Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn? Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Kết nối tri thức
Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn là tài liệu vô cùng hữu ích mang đến câu trả lời hay, chính xác chi tiết nhất.
Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng trả lời câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Những áng văn cổ Việt Nam được mệnh danh là hùng văn, mời các bạn đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm tóm tắt Bình Ngô đại cáo.
Những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là hùng văn
Câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
Bạn đã từng học, từng đọc những áng văn cổ Việt Nam nào được mệnh danh là “hùng văn”? Hãy chia sẻ thông tin khái quát về một trong số tác phẩm ấy.
(Câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống)
Trả lời câu hỏi trang 11 Ngữ văn 10 tập 2 Kết nối tri thức
- Những áng văn cổ Việt Nam được mệnh danh là hùng văn: Nam quốc sơn hà tương truyền do Lý Thường Kiệt; Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn; “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập (1945) của Hồ Chí Minh.
- Thông tin khái quát về tác phẩm Nam quốc sơn hà:
Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên trong lịch sử dân tộc. Bản tuyên ngôn bằng thơ này ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Năm 1076, 30 vạn quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn sang xâm chiếm nước ta. Lý Thường Kiệt là tổng chỉ huy quân ta đã kiên cường chống lại đội quân xâm lược đến từ phương Bắc. Ông cho lập phòng tuyến sông Như Nguyệt (còn gọi là sông Cầu) để chặn giặc. Sau đó, cho quân vây đánh chúng ở vùng biển Quảng Ninh. Nhiều trận quyết chiến đã xảy ra, do chênh lệch về lực lượng, quân Tống có thời điểm đã chọc thủng được phòng tuyến sông Như Nguyệt. Trước tình thế khó khăn, nhằm khích lệ tinh thần của binh sỹ và tỏ rõ chí khí của ta, Lý Thường Kiệt đã đọc bài thơ “thần”:
- “Bình Ngô đại cáo” là bài cáo viết bằng văn ngôn do Nguyễn Trãi soạn thảo vào mùa xuân năm 1428, thay lời Bình Định Vương Lê Lợi để tuyên cáo về việc giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến với nhà Minh, khẳng định sự độc lập của nước Đại Việt. Đây được coi là bản Tuyên ngôn độc lập thứ hai của Việt Nam, sau bài Nam quốc sơn hà.
Bổ sung: Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Tùng tra cứu, "thiên hạ hùng văn" (hùng văn trong thiên hạ) là nhận định của Tô Thế Huy trong bài tựa Quần hiền phú tập mà Dương Bá Cung sưu tập trong phần Bình luận chư thuyết sách Ức Trai di tập. Theo đó, Tô Thế Huy nói đến "hùng văn trong thiên hạ" để chỉ văn chương (các bài phú) của nhiều tác giả như: Nguyễn Nhữ Bật, Đào Sư Tích, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trần Thuấn Du, Nguyễn Trãi.
- Tuyên ngôn độc lập: Ngày 19 tháng 8 năm 1945 cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công. Chính quyền thuộc về tay nhân dân. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập trước đông đảo quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tuyên ngôn độc lập vừa là văn kiện chính trị quan trọng của dân tộc, vừa là tác phẩm chính luận có giá trị lớn.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
