Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 Địa lý 12 (Cấu trúc mới)

Đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích mà Eballsviet.com giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh lớp 12 tham khảo.

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức giới hạn kiến thức lý thuyết và một số dạng bài tập trọng tâm được biên soạn theo cấu trúc mới bám sát đề minh họa 2025. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 12 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Địa lí 12 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12 Kết nối tri thức.

Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức

TRƯỜNG THPT……..

BỘ MÔN: ĐỊA LÍ

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2024 – 2025

MÔN: ĐỊA LÍ KHỐI 12

PHẦN 1: ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ

I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án)

Câu 1. Nước ta có vị trí bán đảo nên

A. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. thiên nhiên mang tính biển lớn.
C. lượng mưa lớn, độ ẩm khá cao.
D. cảnh quan xanh tốt quanh năm.

Câu 2. Nước ta nằm khu vực hoạt động của các khối khí theo mùa nên có

A. nhiệt độ trung bình năm thấp.
B. chế độ mưa thay đổi theo mùa.
C. cân bằng ẩm đạt giá trị dương.
D. thực vật xanh tốt quanh năm.

Câu 3. Vùng đất của nước ta

A. lớn hơn vùng biển nhiều lần.
B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. chỉ giáp biển về phía đông.
D. gồm phần đất liền và hải đảo.

Câu 4. Vùng đất của nước ta

A. mở rộng đến hết nội thủy.
B. thu hẹp theo chiều bắc - nam.
C. có đường biên giới kéo dài.
D. lớn hơn vùng biển nhiều lần.

Câu 5. Nhận định nào dưới đây không đúng về lãnh hải nước ta?

A. Có chiều rộng 12 hải lí.
B. Thuộc chủ quyền quốc gia trên biển.
C. Có độ sâu khoảng 200m.
D. Được coi là đường biên giới trên biển.

Câu 6. Đường biên giới trên đất liền của nước ta kéo dài, gây khó khăn cho việc

A. phát triển nền văn hóa.
B. thu hút đầu tư nước ngoài.
C. khai thác nguồn khoáng sản.
D. bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.

Câu 7. Lãnh thổ nước ta

A. có vùng đất gấp nhiều lần vùng biển.
B. nằm hoàn toàn ở trong vùng xích đạo.
C. có đường bờ biển dài từ bắc vào nam.
D. chỉ tiếp giáp với các quốc gia trên biển.

Câu 8. Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý nước ta là

A. tự nhiên phân hóa đa dạng giữa Bắc - Nam, Đông - Tây.
B. nguồn tài nguyên sinh vật và khoáng sản vô cùng giàu có.
C. thuận lợi giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
D. thuận lợi để xây dựng nền văn hóa tương đồng với khu vực.

Câu 9. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi

A. vị trí trong vùng nội chí tuyến.
B. địa hình nước ta nhiều đồi núi.
C. địa hình nước ta thấp dần ra biển.
D. hoạt động của gió phơn Tây Nam.

Câu 10. Sự phân hóa đa dạng của tự nhiên và hình thành các vùng tự nhiên khác nhau ở nước ta chủ yếu do

A. Khí hậu và sông ngòi.
B. Vị trí địa lí và hình thể.
C. Khoáng sản và biển.
D. Gió mùa và dòng biển.

Câu 11. Nhân tố nào dưới đây quyết định tính phong phú về thành phần loài của giới thực vật nước ta?

A. Địa hình đồi núi chiếm ưu thế, có sự phân hóa phức tạp.
B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa đa dạng.
C. Sự phong phú, đa dạng của các nhóm đất và sông ngòi.
D. Vị trí trên đường di cư và di lưu của nhiều loài thực vật.

.........

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 1. Cho thông tin sau:

Địa hình của miền chủ yếu là đồi núi thấp và đồng bằng, có nhiều dãy núi hướng vòng cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là rừng nhiệt đới ẩm gió mùa. Ngoài ra, ở vùng núi cao có sự xuất hiện của các loài sinh vật cận nhiệt và ôn đới.

a) Nội dung trên thể hiện đặc điểm tự nhiên của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

b) Trong miền, thành phần loài sinh vật nhiệt đới chiếm ưu thế với các kiểu rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng trên núi đá vôi.

c) Thực vật chính của miền là các cây họ dầu, săng lẻ, tếch,... Ở những nơi có mùa khô sâu sắc, kéo dài xuất hiện cây chịu hạn, rụng lá.

d) Mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta chủ yếu do các dãy núi chạy theo hướng vòng cung.

Câu 2. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.

Con người cần khai thác những thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa vào các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển nền nông nghiệp toàn diện, sản xuất nông nghiệp hàng hoá để đáp ứng như cầu trong nước và tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu.

a) Thuận lợi của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa là nền nhiệt, ẩm dồi dào, đất đai màu mỡ, nguồn nước phong phú.

b) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp được tiến hành quanh năm theo hình thức thâm canh, tăng vụ.

c) Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, ổn định, ít rủi ro.

d) Nước ta có thể sản xuất ra các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm.

Câu 3. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.

Sự phân hoá của thiên nhiên theo chiều Đông – Tây đươc thể hiện khá rõ ở vùng đồi núi nước ta. Vùng núi Đông Bắc là nơi có mùa đông lạnh nhất cả nước, về mùa đông nhiệt độ hạ xuống rất thấp, thời tiết hanh khô, thiên nhiên mang tính chất cận nhiệt đới gió mùa. Vùng núi Tây Bắc có mùa đông tương đối ấm và khô hanh, ở các vùng núi thấp cảnh quan mang tính chất nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở các vùng núi cao cảnh quan thiên nhiên lại giống vùng ôn đới.

a) Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất cả nước do vị trí địa lí kết hợp với hướng núi.

b) Vùng núi Tây Bắc có mùa đông ấm hơn, khô hanh do vị trí và ảnh hưởng của các dãy núi hướng tây bắc – đông nam đã ngăn cản gió mùa Đông Bắc.

c) Vùng núi cao Tây Bắc nhiệt độ hạ thấp do gió mùa Đông Bắc kết hợp độ cao địa hình.

d) Tại các vùng núi cao Tây Bắc có nhiệt độ hạ thấp do địa hình cao hút gió từ các hướng tới.

Câu 4. Đọc đoạn thông tin và chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý a), b), c), d) sau đây.

Đất là tài nguyên quốc gia vô cùng quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu của nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sử đụng đất hiện nay chưa hợp lí làm cho tài nguyên đất đang bị suy giảm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự suy giảm tài nguyên đất, trong đó có cả nhân tố tự nhiên và nhân tố con người.

a) Hoang mạc hoá, mặn hoá, phèn hoá, suy giảm độ phì, ô nhiễm đất,… là biểu hiện của suy giảm tài nguyên đất.

b) Tình trạng nước biển dâng, cát bay, sử dụng phân bón, chất thải công nghiệp,… là các nguyên nhân tự nhiên làm cho đất bị suy thoái.

c) Các chất thải công nghiệp, giao thông, sinh hoạt và sử dụng phân hoá học,… gây ô nhiễm đất, giảm độ phì trong đất.

d) Sự suy giảm tà nguyên rừng, biến đổi khí hậu, … dẫn tới tình trạng xói mòn, sạt lở, xâm nhập mặn,…

................

Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn thi cuối học kì 1 Địa lý 12 Kết nối tri thức

Chia sẻ bởi: 👨 Bảo Ngọc
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm