Văn mẫu lớp 10: Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa Những bài văn hay lớp 10
Viết đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa gồm 3 mẫu khác nhau cực hay. Qua đó giúp các em có thể tham khảo để nâng cao trình học văn học của mình với những bài văn mẫu hay sát với chương trình học.
Đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa sẽ là tài liệu thiết thực đối với các em trong quá trình học tập, tự học và tự đọc để nâng cao mở rộng vốn cảm nhận văn học của mình thêm phong phú, làm văn một cách sáng tạo. Đồng thời biết cách trả lời câu hỏi phần Kết nối đọc - viết bài Bình Ngô đại cáo - Kết nối tri thức 10. Ngoài ra các bạn xem thêm đoạn văn về tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc trong Bình Ngô đại cáo.
Viết đoạn văn về mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa
Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa - Mẫu 1
Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch Đại Việt là một nước độc lập, một dân tộc độc lập, là một nước có văn hiến, có đường biên giới rõ ràng với phương bắc. Không những thế, Đại Việt và các triều đại phong kiến phương bắc mỗi bên xưng đế một phương. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, dù phải chịu trăm ngàn gian khó, phải nằm gai nếm mật, ngủ rừng, chịu đói chịu lạnh cũng không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã giành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đất nước.
Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa - Mẫu 2
Đến với đoạn một "Bình Ngô đại cáo", ta có thể thấy được tư tưởng nhân nghĩa - tư tưởng phù hợp với thời đại của Nguyễn Trãi. Ở ngay phần đầu bài cáo, Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.". Theo tác giả, yêu thương, quý trọng nhân dân chính là nhân nghĩa. Vì thế, điều cốt yếu, quan trọng là phải làm cho cuộc sống người dân luôn yên bình, tốt đẹp. Để thực hiện được điều đó thì vua quân phải biết "trước lo trừ bạo". Nhằm khẳng định vấn đề này, Nguyễn Trãi đã mạnh mẽ tuyên bố về nền độc lập dân tộc, phong tục tập quán của cha ông bao đời nay. Đứng trước vô vàn cuộc chiến, các triều đại vẫn giữ vững bờ cõi nước nhà. Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa có mối quan hệ chặt chẽ với luận đề chính nghĩa trong đoạn một của bài cáo.
Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa - Mẫu 3
Trong đoạn một của áng "thiên cổ hùng văn" "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã đề cập tới mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa. Trước hết, xuất phát từ học thuyết trong Nho giáo, ông tiếp tục phát triển tư tưởng nhân nghĩa. Theo ông, nhân nghĩa chính là coi trọng, thương yêu quần chúng nhân dân. Nhân nghĩa phải gắn với xây dựng, bảo vệ cuộc sống bình yên của dân chúng. Vì thế, việc quân thần thương xót dân mà đứng lên dẹp ác bạo, hung tàn là cần thiết và đúng đắn hơn bao giờ hết. Giống như cha ông ngàn đời nay, họ đã kiên cường bảo vệ độc lập, chủ quyền cùng truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Có thể thấy, luận đề chính nghĩa "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo." đã góp phần bộc lộ rõ nét tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ ở Nguyễn Trãi.