Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức (Học kì 2) KHBD Hoạt động trải nghiệm 9
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức - Học kì 2 là tài liệu rất hữu ích, được biên soạn bám sát chương trình SGK, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian soạn giáo án cho riêng mình.
Kế hoạch bài dạy Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức kì 2 được thiết kế chi tiết, sinh động giúp giáo viên có một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức học kì 2 mời các bạn tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm phân phối chương trình Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức.
Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 Kết nối tri thức Chủ đề 5
GIÁO ÁN HĐTN 9 CHỦ ĐỀ 5: EM VỚI GIA ĐÌNH
Sau chủ đề này, HS:
- Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.
- Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đinh một cách khoa học.
- Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình.
TIẾT 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Diễn đàn về chủ đề
“Bầu không khí vui vẻ,yêu thương trong gia đình”
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tạo cơ hội cho HS được trao đổi, chia sẻ ý kiến xoay quanh chủ đê' “Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình”.
- HS rút ra được thông điệp: Gia đình là tổ ấm, là nơi chứa đựng yêu thương và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, Mỗi thành viên cần có trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình,
2. Năng lực:
- Năng lực chung:
Giao tiếp, hợp tác, tự chủ, tự học, giải quyết vấn đề
- Năng lực riêng:
Rèn kĩ năng
3. Phẩm chất:
- Phát triển phẩm chất nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với TPT, BGH và GV:
- Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và tập các tiết mục văn nghệ/ diễn tiểu phẩm xoay quanh chủ đề vê' gia đình.
- Video, bài hát hoặc trò chơi đơn giản phù hợp với nội dung chủ đê' để tổ chức hoạt động khởi động.
- Những ví dụ minh hoạ vê' cách xây dựng bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Các trường hợp thể hiện kĩ năng giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.
- Chuẩn bị địa điểm, hệ thống âm thanh, phông nền và trang thiết bị khác phục vụ cho diễn đàn.
- Máy chiếu, máy tính, màn hình (nếu có).
2. Đối với HS:
- Chuẩn bị các ý kiến tham luận xoay quanh chủ để xây dựng bẩu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
- Lớp/ tổ trực tuần chuẩn bị tiết mục văn nghệ và tập dượt dẫn chương trình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen với giờ chào cờ.
b. Nội dung:
HS ổn định vị trí chỗ ngồi, chuẩn bị chào cờ.
c. Sản phẩm:
Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chủ nhiệm yêu cầu HS của lớp mình chuẩn chỉnh trang phục, ổn định vị trí, chuẩn bị làm lễ chào cờ.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới
a. Mục tiêu:
- HS hiểu được chào cờ là một nghi thức trang trọng thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, và sự biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã hi sinh xương máu để đổi lấy độc lập, tự do cho Tổ quốc, có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, giúp mỗi học sinh biết đoàn kết để tạo nên sức mạnh, biết chia sẻ để phát triển.
b. Nội dung:
- HS hát quốc ca. TPT hoặc BGH nhận xét.
c. Sản phẩm:
- Kết quả làm việc của HS và TPT.
d. Tổ chức thực hiện:
- HS điều khiển lễ chào cờ.
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- TPT hoặc đại diện BGH nhận xét bổ sung và triển khai các công việc tuần mới.
Hoạt động 2: Sinh hoạt theo chủ đề:
a. Mục tiêu:
- Tạo cơ hội cho HS được trao đổi, chia sẻ ý kiến xoay quanh chủ đê' “Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình”.
- HS rút ra được thông điệp: Gia đình là tổ ấm, là nơi chứa đựng yêu thương và nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành, Mỗi thành viên cần có trách nhiệm xây dựng hạnh phúc gia đình
b. Nội dung:
- Trao đổi, chia sẻ ý kiến xoay quanh chủ đê' “Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình”.
c. Sản phẩm:
- HS trình bày
d. Tổ chức thực hiện:
- MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ. Lớp/ tổ trực tuần biểu diễn các tiết mục văn nghệ/ diễn tiểu phẩm.
- GV tổ trực tuần nêu đề dẫn và giới thiệu mục đích, ý nghĩa của diễn đàn.
- MC giới thiệu lần lượt đại diện các lớp tham luận về nội dung được phân công theo gợi ý:
+ Việc tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình có ý nghĩa gì?
+ Nếu trong gia đình xảy ra bất hoà hoặc không yêu thương nhau thì cảm xúc, tâm trạng của mọi người trong gia đình sẽ như thế nào?
+ Khi xảy ra bất hoà hoặc mọi người trong gia đình không yêu thương nhau thi chúng ta cần phải làm gì?
+ Chúng ta cần làm gì để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?
+ Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm như thê' nào đối với việc tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?
+ Những hành động, lời nói, việc làm nào mà HS cần thực hiện để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình?
- GV yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ để của diễn đàn, hoặc đặt câu hỏi cho tác giả của các tham luận.
- GV chốt lại những điểm quan trọng qua các tham luận, ý kiến trao đổi và rút ra thông điệp về gia đình (nêu ở mục tiêu).
ĐÁNH GIÁ
- Mời một số HS chia sẻ ý kiến xoay quanh chủ đê' “Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình”.
C. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
- Yêu cầu HS chia sẻ chia sẻ ý kiến xoay quanh chủ đê' “Bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình”.
TIẾT 2. HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
Nội dung 1:
TẠO BẦU KHÔNG KHÍ VUI VẺ, YÊU THƯƠNG VÀ GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG TRONG GIA ĐÌNH (1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Sau khi tham gia hoạt động này, HS:
- Tìm hiểu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đinh hạnh phúc và rèn luyện các kĩ năng tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Biết giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
+ Lập và thực hiện kế hoạch tổ chức sự kiện trong gia đình.
+ Tự chủ tổ chức, sắp xếp các công việc trong gia đình một cách khoa học.
+ Giải quyết vấn đề trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên,. . .
Năng lực riêng:
- Có khả năng hợp tác giải quyết những vấn đề một cách triệt để, hài hòa.
3. Phẩm chất
+ Trách nhiệm trong việc giải quyết bất đồng giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên; đề xuất các biện pháp phát triển kinh tế gia đình;. . .
+ Nhân ái: thông qua việc tạo bầu không khí vui vẻ, vêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc,. . .
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
+Đối với giáo viên:
- Xây dựng chương trình trao đổi về chủ đê' “Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình”.
- Phân công các lớp chuẩn bị ý kiến tham luận xoay quanh chủ để.
+Đồi với học sinh:
- Nhớ lại những hành động, hành vi của bản thân hoặc người thân trong gia đình góp phần xây dựng bẩu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
- Nhớ lại các trường hợp bản thân hoặc người thân trong gia đình thể hiện kĩ năng giải quyết bất đông trong quan hệ giữa bản thân với các tưành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.
- SGK và SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:
- Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung:
- GV trình bày vấn dc, HS trà lời câu hoi.
c. Sán phẩm học tập:
- HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện:
- Văn nghệ/ xem video về gia đình.
- GV tổ chức cho HS hát/ nghe bài hát hoặc xem video có nội dung về không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
- GV gọi HS chia sẻ cảm xúc hoặc yêu cầu IiS rút ra thông điệp về tình cảm gia đình sau khi tham gia hoạt động khởi động.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
Hoạt động 1: Tim hiểu cách tạo bầu không khi vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc
a. Mục tiêu:
- HS chia sẻ được kinh nghiệm và xác định được cách tạo bẩu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
b. Nội dung:
- Tạo bẩu không khí vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
c. Sản phẩm học tập:
- HS làm việc nhóm và tra lời câu hỏi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyến giao nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Chia sẻ kinh nghiệm tạo bẩu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. -GV chuyển giao nhiệm vụ 1 và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại và chia sẻ những cách mà các em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. -HS làm việc cá nhân, suy ngẫm và ghi vào SBT những kinh nghiệm của bản thân về những cách đã làm để tạo bẩu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình,... -GV tổ chức cho HS chia sẻ kinh nghiệm, khích lệ -HS chia sẻ cho đến khi không còn ý kiến khác nữa. GV lưu ý HS lắng nghe tích cực những ý kiến chia sẻ của bạn để bổ sung những ý kiến khác với bạn. -GV nhận xét và cùng HS chốt lại những kinh nghiệm tích cực, phù hợp để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. Nhiệm vụ 2: Nêu cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đinh hạnh phúc. -GV chuyển giao nhiệm vụ 2, hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ: dựa vào các gợi ý ở mục 2, Hoạt động 1 (SGK - trang 28) và những kinh nghiệm đã có để bổ sung những cách khác nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc. -Tổ chức cho HS thảo luận theo cặp/ theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Nhắc HS ghi lại kết quả thảo luận của cặp/ theo nhóm vào SBT,... để chuẩn bị trình bày. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập -GV yêu cẩu đại diện các cặp/ nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ. Nhắc các cặp/ nhóm trình bày sau chỉ bổ sung những cách khác với các nhóm đã trình bày trước, tránh trùng lặp. Bước 3: Báo cáo kết qủa hoạt . -Gọi HS nêu nhận xét và cảm nhận sau khi nghe các nhóm trình bày. Bước 4: Đánh giá kết qủa. thực hiện nhiệm vụ học tập -GV tổng hợp các ý kiến của HS và kết luận Hoạt động 1: Gia đình là quan trọng đối với tất cả mọi người. Ai cũng mong muốn được sống trong hâu không khí vui vẻ, yêu thương của gia đình. Có nhiều cách để tạo hầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, xây dựng gia đỉnh hạnh phúc như: + Nói những điều tích cực trong gia đình (ví dụ: khen ngợi, động viên khi thành viên trong + Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân. + An ủi, động viên mọi người trong gia đình. + Quan tâm, chăm sóc người thân. + Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình. + Tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch cùng nhau. + Khích lệ nhau suy nghĩ và hành động gắn kết yêu thương. + Cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc ai đó gặp khó khăn, thử thách. + Cộng đồng trách nhiệm cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh và chung sức vượt qua khó khăn, thử thách. | 1. Tim hiểu cách tạo bầu không khi vui vẻ, yêu thương, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc + Nói những điều tích cực trong gia đình (ví dụ: khen ngợi, động viên khi thành viên trong + Thể hiện sự dí dỏm, hài hước trong giao tiếp với người thân. + An ủi, động viên mọi người trong gia đình. + Quan tâm, chăm sóc người thân. + Tổ chức các sự kiện gắn kết các thành viên trong gia đình. + Tổ chức các chuyến đi tham quan, du lịch cùng nhau. + Khích lệ nhau suy nghĩ và hành động gắn kết yêu thương. + Cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau những lúc ai đó gặp khó khăn, thử thách. + Cộng đồng trách nhiệm cùng nhau giải quyết các vấn đề nảy sinh và chung sức vượt qua khó khăn, thử thách. |
. . . . . . . . .
Xem đầy đủ nội dung trong file tải về
Các phiên bản khác và liên quan:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề - Cánh Diều 6
-
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn học dân gian (Dàn ý + 7 Mẫu)
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023 - 2024
-
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tin học lớp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
-
Toán 6 Luyện tập chung trang 57 - Giải Toán lớp 6 trang 57 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2
-
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích người đàn ông trong Chiếc thuyền ngoài xa
-
Bộ đề thi học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 8 (Có đáp án)
-
Văn mẫu lớp 12: Tóm tắt tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa (22 mẫu + Sơ đồ tư duy)
-
Em hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn
Mới nhất trong tuần
-
Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
100+ -
Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Giáo dục công dân 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
1.000+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức (Học kì 2)
100+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Kết nối tri thức (Học kì 1)
100+ -
Giáo án Tin học 9 sách Cánh diều (Cả năm)
100+ -
Giáo án Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 sách Chân trời sáng tạo
1.000+ 1 -
Giáo án Tin học 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống (Cả năm)
1.000+ 3 -
Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
100+