Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 12 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 1 Ngữ văn 12 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều là tài liệu hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 12 Cánh diều giới hạn nội dung ôn thi kèm theo một số đề minh họa. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Văn 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Ngữ văn 12 Cánh diều, mời các bạn cùng tải tại đây.

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 12 Cánh diều

TRƯỜNG THPT……..

BỘ MÔN: NGỮ VĂN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: VĂN, KHỐI 12

A. KIẾNTHỨC TRỌNG TÂM

Bài 3: Nhật kí, phóng

sự, hồi

Bài 4: Văn tế, thơ

Bài 5: Văn nghị luận

ĐỌC

Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại nhật kí, phóng sự, hồi kí:

+ Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của nhật kí, phóng sự, hồi kí như tính phi hư cấu và một số thủ pháp nghệ thuật: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm của người viết,... trong việc thể hiện chủ đề, tư tưởng, thông điệp của tác phẩm.

+ Đánh giá được tác động của tác phẩm đối với người đọc và tiến bộ xã hội.

- Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại văn tế:

+ Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật (kết cấu, lời văn, giọng điệu, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ…) và nội dung (chủ đề, cảm hứng chủ đạo…) của thể loại văn tế.

+ Nhận biết và phân tích được một số biểu hiện của phong cách trung đại qua văn bản như tính quy phạm, nghệ thuật đối…

- Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại thơ:

+ Phân tích, đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của

văn bản thơ (cảm hứng chủ

- Đọc hiểu văn bản chú ý đặc trưng của thể loại văn nghị luận:

+ Nhận biết và phân tích được nội dung và vai trò của các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng tiêu biểu, độc đáo; mục đích, tình cảm và quan điểm của người viết.

+ Phân tích và đánh giá được mức độ phù hợp giữa nội dung nghị luận với nhan đề của văn bản; các biện pháp làm tăng tính khẳng định, phủ định; cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận.

đạo, nhân vật trữ tình, hình

ảnh, ngôn ngữ…).

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

Ngôn ngữ trang trọng và ngôn ngữ thân mật

Biện pháp tu từ nghịch ngữ

Tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong học tập và nghiên

cứu

VIẾT

Viết bài nghị luận so

sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Viết bài nghị luận về một

vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ

Viết bài nghị luận về vai

trò của văn học đối với tuổi trẻ

NÓI NGHE

Trình bày về so sánh, đánh giá hai tác phẩm kí

Thuyết trình về một vấn đề của tuổi trẻ có liên quan đến cơ hội và thách thức

đối với đất nước

Nghe thuyết trình một vấn đề văn học

B CẤU TRÚC ĐỀ THI (100% tự luận)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Hình thức: trả lời 05 câu hỏi tự luận ngắn Nội dung:

+ Văn bản nghị luận văn học/ văn bản văn học thể loại nhật kí, phóng sự, hồi kí; văn tế, thơ.

+ Kiến thức về đặc trưng của thể loại nhật kí, phóng sự, hồi kí, văn tế, thơ, văn nghị luận.

+ Kiến thức đọc hiểu văn bản: phương thức biểu đạt, biện pháp tu từ, ý nghĩa hình ảnh, chi tiết đặc sắc…

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận văn học phân tích và đánh giá một khía cạnh của văn bản hoặc phân tích làm rõ một đặc điểm của thể loại qua văn bản (khoảng 200 chữ).

Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài nghị luận về một vấn đề có liên quan đến tuổi trẻ.

C. ĐỀ THI MINH HỌA

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(Tóm tắt phần trước: Tác giả - nhân vật “tôi” – là một nhà báo, vào vai một người thất nghiệp đi xin việc, gia nhập vào đội phu kéo xe ở Hà Nội để có những trải nghiệm chân thực về công việc này, phục vụ cho việc viết bài.)

Gió hồ Trúc Bạch hây hây quạt mát.

Đường Cổ Ngư tấp nập những xe nhà gọng đồng sáng nhoáng, những torpédo với limousine của các khách thừa lương.

Được tắm gội bằng luồng gió mát, người họ chắc nhẹ như chiếc lông hồng. Cùng ngọn gió hồ, cùng cảnh mặt nước gợn trăng mà tôi thì thấy như bứt

rứt.

