Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ Soạn Địa 9 trang 116
Soạn Địa 9 Bài 31 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và bài tập cuối trang 116 bài Vùng Đông Nam Bộ thuộc phần Sự phân hóa lãnh thổ.
Địa 9 bài 31 Vùng Đông Nam Bộ được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua bài học này các bạn học sinh hiểu được vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và đặc điểm dân cư Vùng Đông Nam Bộ. Bên cạnh đó các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Địa lí 9.
Giải Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
Lý thuyết Địa 9 bài 31 Vùng Đông Nam Bộ
1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Diện tích: 23 550 km2.
- Dân số: 10,9 triệu người (2002)
- Vị trí: phía đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía bắc giáp Cam Puchia và phía đông nam giáp biển Đông.
=> Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.
2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
* Thuận lợi:
- Địa hình thoải, khá bằng phẳng thuận lợi cho xây dựng các công trình, nhà cửa.
- Đất ba dan, đất xám
- Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm
=> Thích hợp phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, đường, thuốc lá, hoa quả.
- Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.
- Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.
- Biển biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế và phát triển đánh bắt, nuôi trồng hải sản, giao thông vận tải biển.
- Thềm lục địa nông rộng, giàu tiềm năng dầu khí và phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
* Khó khăn:
- Ít khoáng sản.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị.
3. Đặc điểm dân cư, xã hội
- Đặc điểm:
+ Là vùng đông dân (TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).
+ Mật độ dân số khá cao (434 người/km2).
+ Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.
- Thuận lợi:
+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử, văn hoá có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.
+ Vị trí của Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
+ Vùng có nhiều tiềm năng tự nhiên như đất ba dan, tài nguyên biển (đặc điểm là dầu khí ở thềm lục địa).
+ Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường.
Trả lời câu hỏi Địa 9 Bài 31
Câu hỏi trang 113
Trả lời:
- Phía Bắc và đông bắc giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phía nam và tây nam giáp đồng băng sông Cửu Long, phía tây và tây bắc giáp Cam – pu – chia và đông nằm giáp biển đông.
- Ý nghĩa:
+ Là cầu nối Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sông Cửu Long; nối giữa đất liền với Biển Đông giàu tiềm năng, đặc biệt tiềm năng về dầu khí trên thềm lục địa phía Nam.
+ Giáp Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực — thực phẩm số một của cả nước; giáp Tây Nguyên là vùng giàu tài nguyên rừng, cây công nghiệp, đặc biệt là cây cà phê. Biển Đông đem lại cho Đông Nam Bộ tiềm năng khai thác dầu khí ở thềm lục địa, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển.
+ Từ TP. Hồ Chí Minh (khoảng 2 giờ bay) có thể tới hầu hết thủ đô các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo ra lợi thê giao lưu kinh tế và văn hoá với các nước trong khu vực.
(trang 113 sgk Địa Lí 9)
- Dựa vào bảng 31.1 (SGK trang 113)và hình 31.1 (SGK trang 114), hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kỉnh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Giải thích vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
Trả lời:
- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:
+ Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.
+ Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.
- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:
+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.
+ Nguồn thuỷ sản phong phú.
+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).
(trang 114 sgk Địa Lí 9)
Quan sát hình 31.1 (SGK trang 114), hãy xác định các sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé. Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Trả lời:
Dựa vào kí hiệu và kênh chữ trên lược đồ để xác định các sông Đông Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.
Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ, vì:
- Trên quan điểm phát triển bền vững, thì đất, rừng và nước là những điều kiện qua trọng hàng đầu.
- Lưu vực sông Đồng Nai hầu như phủ kín lãnh thổ Đông Nam Bộ. Do đất trồng cây công nghiệp chiếm tỉ lệ lớn, đất rừng không còn nhiều nên nguồn sinh thuỷ bị hạn chế. Như vậy, việc bảo vệ đất rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng.
- Phần hạ lưu sông, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh mà nguy cơ ô nhiễm nước cuối nguồn các dòng sông ngày càng mạnh mẽ. Từ đó suy ra phải hạn chế ô nhiễm các dòng sông ở Đông Nam Bộ.
(trang 115 sgk Địa Lí 9)
- Căn cứ vào bảng 31.2 (SGK trang 115), hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Trả lời:
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) cao hơn cả nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hôi ở Đông Nam Bộ (năm 1999) thấp hơn cả nước:tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số bằng mức trung bình của cả nước (1,4%).
- Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng có trình độ dân cư, xã hội vào mức cao trong cả nước.
Giải bài tập SGK Địa 9 bài 31 trang 116
Câu 1
Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kỉnh tế ở Đông Nam Bộ?
Gợi ý đáp án
- Địa hình thoải, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
- Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt hải sản.
+ Khai thác dầu khí ở thềm lục địa.
+ Nằm gần đường hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển.
+ Có tiềm năng phát triên du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, Côn Đảo).
- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn thủy lợi và thuỷ điện.
- Khó khăn: thường xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô, trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiếm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
Câu 2
Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Gợi ý đáp án
Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đôi với lao động cả nước vì:
+ Đông Nam bộ có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế: vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội.
+ Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
+ Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 3
Căn cứ vào bảng 31.3 (SGK trang 116).
Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh qua các năm. Nhận xét.
Gợi ý đáp án
Nhận xét:
- Trong giai đoạn 1995-2002 dân số của thành phố Hồ Chí Minh tăng, tăng thêm 838,6 nghìn người.
- Tỉ lệ dân thành thị cao hơn nông thôn., tỉ lệ dân thành thị tăng, tỉ lệ dân nông thôn giảm.
+ Số dân thành thị tăng lên từ 3466,1 nghìn người chiếm 74,7% dân số của thành phố (năm 1995) lên 4623,2 nghìn người chiếm 84,4% dân số (năm 2002).
+ Số dân nông thôn giảm nhẹ từ 1174,3 nghìn người (năm 1995) xuống còn 855,8 nghìn người (năm 2002).
+ Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ công nghiệp hóa nhanh.