Văn mẫu lớp 12: Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ (6 Mẫu + Sơ đồ tư duy) Lập dàn ý phân tích A Phủ chi tiết
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài bao gồm 6 mẫu dàn ý chi tiết đầy đủ nhất. Qua đó giúp các bạn học sinh nắm vững được kiến thức biết cách viết bài văn hay sáng tạo, đầy đủ các ý để phân bổ thời gian cho hợp lí cho bài văn phân tích nhân vật hay.
A Phủ không phải là nhân vật xuất hiện ngay từ đầu câu chuyện nhưng dường như lại khiến người đọc ám ảnh cho mãi đến về sau. Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng nhân vật A Phủ và hình tượng điển hình của người nông dân trong xã hội phong kiến bị áp bức nhưng lại có khát khao sống mãnh liệt. Ngoài ra các bạn xem thêm bài văn mẫu: phân tích sức sống tiềm tàng của Mị, phân tích Vợ chồng A Phủ, phân tích nhân vật Mị.
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ hay nhất
Sơ đồ tư duy nhân vật A Phủ
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 1
I. Mở bài:
- Đôi nét về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật
II. Thân bài:
* Xuất thân của A Phủ
- Khốn khó, mồ côi cha mẹ, sống tự do, khỏe mạnh, siêng năng, giàu bản lĩnh, nhưng không kiêu ngạo, là “con trâu tốt” của bản mường nhưng vì nghèo nên không lấy được vợ. Trích câu dân làng nói về A Phủ.
- Là con người không bao giờ lùi bước trước cường quyền, bạo chúa. A Phủ biết A Sử là con thống lí nhưng vẫn ra tay đánh, vẫn phải trừng trị kẻ xấu, kẻ gây rối.
* Trải qua những ngày tháng đọa đày cùng cực trong nhà Thống Lý
- Sau việc đánh con quan làng, A Phủ đã nhận lấy những trận đòn kinh người của nhà Thống Lý, A Phủ dù bị đánh đập nhưng không hề kêu van xin tha đến nửa lời. Anh rất cứng đầu, mạnh bạo và không chịu khuất phục.
- Bị phạt vạ, A Phủ thành người ở không công quần quật với công việc: “đốt rừng, cày nương, cuốc mương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng”. Nhưng anh không hề nói lại nửa lời mà chấp nhận vì bọn chúa đất đày đọa, áp bức nhân dân quá trơ trẽn. A Phủ chấp nhận cũng vì chính A Phủ cũng không có gia đình, có nhà, hơn nữa, anh đã gây lên tội thì cũng phải chịu phạt
- Khi hổ vồ mất bò, A Phủ nhất quyết cãi lại lời Thống Lý, quyết tâm đi bắt hổ. Nhưng cuối cùng anh đành phải tự tay đóng cọc để người ta trói mình. Đau khổ cùng cực đến nỗi khi Mị nhìn sang thì thấy “một dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đem lại”, “thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh”.
* Nổi bật ở A Phủ là một sức phản kháng mãnh liệt:
- Điều này thống nhất với bản tính gan góc từ nhỏ: cả nhà chết hết vì bệnh dịch, làng chết và đói nên “người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ ngang bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc ở Hồng Ngài”
- Trong đêm tình mùa xuân, trước việc gây chuyện của đám trai làng do A Sử cầm đầu, A Phủ đã gan góc ” vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đập đầu xuống đất, xé vai áo, đánh tới tấp”. Hành động này thật dũng cảm, dẫu chỉ là bộc phát. A Phủ thể hiện mình không chịu nhục trước thế lực cường quyền.
- Đặc biệt khi được Mị cởi trói, mặc dù rất đau đớn đến “khụy xuống, không bước nổi”, trong người không còn sức lực do phải chịu cực hình, trói đứng và nhịn đói, nhưng anh đã “quật sức vùng lên chạy”; cùng với Mị tự giải thoát khỏi nhà thống lý. Khát vọng, sức sống từ người phụ nữ cùng cảnh ngộ đã thổi bùng trở lại sức sống và khát vọng tự do nơi người con trai mang bản chất tốt đẹp này.