Cái đấm bị ở vai, không đau bằng xương sườn, xương gáy với xương ống

chân mỏi rức. Rức xương lại chưa bằng rức óc. Mà lúc ấy thì tôi mỏi rức cả óc lẫn xương.

Cái óc bảo cái xương: “Mày cũng như tao, đang đau rức”, rồi lại bảo cái mắt: “Chúng mày hãy trông trên đường”.

Trên đường có cái gì?

Một anh chàng béo như con trâu trương với bốn đứa con - thiếu chị vợ để họp thành cả một gia đình - Cùng ngồi trên chiếc xe, một người kéo đi bước một.

Đổi địa vị, bậy giờ cho người này ngồi lên, người kia bước xuống.

Kéo được ba bước, người kia rồi phải trỏ vào mặt người này mà nghiến hai hàm răng thật chặt:

- Chúng mày tàn nhẫn lắm, quân bất lương!

Những buổi tối mùa hè người ta thường nghe những tiếng:

- Mày đánh xe kéo mợ đi chơi mát!

- Mười lăm xu một giờ, có đi không?

Rồi, ngang dọc, khắp đường, người ta thấy những gái đã năm con còn phấn đắp như trát, ngồi lấy bộ cho đẹp trên những chiếc xe sơn đỏ, sơn đen; thằng xe thì kéo bở hơi tai, ống chân phải bó xà cạp để tỏ cho người biết bà chủ nó là nhà sang trọng. Lại những thằng vai so đầu mướt, to lớn như ông Hộ pháp, nằm sóng

sượt trên những chiếc xe đi giờ, miệng phì phào hơi thuốc Ăng-lê, hai mắt như mắt Long thần, hết nhìn ngang lại nhìn dọc...

- Mười lăm xu một giờ, có đi không?

- Mày kéo mợ đi chơi mát!

Mươi lăm xu một giờ. Ba đồng một tháng. Bát mồ hôi pha máu của người, họ đáng giá không được một đồng kẽm. Thật quân bất lương!

Ngồi nghĩ ngợi lan man sau khi đã mặc bộ quần áo phu xe, nghe người ta mắng chứi, chịu người ta đánh đòn, tôi lại sực nhớ đến một ông già tôi gặp khoảng ba năm trước.

- Kéo xe đôi, - Bạn tôi với tôi - Ông già chạy chậm. Bạn tôi gắt:

- Chạy nhanh lên chứ, khéo khỉ lắm! Ông già vừa thở vừa đáp:

- Các thầy có kéo xe như tôi, các thầy mới biết.

Bạn tôi nhảy xuống xe toan đánh thằng xe hỗn, nếu tôi không tốt can. Chuyện ấy, đã ba năm.

Bây giờ, chắc ông già ấy đã chết.

Mà làm cái nghề này, sống lâu làm sao được? Chạy suốt ngày. Ăn không đủ. Tấm thân lại dầm mưa dãi nắng...

Người ta nói:

- Quả ở xứ nóng, quả chín sớm. Tôi bảo:

- Người làm cu li xe kéo, người chết non!

(Trích Tôi kéo xe, Tam Lang, NXB Văn học, tr. 18)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định ngôi kể được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)

Câu 2. Tìm những từ ngữ, hình ảnh khắc họạ sự vất vả, khổ cực của những người làm nghề cu li kéo xe được nhắc tới trong văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Phân tích tác dụng của sự kết hợp các yếu tố miêu tả và trần thuật được sử dụng trong đoạn văn in nghiêng. (1,0 điểm)

Câu 4. Qua văn bản, tác giả thể hiện tình cảm, tư tưởng gì? (1,0 điểm)

Câu 5. Việc tác giả - một nhà báo – chọn trải nghiệm nghề nghiệp của người kéo xe để hiểu và viết về công việc ấy gợi cho anh/ chị những suy nghĩ gì? (1,0 điểm)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) nhận xét tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Xuôi đò của Nguyễn Bính.

Hôm nay dưới bến xuôi đò,
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau.
Anh đi đấy, anh về đâu,
Cánh buồm nâu... cánh buồm nâu... cánh buồm...

Câu 2. (4,0 điểm): Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc gìn giữ những nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc.

...........

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Văn 12 Cánh diều

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm