Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT Chuyên tỉnh Thái Nguyên năm 2012 - 2013 môn Hóa học - Có đáp án Sở GD&ĐT Thái Nguyên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT CHUYÊN |
Câu 1 (3,0 điểm)
1. Cho hỗn hợp A gồm Zn, Fe vào dung dịch (dd) B gồm Cu(NO3)2, AgNO3. Lắc đều cho phản ứng xong thu được hỗn hợp rắn C gồm 3 kim loại và dung dịch D gồm 2 muối. Trình bày phương pháp tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp C và tách riêng từng muối ra khỏi dung dịch D. Viết các phương trình hóa học (PTHH) của các phản ứng xảy ra.
2. Cho hỗn hợp chất rắn gồm FeS, CuS, K2O. Chỉ được dùng thêm nước và các điều kiện cần thiết (nhiệt độ, xúc tác, ...) hãy trình bày phương pháp và viết các PTHH của các phản ứng xảy ra để điều chế FeSO4, Cu(OH)2.
3. Có 3 kim loại riêng biệt là kẽm, sắt, bạc. Hãy nêu phương pháp hoá học để nhận biết từng kim loại (các dụng cụ hoá chất coi như có đủ). Viết PTHH của các phản ứng.
4. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 3 dd không màu đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn: dd axit clohiđric, dd natri ca cbonat, dd kali clorua mà không được dùng thêm thuốc thử nào khác. Viết các PTHH của các phản ứng.
Câu 2 (2,5 điểm)
1. Có 3 chất lỏng là rượu etylic (90o), benzen và nước dựng trong các lọ riêng biệt?. Trình bày phương pháp đơn giản để phân biệt chúng.
2. Hợp chất hữu cơ A mạch hở chứa C,H,O có khối l-ợng mol bằng 60 gam. Tìm công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của A. Xác định công thức cấu tạo đúng của A, biết rằng A tác dụng được với KOH và với K kim loại.
3. Ba rượu (ancol) A, B, D không phải đồng phân của nhau. Khi đốt cháy mỗi rượu đều thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4.
a) Xác định công thức phân tử của A,B, D. Biết MA < MB < MD.
b) Viết công thức cấu tạo của A,B, D.
4. Axit hữu cơ A có công thức cấu tạo: HOOC – CH=CH – CH = CH – COOH vừa có tính chất hóa học giống axit axetic vừa có tính chất hóa học giống etilen. Hãy viết PTHH của các phản ứng của A lần lượt với các chất sau: Na; NaOH; C2H5OH (H2SO4 đặc, t0); H2(Ni, t0); dd nước Br2.
Câu 3 (2,0 điểm)
1. Cho 9,34 gam hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2, NaBr, KI tác dụng với 700 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ 0,2 mol/lít (M) thu được dung dịch D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch D thu được chất rắn F và dung dịch E. Cho F
vào dung dịch HCl dư tạo ra 0,448 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn (ở đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch E thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn (giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn).
a) Tính khối lượng kết tủa B.
b) Hòa tan 46,7 gam hỗn hợp A trên vào nước tạo ra dung dịch X. Dẫn V lít Cl2 vào dung dịch X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 33,1 gam muối. Tính V(ở đktc)?
2. Hỗn hợp A gồm dung dịch chứa các chất kali clorua, magie hiđrocacbonat, canxi clorua, magie sunfat, kali sunfat. Làm thế nào để thu được muối kaliclorua tinh khiết từ hỗn hợp trên?
Câu 4 (2,5 điểm)
1. Các hiđrocacbon A; B thuộc dãy anken hoặc ankin. Đốt cháy hoàn toàn 0,05mol hỗn hợp A; B thu được khối lượng CO2 và H2O là 15,14g, trong đó oxi chiếm 77,15%.
a) Xác định công thức phân tử của A và B.
b) Nếu đốt cháy hoàn toàn 0,05mol hỗn hợp A và B có tỷ lệ số mol thay đổi ta vẫn thu được một lượng khí CO2 như nhau. Xác định công thức phân tử đúng của A và B.
2. Một hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ X,Y mạch hở không tác dụng với dd Br2 và đều tác dụng với dd NaOH. Tỷ khối hơi của A đối với H2 bằng 35,6. Cho A tác dụng hoàn toàn với dd NaOH thì thấy phải dùng dd chứa 8 gam NaOH, phản ứng cho ta một rượu đơn chức và hai muối của axit hữu cơ đơn chức. Nếu cho toàn thể lượng rượu thu được tác dụng với Na kim loại dư thấy thoát ra 1,344 lít khí (? đktc).
Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của X,Y
(Cho: Na=23; Mg=24; Ca=40; Fe=56; Ag=108; H=1; O=16; Cl=35,5; Br=80; I=127; N=14; C=12)
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.