* Đánh giá
- Nếu Mị là kiểu nhân vật tâm lý thì A Phủ lại là nhân vật hành động táo bạo, quyết liệt.
- Khi miêu tả A Phủ, nhà văn phối hợp vừa tả vừa kể, nhấn mạnh các chi tiết cụ thể, ấn tượng để khắc họa những đặc điểm, tính cách nhân vật.
- Cùng với Mị, A Phủ đã góp phần hoàn thiện chân dung con người miền núi Tây Bắc: Số phận đau thương nhưng giàu sức sống, tình cảm và khát vọng
- Người đọc cũng mong có một kết thúc tốt đẹp đến với A Phủ và Mị. Bởi họ là những con người không chịu khuất phục trước cường quyền gian ác. Nếu chị Dậu trong “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố chạy ra khỏi nhà lý thống trong đêm tối, cái đêm đen cũng đen như cuộc đời của chị, người ta mong chị sẽ gặp được ánh sáng soi rọi của cách mạng, thì ở đây, người đọc cũng mong A Phủ và Mị chạy thoát khỏi nhà lý thống, gặp được ánh sáng của Cách mạng ở cuối đường.
III. Kết bài:
Khi miêu tả nhân vật A Phủ, nhà văn miêu tả qua những hành động khi bị đánh đập, để thấy được sức sống kiên cường của anh. Số phận của nhân vật A Phủ cũng giống như số phận của bao người dân miền núi khác, như Mị. Họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc, họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng. Nhưng họ đã đấu tranh để tự giải phóng bằng sức mạnh quật khởi của chính mình.
Xem thêm: Phân tích nhân vật A Phủ
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 2
1. Mở bài
Giới thiệu truyện ngắn Vợ chồng A Phủ và nhân vật A Phủ: vợ chồng A Phủ là một câu chuyện thành công và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh việc xây dựng nhân vật Mị với nội tâm sâu sắc, nhân vật A Phủ cũng để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng bạn đọc.
2. Thân bài
a. Cuộc đời A Phủ
- Mồ côi cha mẹ, bị bắt đem đi bán cho người Thái.
- Tính tình ngang bướng, không chịu ở cánh đồng thấp, trốn lên núi và lưu lạc tới Hồng Ngài.
- Là một trai tráng khỏe mạnh, chạy nhanh như ngựa lại chăm làm, giỏi giang trong việc đồng áng được nhiều cô gái mê.
b. Khi bị bắt về nhà thống lí
- Do đánh nhau với A Sử trong ngày đi chơi xuân mà A Phủ bị bắt về nhà thống lí, tại đây A Phủ bị đánh đập dã man và bị bọn chúng bắt làm người ở đợ để trừ tiền đền bù đánh A Sử.
- Hàng ngày A Phủ phải đi làm quần quật từ sáng đến tối không chút nghỉ ngơi.
- Một lần, để hổ vồ mất bò, A Phủ lại bị bọn chúng bắt trói và đánh đập dã man nhưng anh không mảy may một lời van xin hay khóc lóc mà cam chịu trước số phận.
- A Phủ bị trói đứng ở cột nhà và bị bỏ đói mấy ngày, người trong nhà vẫn hoạt động nhưng không ai quan tâm đến sự xuất hiện của anh. Tủi hổ trước số phận và sự ngang trái của xã hội lúc bấy giờ, trong đêm A Phủ rỉ ra hai hàng nước mắt nhưng đã bị Mị nhìn thấy.
- Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ được Mị cắt dây cởi trói và bảo mình bỏ chạy, hành động cứu A Phủ đó đã khiến anh như được hồi sinh một lần nữa, anh dùng chút sức lực cuối cùng của mình để vùng bước đi.
- Sau đó, Mị chạy theo và xin đi cùng A Phủ, anh hiểu những gì người phụ nữ này trải qua trong gia đình ấy nên đã cho Mị cùng đến Phiềng Sa.
3. Kết bài
Khái quát lại nhân vật A Phủ và giá trị của câu chuyện.
Dàn ý phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 3
1. Mở bài
Giới thiệu nhà văn Tô Hoài và truyện ngắn Vợ chồng A Phủ.
2. Thân bài
A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch. Có người bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười bốn, nhưng A Phủ gan bướng, trốn thoát lên núi, rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ thành một chàng trai khỏe mạnh "chạy nhanh như ngựa", lao động giỏi, lại"săn bò tót rất thạo". Vì thế, A Phủ trở thành niềm mơ ước của bao cô gái. Họ bảo nhau: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà".
Tuy vậy, A Phủ suốt đời làm thuê làm mướn, nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ và cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai Hmông khác.
Chính hoàn cảnh khắc nghiệt này đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ. Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian.
A Phủ dám đối mặt với bọn con quan một cách thật hùng dũng và đầy tự tin. Anh sẵn sàng trừng trị kẻ đã phá cuộc vui của bạn bè mình.
Cũng vì thế, A Phủ bị trói mang đến nhà Phá Tra để xử kiện. Cuộc xử kiện quái lạ này thực chất chỉ là một cuộc tra tấn dã man để cuối cùng A Phủ vô cớ phải trở thành người nô lệ gạt nợ cho nhà thống lí. Bằng ngòi bút miêu tả phong tục bậc thầy, Tô Hoài đã làm hiện rõ trước mắt người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần cách áp bức dã man, trắng trợn kiểu trung cổ của bọn thống trị miền núi. Qua "làn khói thuốc phiện ngào ngạt tuôn ra các lỗ cửa sổ", cứ hút trong một đợt thuốc phiện Pá Tra lại ra lệnh, trai làng lại từng đợt, từng đợt thay nhau lạy tên thống lí lia lịa rồi xông vào đánh A Phủ. Còn người thanh niên khốn khổ này chỉ biết im lặng chịu đòn "suốt chiều, suốt đêm".
→ Như vậy, tuy là một chàng trai tự do của núi rừng, A Phủ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của bọn chúa đất. Từ đây, anh bỗng vĩnh viễn trở thành con trâu, con ngựa, như một nô lệ cho nhà Pá Tra. Hơn nữa, cho đến cả đời con, đời cháu, bao giờ trả hết nợ mới thôi. Và nếu không gặp Mị, chắc chắn A Phủ đã phải chết một cách thê thảm tại nhà thống lí.
Tinh thần phản kháng là cơ sở để sau này, khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.
3. Kết bài
Câu chuyện về A Phủ - người nô lệ gạt nợ đã bổ sung cho câu chuyện của Mị - người con dâu gạt nợ, để hoàn thiện bản án về tội ác của bọn chúa đất đối với những người lao động lương thiện ở miền núi trước Cách mạng, đồng thời cũng cho thấy sức sống mãnh liệt của họ.
Xem thêm: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Dàn ý phân tích A Phủ ngắn gọn - Mẫu 4
a) Mở bài
- Đôi nét về tác giả và tác phẩm
- Giới thiệu nhân vật A Phủ
b) Thân bài
* Xuất thân của A Phủ là:
Khốn khó, mồ côi cha mẹ và sống tự do, khỏe mạnh và rất siêng năng, giàu bản lĩnh, nhưng không kiêu ngạo, là “con trâu tốt” của bản mường nhưng tại vì nghèo nên không lấy được vợ. Trích những câu dân làng nói về A Phủ.
Là con người không bao giờ biết lùi bước trước cường quyền và bạo chúa. A Phủ biết A Sử là con thống lí nhưng vẫn ra tay đánh và vẫn phải trừng trị kẻ xấu, kẻ gây rối.
* Trải qua những ngày tháng rất đọa đày cùng cực trong nhà Thống Lý
- Sau việc đánh con quan làng, thì A Phủ đã nhận lấy những trận đòn kinh người của nhà Thống Lý, A Phủ dù bị đánh đập nhưng không hề kêu van xin tha dù đến nửa lời. Anh rất cứng đầu và mạnh bạo không bao giờ chịu khuất phục.
- Bị phạt vạ và A Phủ thành người ở không công quần quật với công việc: “đốt rừng, cày nương và cuốc mương, săn bò tót, bẫy hổ và chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò và ngoài rừng”. Nhưng anh không hề nói lại nửa lời mà chấp nhận vì bọn chúa đất đày đọa và áp bức nhân dân quá trơ trẽn. A Phủ chấp nhận cũng vì chính A Phủ cũng không có gia đình, có nhà và hơn nữa, anh đã gây lên tội thì cũng phải chịu phạt
- Khi hổ vồ mất bò thì A Phủ nhất quyết cãi lại lời Thống Lý và quyết tâm đi bắt hổ. Nhưng cuối cùng thì anh đành phải tự tay đóng cọc để người ta trói mình. Đau khổ cùng cực cho đến nỗi khi Mị nhìn sang thì thấy “một dòng nước lấp lánh bò xuống hai hõm má và đã xám đem lại”, “thở phè từng hơi và không biết mê hay tỉnh”.
* Nổi bật ở A Phủ là một sức phản kháng rất mãnh liệt
- Điều này đã thống nhất với bản tính gan góc từ nhỏ: cả nhà chết hết vì bệnh dịch và làng chết và đói nên “người làng đói bụng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười tuổi nhưng A Phủ đã ngang bướng và không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi và lưu lạc ở Hồng Ngài”
- Trong đêm tình mùa xuân, trước việc gây chuyện của đám con trai làng do A Sử cầm đầu và A Phủ đã gan góc ” vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”, “xộc tới và nắm cái vòng cổ, kéo đập đầu xuống đất, xé vai áo và đánh tới tấp”. Hành động này thật là rất dũng cảm , dẫu chỉ là bộc phát. A Phủ thể hiện mình không thể chịu nhục trước những thế lực cường quyền.
- Đặc biệt là khi được Mị cởi trói và mặc dù rất đau đớn đến “khụy xuống, không bước nổi”, nhưng trong người không còn sức lực do phải chịu cực hình và trói đứng và nhịn đói, nhưng anh đã “quật sức vùng lên chạy”; cùng với Mị tự giải thoát khỏi nhà thống lý. Khát vọng và sức sống từ người phụ nữ cùng cảnh ngộ đã thổi bùng trở lại sức sống và sự khát vọng tự do của người con trai mang bản chất tốt đẹp này.
* Đánh giá về nhân vật A Phủ
- Nếu Mị là kiểu nhân vật tâm lý thì A Phủ lại là nhân vật hành động táo bạo và quyết liệt.
- Khi miêu tả A Phủ thì nhà văn đã phối hợp vừa tả vừa kể, nhấn mạnh các chi tiết cụ thể, ấn tượng để khắc họa những đặc điểm và tính cách nhân vật.
- Cùng với Mị thì A Phủ đã góp phần hoàn thiện chân dung con người miền núi Tây Bắc: Số phận đau thương nhưng giàu sức sống và tình cảm và khát vọng
- Người đọc cũng mong có một kết thúc tốt đẹp nhất đến với A Phủ và Mị. Bởi họ là những con người không chịu khuất phục trước cường quyền và gian ác. Nếu chị Dậu trong tác phẩm “Tắt Đèn” của nhà văn Ngô Tất Tố chạy ra khỏi nhà lý thống trong đêm tối và cái đêm đen cũng đen như cuộc đời của chị, người ta đã mong chị sẽ gặp được ánh sáng soi rọi của cách mạng, thì ở đây, người đọc đã cũng mong A Phủ và Mị chạy thoát khỏi nhà lý thống và gặp được ánh sáng của Cách mạng ở cuối đường.
c) Kết bài
Khi miêu tả nhân vật A Phủ, nhà văn đã miêu tả qua những hành động khi bị đánh đập và để thấy được sức sống kiên cường của anh. Số phận của nhân vật A Phủ thì cũng giống như số phận của bao người dân miền núi khác, như Mị. Họ đã phải luôn đấu tranh giành lại hạnh phúc và họ đã phải trải qua bao tủi cực, cay đắng. Nhưng mà họ đã đấu tranh để tự giải phóng bằng sức mạnh và quật khởi của chính mình.
Dàn ý nhân vật A Phủ - Mẫu 5
1. Mở bài phân tích A Phủ
– Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
- Tô Hoài (1920 – 2014) là một trong những tác gia lớn nhất của thế kỉ 20, thuộc thế hệ vàng của văn chương hiện đại cùng với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Xuân Diệu, Huy Cận.
- Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc của Tô Hoài, thể hiện sự cảm thương cho số phận những người lao động nghèo bất hạnh, bị tước đoạt đi quyền sống, bị hành hạ cả thể xác và tinh thần.
– Giới thiệu nhân vật A Phủ: Nhân vật A Phủ được miêu tả sóng đôi với Mị, góp thêm một thân phận người lao động nghèo vào bức tranh hiện thực của tác phẩm.
2. Thân bài phân tích A Phủ
* Luận điểm 1: Hoàn cảnh, xuất thân của A Phủ
– Mồ côi cả cha lẫn mẹ vì nhà bị chết dịch, A Phủ bị bắt đem bán đổi lấy thóc của người Thái.
– Mười bốn tuổi thôi nhưng A Phủ đã rất gan bướng, anh đã trốn thoát lên núi rồi lưu lạc đến Hồng Ngài.
– Giữa núi rừng, A Phủ dần lớn lên và trở thành một chàng trai khỏe mạnh “chạy nhanh như ngựa”, lao động giỏi, “săn bò tót rất thạo” -> Trở thành niềm mơ ước của bao cô gái “Đứa nào được A Phủ cũng bằng có được con trâu tốt trong nhà“.
– Suốt đời làm thuê làm mướn, A Phủ nghèo đến nỗi không thể nào lấy được vợ, cũng không có nổi cả cái vòng bạc để đi chơi ngày Tết như bao chàng trai H’Mông khác.
-> Hoàn cảnh khắc nghiệt đã góp phần tạo nên ở A Phủ tính cách gan góc, táo bạo và một sức sống mạnh mẽ.
=> Hình ảnh A Phủ khiến người đọc nhớ tới những nhân vật chàng Mồ Côi, chàng Khó tràn đầy sức lực, lao động giỏi và giàu nghĩa khí trong văn học dân gian.
– A Phủ phải làm người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra vì không có tiền trả.
=> A Phủ – chàng trai đáng thương, lai lịch cụ thể nhưng mang dáng dấp của nhiều đồng bào dân tộc: chịu nhiều khó khăn do đói rét, bệnh tật, nghèo khổ.
* Luận điểm 2: Phẩm chất, tính cách tốt đẹp của A Phủ
– Khao khát tự do, mạo hiểm:
“Không chịu ở dưới cánh đồng thấp”
“Trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài”
– Không chùn bước trước cường quyền, bạo chúa: Biết A Sử là con thống lí nhưng vẫn ra tay đánh, vẫn phải trừng trị kẻ xấu, kẻ gây rối.
– Một chàng trai khỏe mạnh: “chạy nhanh như ngựa”, “nhai đứt võng mây”
– Yêu lao động, có trách nhiệm và giỏi trong lao động, không quản ngại những công việc nặng nhọc, khó khăn, nguy hiểm:
- Biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc
- Cày giỏi, đi săn bò tót rất bạo
- Công việc làm hay đi săn, cái gì cũng làm phăng phăng
- Đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò ngoài rừng
- Vô ý để mất một con bò -> xin đi giết hổ
– Niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi: “không có ruộng, không có bạc, không thể lấy nổi vợ” nhưng vẫn đem sáo, khèn, đem con quay, quả pao, quả yến đi tìm người yêu trong những đêm tình mùa xuân.
– Một chàng thanh niên có tinh thần dũng cảm, gan góc: săn bò tót, bẫy hổ…
– A Phủ là một con người nhân ái, tinh tế:
- Hiểu và cảm thông cho hoàn cảnh của Mị
- Đưa Mị cùng chạy trốn khỏi nhà thống lí
-> A Phủ mang nhiều phẩm chất đáng quý của con người lao động, giàu lòng nhân ái và luôn hướng về tương lai tốt đẹp.
