên cả thời gian học bài.
• Trường hợp 2: Bạn H quản lí thời gian không hiệu quả vì dù bạn đã có kế hoạch công việc nhưng lại bị sao nhãng bởi việc nói chuyện điện thoại, mạng xã hội, thiết bị điện tử dẫn đến kết quả là không quản lí tốt thời gian, không thực hiện được kế hoạch đã đặt ra.
• Trường hợp 3: Bạn M quản lí thời gian hiệu quả vì bạn đã xây dựng kế hoạch công việc, quản lí, sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lí và tuân thủ kế hoạch đã đề ra và hoàn thành được hết các công việc.
+ Ví dụ về quản lí thời gian hiệu quả: Biết sắp xếp và phân bổ thời gian một cách hợp lí để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc, học tập hay hoạt động hằng ngày; phân bổ và sử dụng thời gian hợp lí, không lãng phí thời gian vào những việc vô ích, không hướng tới mục tiêu, tập trung hoàn thành công việc đã đề ra, không bị sao nhãng, không trì hoãn.
Những lợi ích của việc quản lí thời gian hiệu quả: Chủ động trong cuộc sống, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc, giảm áp lực và căng thẳng, đạt được mục tiêu công việc đã đề ra, cân bằng cuộc sống, hạn chế thói quen xấu, có thời gian dành cho những việc yêu thích, từng bước hoàn thiện bản thân,...
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Dự kiến sản phẩm |
Giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc các trường hợp trong SGK và trả lời câu hỏi: 1/ Trong các trường hợp trên, bạn nào quản lí thời gian hiệu quả/không hiệu quả? Vì sao? 2/ Em hãy nêu ví dụ về việc quản lí thời gian hiệu quả và cho biết quản lí thời gian hiệu quả mang lại những lợi ích gì. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh đọc thông tin. - Học sinh làm việc theo nhóm: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra. Báo cáo, thảo luận HS thực hiện nhiệm vụ học tập theo nhóm đôi, lần lượt viết câu trả lời ra nháp/phiếu học tập. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét bài trả lời của học sinh đã được yêu cầu trình bày và tiến hành nhận xét Quản lí thời gian hiệu quả giúp ta chủ động trong cuộc sống, công việc; nâng cao năng suất, hiệu quả công việc; giảm áp lực, tạo động lực, từng bước hoàn thiện bản thân. | 1 . Quản lí thời gian hiệu quả và sự cần thiết phải quản lí thời gian hiệu quả. - Quản lí thời gian hiệu quả là biết cách sắp xếp, sử dụng thời gian hợp lí, không lãng phí để hoàn thành công việc theo kế hoạch đã đề ra. - Quản lí thời gian hiệu quả giúp ta chủ động trong cuộc sống, công việc; nâng cao năng suất, hiệu quả công việc; giảm áp lực, tạo động lực, từng bước hoàn thiện bản thân. |
Nội dung 2: Tìm hiểu nội dung: Cách quản lí thời gian hiệu quả
...........
Xem đầy đủ nội dung giáo án GDCD 9 trong file tải về
Các phiên bản khác và liên quan:
