Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý lớp 10 có đáp án
Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017
Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 10 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội năm học 2016 - 2017 là đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lý lớp 10 có đáp án đi kèm. Đây là tài liệu ôn tập môn Lý hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 10, giúp các bạn luyện tập và làm quen với các dạng đề thi của môn Vật lý. Chúc các bạn ôn tập tốt và đạt kết quả cao trong kỳ thi Olympic môn Vật lý sắp tới.
Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Vật lý lớp 10
Đề thi Olympic cụm trường THPT Ba Đình - Tây Hồ năm học 2011 - 2012 môn Toán lớp 10
Đề thi Olympic môn Vật lý lớp 10
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT ĐA PHÚC | ĐỀ THI OLYMPIC NĂM HỌC 2016 - 2017 Môn: Vật lí - Lớp 10 Thời gian làm bài: 90 phút. |
Bài 1: (4,0 điểm)
Một đoàn tàu có 15 toa giống nhau. Đoàn tàu bắt đầu rời ga nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Một người đứng ở sân ga ngang với đầu toa thứ nhất thấy toa này đi qua trước mặt mình trong thời gian 10s. Hỏi toa cuối cùng đi qua trước mặt người ấy trong thời gian bao nhiêu? Coi khoảng cách nối giữa các toa là không đáng kể.
Bài 2: (4,0 điểm)
Một vật rơi tự do đi được 10m cuối cùng của quãng đường trong khoảng thời gian 0,25s. Cho g = 9,8m/s2. Tính:
a. Vận tốc của vật khi chạm đất và độ cao từ đó vật bắt đầu rơi?
b. Giả sử cũng từ độ cao này người ta ném thẳng đứng một vật thứ hai (cùng một lúc với khi thả vật thứ nhất rơi tự do). Hỏi phải ném vật thứ hai với vận tốc ban đầu có hướng và độ lớn như thế nào để vật này chạm mặt đất trước vật rơi tự do 1 giây.
Bài 3: (3,0 điểm)
Một chiếc thuyền xuôi dòng sông từ A đến B hết 2 giờ 30 phút. Khi quay ngược dòng từ B đến A mất 3 giờ. Vận tốc của nước so với bờ sông và vận tốc của thuyền so với nước là không đổi. Tính thời gian để 1 cành củi khô tự trôi từ A đến B là bao nhiêu?
Bài 4: (4,0 điểm)
Một vật nặng có khối lượng 5 kg được treo vào đầu sợi dây không giãn AB có chiều dài 0,5m (hình vẽ 1).
Thanh chống cứng BC có khối lượng không đáng kể dài 25 cm có phương vuông góc với bức tường tại C (phương ngang). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng T của dây AB và phản lực N của tường lên thanh.
Bài 5: (5,0 điểm)
Búa máy có khối lượng m1 = 1000kg rơi từ độ cao 3,2m vào một cái cọc m2 = 5000 kg, va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Tính:
a. Vận tốc của búa và cọc ngay sau va chạm.
b. Tỉ số (phần trăm) giữa nhiệt tỏa ra và động năng của búa trước va chạm
---------- HẾT ----------