Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 Ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
Đề cương ôn thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024 tổng hợp lại những kiến thức trọng tâm trong học kì 1, cùng đề ôn tập môn Tiếng Việt lớp 5, giúp các em nắm thật chắc kiến thức, để ôn thi học kì 1 hiệu quả.
Đề cương học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 còn giúp thầy cô tham khảo để giao đề cương ôn tập học kì 1 năm 2023 - 2024 cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:
Đề cương ôn tập kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 - 2024
Nội dung ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
Kiến thức HK1: Từ tuần 10 đến tuần 18
1. Kiến thức về Tiếng Việt, văn học
a. Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường, Hạnh phúc
b. Ngữ pháp:
- Các từ loại: Danh từ, tính từ, động từ, đại từ, quan hệ từ
- Các loại câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu cầu khiến
- Các bộ phận của câu.
2. Đọc:
a. Đọc thành tiếng: đọc bài có độ dài khoảng 230 chữ, biết ngắt nghỉ hơi, biết đọc diễn cảm các bài tập đọc từ tuần 10 - tuần 16 và TLCH về nội dung, ý nghĩa của bài.
b. Đọc hiểu: đọc thầm và tìm hiểu nghĩa các từ, các chi tiết, nhân vật, nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, bước đầu biết liên hệ, vận dụng vào thực tế.
3. Viết:
a. Chính tả:
- Nghe viết một bài chính tả dài khoảng 80 – 90 chữ trong khoảng thời gian 15 phút, biết trình bày sạch đẹp, đúng quy định.
b. Tập làm văn:
- Tả một người
- Tả một cảnh đẹp
- Viết 1 lá đơn theo yêu cầu
Mức độ nhận thức Tiếng Việt 5 học kì 1
- Hình thức TNKQ chiếm 50%; Tự luận chiếm 50% Được chia thành 4 mức độ sau:
- Mức 1: (20%) Nhận biết nhắc lại được kiến thức, kỹ năng đã học.
- Mức 2: (40%) Hiểu KT, KN đã học, trình bày, giải thích được theo cách hiểu cả nhân.
- Mức 3: (30%) Biết vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề quen thuộc, tương tự trong học tập và cuộc sống
- Mức 4: (10%) Vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học để giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra phản hồi hợp lý trong học tập, cuộc sống một cách linh hoạt.
- Thời gian thi: 40 phút
- Có phần kiểm tra sự phát triển phẩm chất, năng lực, KNS theo TT22.
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. KIỂM TRA ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm): GV kiểm tra đọc từng em.
II. Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm): Thời gian: 30 phút
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca. Cũng chỉ tại cô bé lúc nào cũng mặc mỗi bộ quần áo vừa bẩn vừa cũ, lại rộng nữa.
Cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên. Cô bé nghĩ “Tại sao mình không được hát? Chẳng lẽ mình hát tồi đến thế sao?”. Cô bé nghĩ mãi rồi cô cất giọng hát khe khẽ. Cô cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi.
- Cháu hát hay quá! - Một giọng nói vang lên. - Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ, cháu đã cho ta cả một buổi chiều thật vui vẻ.
Cô bé ngẩn người. Người vừa khen cô là một ông cụ tóc bạc trắng. Ông cụ nói xong liền đứng dậy và chậm rãi bước đi.
Hôm sau, khi cô bé đến công viên đã thấy cụ già ngồi ở chiếc ghế đá hôm trước, khuôn mặt hiền từ mỉm cười chào cô bé. Cô bé lại hát, cụ già vẫn chăm chú lắng nghe. Cụ vỗ tay nói lớn:
- Cảm ơn cháu, cháu gái bé nhỏ của ta, cháu hát hay quá! - Nói xong cụ lại chậm rãi một mình bước đi.
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô vẫn không quên cụ già ngồi nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
- Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy đã điếc hơn 20 năm nay. - Một người trong công viên nói với cô. Cô gái sững người. Cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe ?
(Theo Hoài Phương)
Dựa vào nội dung bài đọc, con hãy khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của bài.
