Văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ (9 Mẫu) Những bài văn hay lớp 7
Từ xưa, ông cha ta vẫn luôn coi trọng lời ăn tiếng nói của con người. Câu tục ngữ "Lời chào cao hơn mâm cỗ" là một lời khuyên sâu sắc cho mỗi người. Sau đây, Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ.
Dưới đây là dàn ý và 9 bài văn mẫu, dành cho học sinh lớp 7, kính mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 1
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 2
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 3
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 4
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 5
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 6
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 7
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 8
- Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 9
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 1
Từ xưa đến nay ông cha ta đã đúc kết những kinh nghiệm quý báu của mình trong kho tàng tục ngữ. Một trong số đó là câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Dân tộc Việt Nam vốn rất trọng lễ nghĩa. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng những người xung quanh. Trong bất kì hoàn cảnh nào, lời chào hỏi luôn thể hiện nhân cách của một con người. Cách nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” muốn khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người.
Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Dù có đói nghèo nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là việc ăn uống. Một lời chào hỏi sẽ thể hiện sự kính trọng với những người xung quanh:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Đến ngày nay, nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.
Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 2
Con người Việt Nam ta xưa hay theo lối sống thân thiện, hòa đồng, nhã nhặn và hiếu khách. Trong đó có câu tục ngữ, ca dao cũng mà thể hiện rõ nhất qua cách ứng xử giao tiếp lịch sự của người Việt Nam “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam. Đầu tiên câu tục ngữ khẳng định việc coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy. Nếu một người lớn tuổi, cha mẹ, ông bà tới nhà con cháu chơi được con cháu của mình, việc chào hỏi tận tình, thăm hỏi lễ phép sẽ hạnh phúc hơn cả việc ăn những món ngon, mâm cao cỗ đầy.
Bởi vậy, lời chào quan trọng hơn nhất nhiều. Nó thể hiện tình cảm gắn bó giữa con người. Những giá trị về tình cảm, đạo đức sẽ luôn quý giá hơn là giá trị vật chất. Bên cạnh đó, cũng có một số lời chào hỏi không thật tâm, hay được xuất phát từ sự chân thành. Đôi khi những lời nói tốt đẹp chỉ vì mong muốn vụ lợi của bản thân người nói. Lời chào khi được nói ra phải xuất phát từ trái tim sự chân thành, niềm nở cho ta thấy sự kính trọng dành cho người trên.
Như vậy, với “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, ông bà ta muốn khẳng định vị trí quan trọng, giá trị to lớn, không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 3
Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Lời chào trước hết là lời nói dùng để chào hỏi giữa những người quen thân hoặc cả xa lạ, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Một lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và thái độ nói phải phù hợp với đối phương. Còn mâm cỗ ý chỉ việc ăn uống - những khi trong gia đình có việc trọng đại thương tổ chức ăn uống để thông báo cho mọi người xung quanh biết (cỗ cưới, cỗ giỗ…). Ngoài ra, ở đây nó còn chỉ những giá trị vật chất. Cách so sánh “Lời chào cao hơn mâm cỗ” cho thấy tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày.
Lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi bởi vì đã nhận được tình cảm yêu mến, kính trọng của những người xung quanh dành cho mình. Với lời chào đáp lễ, lời chào thể hiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào... cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.
Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 4
Người xưa thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nghĩa là trước học lễ nghĩa, làm người mẫu mực, sau mới học đến những phẩm đức tốt đẹp khác. Trong đó, chào hỏi là một trong những lễ nghi đầu tiên mà con người phải thực hiện một cách nghiêm khắc. Bởi lời chào thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người. Tuy đó chỉ là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, làm thân thiện và gắn kết tình cảm bền chặt. Bởi thế, nhân dân ta từng khuyên rằng: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là vậy.
“Lời chào” tức là lời chào hỏi lẫn nhau. Lời chào là một hình thức lễ nghi bắt đầu một cuộc trò chuyện nào đó mà con người tiến hành trong giao tiếp hàng ngày. Chào hỏi thể hiện sự trân trọng, cung kính của mình đối với người khác. Trong cuộc sống, nó trở thành một quy tắc ứng xử lịch sự giữ con người với con người. “Mâm cỗ” là những món ăn được bày thành mâm để cúng tổ tiên, thần phật có ý nghĩa thiêng liêng hoặc dùng để thết đãi khách khứa theo phong tục truyền thống. Trong câu tục ngữ trên, có thể hiểu, “mâm cỗ” là những vật chất có sức thu hút con người.
Dân tộc ta từ xưa vốn rất trọng lễ nghĩa. Trong nguyên tắc ứng xử truyền thống, người Việt lấy lễ nghi làm trọng, xem thường vật chất. Người được xem là cao quý khi họ biết ứng xử đúng mực, trọng nghĩa khinh tài, lấy cái tình, cái nghĩa làm trọng, không vì vật chất mà bán rẻ lương tâm. Những người bất lễ, bất nghĩa bị mọi người xem thường, xa lánh, phỉ báng. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng con người. Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, con người phải biết chào nhau để thể hiện điều thành kính ấy.
Trong một bữa tiệc tùng, lời chào đặc biệt quan trọng. Bởi nó có ý nghĩa cao quý. Biết chào hỏi nhau trước khi ăn uống là biểu hiện thái độ gắn kết thân thiết, tôn trọng lễ nghi, xem thường việc ăn uống. Điều ấy thể hiện cách ứng xử tế nhị của con người, không vì miếng ngon mà quên đi nghĩa cử tôn kính trong cuộc sống này. Tế nhị, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau trong một bữa ăn sang trọng thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó giúp con người cảm thấy thoải mái và hòa hợp với mọi người có ở xung quanh, cùng thưởng thức những món ngon trong niềm vui lớn. Đến một bữa tiệc đâu phải chỉ để được ăn mà là để gặp gỡ, chia sẻ niềm vui với gia chủ và những vị khách được mời. Bữa tiệc chỉ là một hình thức, là một lời cảm ơn, là tấm lòng nồng hậu của người chủ muốn gửi đến mọi người. Cho nên, chào hỏi trước là để thể hiện sự cung kính đối với gia chủ, sau là để làm mềm mại tình cảm với mọi người, biến lạ thành quen, biến sơ thành thân, cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ.
Thế nhưng, “Lời chào cao hơn mâm cỗ” còn có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. “Lời chào” chính là những phẩm đức tốt đẹp của con người. “Mâm cỗ” là vật chất cao sang. Câu tục ngữ khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người. Đó chính là bài học mà người xưa muốn gửi gắm đến con người. Trước hết là phải nhận thức rõ vai trò của lời chào hỏi trong cuộc sống đã được nhân dân quy định thành nguyên tắc ứng xử. Người trẻ tuổi biết chào hỏi người lớn tuổi và các bậc đáng kính. Người vai dưới phải chào người vai trên theo đúng vai vế xã hội. Nếu người vai dưới gặp gỡ người vai trên mà không chào hỏi là vô lễ, bất kính. Nếu người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là mất lịch sự, kiêu căng, khinh người. Không những chào hỏi những người thân thuộc, quen biết mà cũng cần phải chào hỏi những người chưa quen biết nhưng được gặp gỡ. Bởi hành vi chào hỏi giúp gắn kết con người trong một mối quan hệ thân thiện, làm câu chuyện sau đó trở nên thân mật, dễ dàng hơn.
Chào hỏi là nguyên tắc ứng xử trong xã hội. Nó được quy định như một trách nhiệm và bổn phận của con người. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người không biết chào hỏi nhau khi gặp gỡ. Thay vì nói những lời đẹp đẽ làm vui lòng nhau, họ lại có những lời thô lỗ, hống hách. khi bị nhắc nhở thì ngụy biện để che đậy thói hư tật xấu của mình. Họ cũng không hề thấy xấu hổ. Họ không có lòng tự trọng nên cũng chẳng tôn trọng người khác. Bởi thế họ thường bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.
Muốn được người khác tôn trọng, yêu thương thì phải biết chào hỏi khi gặp gỡ. Nên thực hiện hành động chào hỏi mọi lúc, mọi nơi và với mọi người. Không nên vì sự ích kỷ cá nhân mà quên đi điều tốt đẹp ấy.
“Một chào, hai dạ, ba thưa
Tưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”
Để việc chào hỏi trở thành hành động tự nhiên ở con người không phải là một việc dễ làm. Bởi vì, con người thường sống với những điều bất mãn và sự vị kỷ. Không phải ai cũng làm cho ta hài lòng trong cuộc sống. Khi không hài lòng về ai đó ta thường không chào hỏi một cách lịch sự và đúng lễ nghi. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, việc chào hỏi chân thành có thể hàn gắn tình cảm tốt hơn mọi lời xin lỗi.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 5
Ông cha ta đã để lại nhiều lời khuyên quý báu cho dân tộc. Một trong số đó là câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” được biết đến như phản ánh một nghệ thuật ứng xử đúng mực, cần thiết.
Câu tục ngữ đã khéo léo đưa “lời chào” và “mâm cỗ” vào trong câu nói có thể so sánh để lột tả hết sự quan trọng của sự chào hỏi một sự giao tiếp cơ bản tối thiểu trong cuộc sống, mà chúng ta ai cũng cần phải chú ý. Về “lời chào” đó là sự chào hỏi khi gặp gỡ người khác. Còn “mâm cỗ” được đặt ở đây là để nói về những thứ vật chất, thức ăn con người được thiết đãi. Không tự dưng hai từ này được song hành đặt ở cùng một câu, cũng vì nó là cả sự suy nghĩ, phong tục của người xưa, quan niệm của họ cho rằng con người ta sống cần phải có đạo lý làm người, không quá sống cao sang, ham vật chất (tiền bạc, của cải, đồ ăn..) mà bỏ nhẹ việc rèn luyện nhân cách để trở thành con người tốt hơn, văn minh, qua từ mang đậm sắc thái so sánh - “hơn”.
Trong bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, lời chào luôn là điều rất cần thiết, bởi nó mang được những thông điệp tuyệt vời để tạo thiện cảm cho những người đối diện. Dù trải qua bao lâu, có lẽ bài học về “lời chào” khi xưa thì vẫn luôn tồn tại mãi, là mực thước để giáo dục con người trong mỗi gia đình và nhà trường, xã hội, đặc biệt với thế hệ trẻ.
Câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” quả thật vô cùng ý nghĩa đối với mỗi người. Nó đã nhấn mạnh được sự tự ý thức rèn luyện cho bản thân mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 6
Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau” rồi lại “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Đặc biệt hơn cả là câu nói: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Trong cuộc sống thường ngày của ta thì nhân dân ta rất trọng chữ tình, ngay cả trong pháp luật của nước ta nhiều điều khoản cũng bị chữ tình ấy chi phối. Nói lời chào cao hơn mâm cỗ ở đây ông cha ta muốn nói lên những tình cảm tốt đẹp mà chỉ cần thể hiện bằng lời nói đã khiến cho người ta cảm thấy vui, thấy được quan tâm rồi chứ không phải là có cỗ có ăn rồi mới thấy vui. Miếng ăn quả thực với nhân dân ta hồi xưa là một điều rất cần thiết vì nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đói nghèo. Thế nhưng trong cái nghèo đói ấy mà ông cha ta vẫn có thể rút ra được bài học kinh nghiệm của đời sống tình cảm trong cuộc sống của chúng ta. Tóm lại câu nói của trên thể hiện vai trò của tình cảm của con người trong cuộc sống đặc biệt là qua sự thể hiện của lời nói vì nếu có tấm lòng thì tự khắc sẽ mời thôi chứ không cần gì đến cao lương mĩ vị.
Dân tộc Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nhà mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm mai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:
“Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.
Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 7
Kho tàng tục ngữ của dân tộc Việt Nam đã để lại nhiều bài học quý giá. Một trong số đó là câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng cũng thật đặc sắc biết bao nhiêu – “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” dường như đã thể hiện được phép lịch sự, đồng thời cũng thể hiện được sự mến khách của con người Việt Nam ta đối với những vị khách phương xa.
Dường như lời dạy này dường như cũng phần nào thể hiện được sự khéo léo của con người trong ứng xử. Theo đó, chính vì thế mà con người ta sẽ nói những lời nói dễ nghe, đồng thời cũng như thật là dễ đi vào lòng người trong giao tiếp, ứng xử. Ta dường như cũng đã tránh được những mâu thuẫn không đáng có, đồng thời cũng như đã lại vừa gắn chặt được mối quan hệ giữa con người với con người một cách bền chặt và khăng khít nhất.
Cũng như vậy, khi chúng ta mà soi chiếu vào câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” thì đây cũng đã được đánh giá chính là một cách ứng xử khéo léo trong cuộc sống. Câu tục ngữ đặc sắc này cũng như đã đề cao giá trị tinh thần hơn là giá trị vật chất. Có lẽ chính vì bởi chỉ cần một lời chào thôi nhưng người nghe cũng sẽ cảm thấy ấm lòng, sẽ nhận thấy được thiện chí của người mời. Cũng từ đó mà ta như thấy được chính quan hệ cũng bền chặt, vững chắc hơn bao giờ hết. Hình ảnh “mâm cỗ” ở đây mà các bậc tiền nhân như đã gửi lại đó cũng chính là biểu tượng cho những giá trị vật chất thông thường. Thực tế cuộc sống, ta như cũng đã biết được rằng cho dù ta có mang đến cho người đối diện rất nhiều vật chất nhưng không hề thật tâm. Và nếu ta như không có thành ý thì người đối diện tuy có nhận nhưng cũng không cảm thấy vui vẻ.
Câu tục ngữ như một lời dạy nhẹ nhàng nhưng vô cùng sâu sắc biết bao nhiêu - “Lời chào cao hơn mâm cỗ” chính là một sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về kinh nghiệm ứng xử khéo léo ở đời. Lời khuyên đáng giá ngàn vàng này không chỉ giúp chúng ta thắt chặt mối quan hệ với mọi người mà quan trọng hơn nó như cho ta biết thái độ cư xử của con người đối với nhau. Lời chào như một phép tắc một sự hỏi thăm chân thành đến với người đối diện. Mâm cỗ đầy đặn biết bao nhiêu cao lương mỹ vị nhưng không thể nào so với một lời chào đầy tình người được. Trong cuộc sống là vậy đấy, đâu cần cứ phải là một điều đó xa xỉ, đôi khi nó chỉ cần xuất phát từ chính trái tim mà thôi.
Câu nói, hay chính là một lời răn dạy như đây là một truyền thống quý giá của dân tộc nên và cần được bảo vệ và duy trì. Có lẽ rằng cũng nhờ đức tính quý người, hiếu khách này mà đất nước ta được coi là một trong những đất nước hiếu khách. Và chúng ta phải biết giữ gìn và phát huy hơn nữa đức tính tốt này của dân tộc ta. Có thể thấy được rằng chính trong cuộc sống chúng ta cũng rất hay bắt gặp những lời chào, có thể là lời chào khi gặp mặt, hay đó cũng chính là những lời chào khi đi xa, lời chào mời cơm mỗi khi có khách đến nhà…. Trong cuộc sống ta như thấy được cũng đã có rất nhiều lời chào, cũng có trường hợp xã giao. Nhưng chỉ cần lời chào là đối phương cũng đã thấy được ấm lòng biết bao nhiêu.
“Lời chào cao hơn mâm cỗ” chính là câu tục ngữ như đã vừa thể hiện được đức tính thân thiện, hiếu khách, coi trọng bạn bè hay bằng hữu hay xa hơn đó là coi trọng con người. Đồng thời câu tục ngữ như cũng chính là một bài học quý giá của cha ông để lại để khuyên bảo, răn dạy con người những cách ứng xử phải phép. Hãy chào hỏi để thể hiện tính lịch sự cũng như thể hiện sự tôn trọng với con người. Chắc chắn ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng từ người khác.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 8
Một trong những câu tục ngữ vô cùng ý nghĩa: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” đã đem đến bài học quý giá cho con người.
Đầu tiên, lời chào là lời nói dùng để chào hỏi giữa những người quen thân hoặc cả xa lạ, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Một lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và thái độ nói phải phù hợp với đối phương. Còn mâm cỗ ý chỉ việc ăn uống - những khi trong gia đình có việc trọng đại thương tổ chức ăn uống để thông báo cho mọi người xung quanh biết (cỗ cưới, cỗ giỗ…). Ngoài ra, ở đây nó còn chỉ những giá trị vật chất. Cách so sánh “Lời chào cao hơn mâm cỗ” cho thấy tầm quan trọng của lời ăn tiếng nói trong cuộc sống hằng ngày.
Từ thuở ấu thơ, khi cắp sách đến trường tiểu học, ta đã được học câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó là bài học đầu đời, được để thành bằng đỏ gắng trong từng lớp học. Người Á Đông chúng ta vô cùng coi trọng lễ nghĩa, trong đó thì lời chào hỏi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Người Trung Quốc còn phân biệt nhiều cách chào với những sắc thái khác nhau như thân mật, gần gũi, xa cách, xã giao. Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đối với những người ta gặp lần đầu thì lời chào sẽ giúp ta khởi đầu câu chuyện, khiến hai người lạ bỗng trở nên thoải mái, gần gũi dễ chia sẻ với nhau hơn. Đối với những người trong nhà hay những người đã thân quen thì gặp nhau, một lời thăm hỏi hay chỉ là mỉm cười chào nhau sẽ làm cho tình cảm trở nên gần gũi, gắn bó và thân mật hơn rất nhiều. Một lời chào lễ phép, lịch sự qua điện thoại: “Cháu chào bác ạ, bác cho cháu gặp bạn A có được không ạ?”, sẽ làm cho người nghe ấm lòng hơn rất nhiều. Trẻ nhỏ khi biết vòng tay, cúi đầu chào ông bà, cha mẹ, chào khách đến nhà là những đứa trẻ ngoan. Đứa bé từ khi bi bô tập nói đã được người thân trong gia đình dạy cho tiếng “Ạ”, học cách vẫy tay chào và chào mọi người trong gia đình. Đó là truyền thống đẹp đẽ từ xa xưa của dân tộc ta. Đó là biểu hiện cho lễ nghi, cho văn hóa của một con người và cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của mình đối với những người xung quanh.
Ấy vậy mà không ít bạn trẻ ngày nay lại thờ ơ, bỏ quên truyền thống vốn rất quý báu ấy của dân tộc. Có nhiều quan niệm cho rằng gặp nhau không cần phải nề hà, chào hỏi mọi chúng thật là khách sáo. Hàng xóm, bạn bè, người trong nhà gặp nhau mỗi ngày chào làm chi nữa cho mệt cho phiền phức. Lại có người cho rằng lời chào khi phải chào hỏi người khác trước thì giống như việc phải hạ thấp mình. Thậm chí có người cho rằng, người miền Nam sống cởi mở, phóng khoáng đã quen, chào là lề lối, khuôn phép chẳng thể giống như người miền Bắc. Quan niệm, suy nghĩ như vậy phải chăng có đúng?
Xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện cười của một cụ già tám lăm tuổi kể lại. Có lần, ông cụ ra ngõ, gặp một cậu bé mặt mũi rất sáng sủa, ông cụ cất lời chào trước: “Ông chào cháu bé!” Khi nghe thấy lời nói đó, thằng bé vô cùng ngạc nhiên đứng ngây ra nhìn ông. Sau đó, nó chạy ù đi nói với lũ bạn gần đó: “Lão già ngoan quá các mày ạ! Lão vừa mới chào tao đấy!” Khi nghe thấy những câu nói đó, ông cụ đứng lặng người, không biết phải suy nghĩ ra sao.
Lời chào, nếu nó được cất lên bởi tiếng lòng chân thành, thái độ niềm nở thì tác dụng của nó đem lại là rất to lớn chứ không phải là khuôn sáo, câu nệ. Nếu bảo rằng việc chào hỏi người khác trước là tự mình hạ thấp chính bản thân mình thì lại càng là không phải. Đó là cách suy nghĩ vô cùng thiển cận. Người nhỏ, chào người lớn trước là thể hiện một thái độ tôn kính. Còn lại, lời chào được phát ra một cách tự nhiên, do bản năng và cách giáo dục của con người thì đó không phải là chuyện đùn đẩy ai là người chào trước. Do có suy nghĩ sai lệch như vậy nên bạn bè gặp nhau lâu ngày, nhiều người không chào, không một nụ cười, không một lời hỏi thăm.
Như vậy, câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là một bài học hoàn toàn đúng đắn dành cho mỗi người.
Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ - Mẫu 9
Tục ngữ được coi là “chiếc túi khôn” của nhân loại. Kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng vậy. Một trong những câu tục ngữ đã đem đến cho dân tộc ta những bài học ý nghĩa là “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
Trước hết, câu tục ngữ đã đặt “lời chào” và “mâm cỗ” trong mối quan hệ so sánh để lột tả hết sự quan trọng của sự chào hỏi. Đầu tiên, “lời chào” đó là sự chào hỏi khi gặp gỡ người khác. Còn “mâm cỗ” được đặt ở đây là để nói về những thứ vật chất, thức ăn con người được thiết đãi. Việc hai từ trên được song hành đặt ở cùng một câu, nhằm thể hiện quan niệm của người xưa cho rằng chúng ta có đạo lý làm người, không quá sống cao sang, ham vật chất (tiền bạc, của cải, đồ ăn...) mà bỏ nhẹ việc rèn luyện nhân cách để trở thành con người tốt hơn, văn minh, qua từ mang đậm sắc thái so sánh - “hơn”.
Quả như vậy, trong cuộc sống của con người, lời chào vô cùng quan trọng, bởi nó mang được những thông điệp tuyệt vời để tạo thiện cảm cho những người đối diện. Việt Nam là một dân tộc coi trọng lễ nghĩa. Trong nguyên tắc ứng xử truyền thống, người Việt lấy lễ nghi làm trọng, xem thường vật chất. Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, con người phải biết chào nhau để thể hiện điều thành kính ấy. Dù trải qua bao lâu, có lẽ bài học về “lời chào” khi xưa thì vẫn luôn tồn tại mãi, là mực thước để giáo dục con người trong mỗi gia đình và nhà trường, xã hội, đặc biệt với thế hệ trẻ.
Như vậy, câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là một bài học ý nghĩa trong cuộc sống của con người. Chúng ta hãy ghi nhớ để có thể rèn luyện bản thân trở thành một người có phẩm chất tốt đẹp.