Câu 1: Vì sao cô bé buồn tủi khóc một mình trong công viên?
A. Vì cô không có ai chơi cùng
B. Vì cô không có quần áo đẹp
C. Vì cô bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca
Câu 2: Cuối cùng, trong công viên, cô bé đã làm gì?
A. Suy nghĩ xem tại sao mình không được hát trong dàn đồng ca
B. Cất giọng khe khẽ hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả
C. Ngồi trò chuyện với cụ già
Câu 3: Cụ già đã nói và làm gì?
A. Cụ nói: “Cháu hát hay quá! Cháu đã cho ta cả một buổi chiều vui vẻ”.
B. Trong nhiều năm, cụ vẫn đến công viên ngồi chăm chú lắng nghe cô bé hát.
C. Cả hai ý trên.
Câu 4: Nguyên nhân nào khiến cô bé trở thành một ca sĩ?
A. Vì cô bé bị loại ra khỏi dàn đồng ca
B. Vì có lời khen, động viên của ông cụ, cô bé tự tin vào giọng hát của chính mình.
C. Vì cô bé cứ hát hết bài này đến bài khác cho đến khi mệt lả mới thôi
Câu 5: Tình tiết bất ngờ gây xúc động nhất trong câu chuyện là gì?
A. Cụ già đã qua đời vào một buổi chiều mùa đông.
B. Cô bé đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, cô đến công viên tìm cụ già năm nào.
C. Cụ già vẫn lắng nghe và động viên cô hát lại một người không có khả năng nghe.
Câu 6: Nhận xét nào đúng nhất để nói về cụ già trong câu chuyện?
A. Ông cụ là một người kiên nhẫn.
B. Ông cụ là một người nhân hậu biết quan tâm, chia sẻ, động viên người khác.
C. Ông cụ là một người hiền hậu.
Câu 7: Từ “hay” trong câu “Cháu hát hay quá!” thuộc từ loại gì ?
A. Động từ
B. Tính từ
C. Quan hệ từ
Câu 8: Bộ phận nào là chủ ngữ trong câu: “Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.”?
A. Một cô bé vừa gầy vừa thấp
B. Một cô bé
C. Cô bé
Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau và ghi vào vị trí thích hợp trong bảng:
“Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.”
Danh từ | Động từ | Tính từ | Quan hệ từ |
B. KIỂM TRA VIẾT
I. Chính tả (5 điểm – 15 phút): GV đọc cho HS viết bài
ĐÔI TAI CỦA TÂM HỒN
Cứ như vậy nhiều năm trôi qua, cô bé giờ đây đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Cô vẫn không quên cụ già ngồi nghe cô hát. Một buổi chiều mùa đông, cô đến công viên tìm cụ nhưng ở đó chỉ còn lại chiếc ghế đá trống không.
- Cụ già ấy đã qua đời rồi. Cụ ấy đã điếc hơn 20 năm nay. – Một người trong công viên nói với cô.
Cô gái sững người. Một cụ già vẫn chăm chú lắng nghe và khen cô hát lại là một người không có khả năng nghe?
II. Tập làm văn (5 điểm)
Đề bài: Hãy tả một người mà em yêu quý.
Đáp án đề thi học kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt
A. PHẦN ĐỌC
I. Đọc thành tiếng (5 điểm)
GV kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS.
Nội dung kiểm tra: HS đọc đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở lớp 4 từ tuần 10 đến tuần 17 khoảng 95 tiếng/ phút; sau đó trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài đọc do GV nêu.
GV đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:
Đọc đúng tiếng, đúng từ (1 điểm).
- Đọc sai 2- 4 tiếng (0,5 điểm).
- Đọc sai 5 tiếng trở nên (0 điểm).
Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (1 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 2 - 3 chỗ cho (0,5 điểm).
- Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên cho (0 điểm).
Giọng đọc có biểu cảm cho (1 điểm).
- Giọng đọc chưa thể hiện rõ tính biểu cảm cho (0,5 điểm).
- Giọng đọc không thể hiện tính biểu cảm cho (0 điểm).
Tốc độ đạt yêu cầu (không quá 1 phút) (1 điểm).
- Đọc quá 1- 2 phút cho (0,5 điểm).
- Đọc trên 2 phút cho (0 điểm).
Trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu ra (1 điểm).
- Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng (0,5 điểm).
- Trả lời sai hoặc không trả lời được (0 điểm).
II. Đọc hiểu (5 điểm): Gợi ý đánh giá, cho điểm
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | C | B | C | B | B | A |
Điểm | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 | 0,5 |
Câu 9: Xác định từ loại của các từ được gạch chân trong câu sau:
“ Một cô bé vừa gầy vừa thấp bị thầy giáo loại ra khỏi dàn đồng ca.”
Danh từ | Động từ | Tính từ | Quạn hệ từ |
cô bé | loại | gầy | vừa |
thầy giáo | thấp | vừa | |
dàn đồng ca |
Xác định đúng hai từ được 0,25 điểm.
B. PHẦN VIẾT
I. Chính tả (5 điểm):
- Viết đúng cỡ chữ, đều nét, rõ ràng không sai lỗi chính tả, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh không viết hoa đúng qui định...) trừ 0,5 điểm. Lỗi sai giống nhau chỉ trừ 1 lần điểm.
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao - khoảng cách - kiểu chữ hoặc trình bày bài bẩn ..... trừ 1 điểm toàn bài chính tả (Toàn bài trừ không quá 3 điểm)
II. Tập làm văn (5 điểm):
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
- Viết được một bài văn tả người theo đúng yêu cầu của đề. Bài văn có đủ 3 phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học. (2 đ)
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả. (1 đ)
- Diễn đạt mạch lạc, sử dụng từ ngữ hay, câu văn giàu hình ảnh, liên kết câu hợp lí.(1đ)
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ...(1đ)
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm từ 4,5 ; 4 ; 3,5 ; 3; 2,5; 2; 1,5; 1.
(Nếu bài viết mắc từ 4 lỗi chính tả trở lên, không ghi điểm giỏi)
Ma trận đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Ôn tập Luyện từ và câu lớp 5
Bài 1: Điền các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp thích hợp trong ngoặc đơn (vì… nên ; bởi vậy ; không những …mà còn …. ; vì ; nếu … thì…) vào các câu sau đây:
a. Nhiều đoạn sông đã không còn cá, tôm sinh sống ………………………. mìn đánh cá đã làm chúng chết hết, cả con to lẫn con nhỏ.
b. ………................. họ làm hại các loài vật sống dưới nước …………………….. làm ô nhiễm môi trường.
c. ………..…… thiếu hiểu biết ………….. nhiều người đã dùng mìn đánh cá.
d. ………………………………..Nhà nước cần triệt để cấm đánh bắt cá mìn.
Bài 2: Chọn các từ thích hợp trong ngoặc đơn (bảo toàn, bảo vệ, bảo quản, bảo đảm, bảo tàng, bảo hiểm, bảo tồn) điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Chiếc xe này đã được ………………………………………..
b. Chúng em tích cực ……………………………..………..môi trường sạch đẹp.
c. Để ……………………………… lực lượng, chúng ta quyết định thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
d. Lớp em được đi thăm Viện ………………………………. cách mạng Việt Nam.
Bài 3: Đọc đoạn văn sau và xếp từ in đậm vào bảng phân loại bên dưới.
Chủ nhật quây quần bên bà, tôi và em Đốm thích nghe bà kể lại hồi bé ở Huế bà nghịch như con trai: bà lội nước và trèo cây phượng vĩ hái hoa; sáu tuổi, bà trắng và mũm mĩm nhưng mặt mũi thường lem luốc như chàng hề.
A. Danh từ: .....................................
B. Động từ: .....................................
C. Tính từ: .....................................
D. Quan hệ từ: .....................................
Bài 4: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về đức tính chăm chỉ?
a. Một nắng hai sương.
b. Chín bỏ làm mười.
c. Thức khuya dậy sớm.
d. Dầm mưa dãi nắng.
e. Nặng nhặt chặt bị.
g. Đứng mũi chịu sào.
h. Tích tiểu thành đại.
i. Nửa đêm gà gáy.
Bài 5: Đọc đoạn văn sau và ghi ra những từ ngữ miêu tả ngoại hình của người theo mục bên dưới:
Chị Gia-mi-li-a xinh thật là xinh. Vóc người thon tha, û cân đối, tóc cứng không xoăn tết thành hai bím dày và nặng. Chiếc khăn trắng chị choàng rất khéo trên đầu, chéo xuống trán một chút, nom rất hợp với chị, làm tôn hẳn nước da bánh mật, khuôn mặt bầu bầu, khiến chị càng thêm duyên dáng. Mỗi khi chị Gia-mi-li-a cười, đôi mắt đen láy màu biêng biếc của chị lại bừng lên sức sống hăng say của tuổi trẻ.
1. Miêu tả đôi mắt:
2. Miêu tả làn da:
3. Miêu tả mái tóc:
4. Miêu tả khuôn mặt:
Bài 6: Xếp các từ ngữ dưới đây thành hai cột cho phù hợp: (bất hạnh, buồn rầu, may mắn, cơ cực, cực khổ, vui lòng, mừng vui, khốn khổ, tốt lành, vô phúc, sung sướng, tốt phúc)
a) Đồng nghĩa với từ “hạnh phúc”: .....................................
b) Trái nghĩa với từ “hạnh phúc”: .....................................
Bài 7: Điền tiếp vào chỗ trống 3 từ có tiếng nhân mang nghĩa lòng thương người.
Nhân ái, ....................................
Bài 8: Điền tiếp từ vào chỗ trống theo yêu cầu.
a. 5 từ phức chỉ màu đỏ: đỏ rực
.......................................
b. 5 từ phức chỉ màu đen: đen tuyền,
Bài 9: Gạch dưới đại từ xưng hô trong các câu văn sau.
Hùng nói: “Theo tớ, quý nhất là lúa gạo. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không?
Bài 10: Đọc câu văn sau rồi điền từ vào chỗ trống theo yêu cầu.
Một hôm, trên đường đi học về, Hùng, Quý và Nam trao đổi với nhau xem ở trên đời này, cái gì quý nhất.
Các từ là danh từ chung trong câu:
............................................................................................................................................
Các từ là danh từ riêng trong câu:
................................................................................................................................................
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Giáo án Toán lớp 1 (Sách mới) - Giáo án Toán lớp 1 (trọn bộ 5 sách)
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 3
-
Thuyết minh về Thành Cổ Loa (2 Dàn ý + 5 mẫu)
-
Bộ tranh tô màu chủ đề gia đình cho bé
-
Văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Hiền tài là nguyên khí của quốc gia (2 Dàn ý + 10 Mẫu)
-
Những vần thơ hay - Tuyển tập những bài thơ hay
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về hiện tượng học tủ, học vẹt
-
File luyện viết chữ in hoa - Mẫu chữ hoa cho học sinh Tiểu học
-
Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 7: Phân tích bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Mới nhất trong tuần
-
Bộ đề minh họa Ngữ văn 11 cấu trúc mới (Có đáp án)
5.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục quốc phòng và an ninh 10 năm 2024 - 2025
1.000+ -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ 15 -
Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Toán lớp 3 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
100.000+ 3 -
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 năm 2024 - 2025 (Sách mới)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 6 năm 2023 - 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
50.000+ 6 -
Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 6 năm 2023 - 2024
50.000+ 2 -
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Sinh học lớp 7 học kì 1 (Có đáp án)
50.000+ -
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2024 - 2025 sách Chân trời sáng tạo
10.000+ -
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Anh 3 năm 2024 - 2025 sách Cánh diều
100+