=> A Phủ chính là hiện thân cho những con người lao động, nhất là những con người lao động nghèo khổ với phẩm chất tốt đẹp.
=> Qua đó, tác giả muốn thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp của những con người lao động nghèo.
* Luận điểm 3: Số phận bất hạnh của A Phủ
– A Phủ bỗng nhiên trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí Pá Tra do dám đánh A Sử vì bất bình trước hành động ngang ngược của hắn. -> Không sợ cường quyền, sẵn sàng trừng trị kẻ xấu.
– A Phủ là nạn nhân của một cuộc xử kiện vô lí:
- “cả tiền phạt, tiền thuốc, tiền lợn phải chịu một trăm bạc trắng” -> quan làng tham lam, nhũng nhiễu, hách dịch, xử kiện bất công, chèn ép dân lành.
- Bị đánh đập dã man, không có tiền trả, phải đi ở trừ nợ.
=> Cảnh xử kiện là bức tranh đời sống đặc trưng của miền núi trước Cách mạng, thể hiện tội ác của giai cấp thống trị.
– Là nạn nhân của cường quyền.
– Là nạn nhân của thần quyền: tục cúng ma -> những hủ tục được bọn thống trị lợi dụng để điều khiển và áp bức tinh thần của người dân vô tội.
– Sống và làm việc như trâu như ngựa:
- công việc nguy hiểm, nặng nhọc
- bị đánh trói nhiều ngày vì vô ý làm mất một con bò
-> Trở thành người ở gạt nợ cho nhà thống lí, A Phủ chịu số phận nô lệ bất hạnh, mất quyền con người.
=> A Phủ là nhân vật điển hình cho số phận chung của những người lao động dưới ách áp bức, thống trị của bọn thực dân, phong kiến và sự ràng buộc của những hủ tục của người dân tộc Mèo.
* Luận điểm 4: Sức phản kháng mãnh liệt ở A Phủ.
– Bản tính gan góc từ nhỏ:
- Cả nhà chết hết vì bệnh dịch
- Làng chết và đói nên người làng bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng.
- A Phủ mới mười tuổi, nhưng A Phủ ngang bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc ở Hồng Ngài.
– A Phủ không chịu khuất phục trước thế lực cường quyền:
Trong đêm tình mùa xuân, trước việc gây chuyện của đám trai làng do A Sử cầm đầu, A Phủ đã gan góc ”vung tay ném con quay rất to vào mặt A Sử”, “xộc tới, nắm cái vòng cổ, kéo đập đầu xuống đất, xé vai áo, đánh tới tấp”.
-> Hành động dẫu chỉ là bộc phát nhưng thể hiện được tinh thần dũng cảm của A Phủ.
– Khi được Mị cởi trói:
- Dù rất đau đớn, “khụy xuống, không bước nổi”, trong người không còn sức lực vì phải chịu cực hình, bị trói đứng và nhịn đói, nhưng anh vẫn “quật sức vùng lên chạy”
- Cùng với Mị tự giải thoát khỏi nhà thống lí.
-> Khát vọng, sức sống từ người phụ nữ cùng cảnh ngộ đã thổi bùng trở lại sức sống và khát vọng tự do nơi người con trai mang bản chất tốt đẹp này.
=> A Phủ đại diện cho những con người lao động chịu áp bức luôn tiềm tàng sức sống bền bỉ, khát vọng tự do tìm hạnh phúc. Sức sống mãnh liệt ấy không thể bị dập tắt dù trong hoàn cảnh nào hay bởi bất cứ thế lực xấu xa đen tối nào.
* Luận điểm 5: Giác ngộ và đi theo lý tưởng cách mạng
– Tinh thần phản kháng là cơ sở để khi gặp A Châu – người cán bộ của Đảng, A Phủ nhanh chóng giác ngộ cách mạng, tham gia du kích, tích cực đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng quê hương.
– Quá trình giác ngộ cách mạng của A Phủ đi từ tự phát đến tự giác.
=> Qua đó, ta nhận ra khả năng cách mạng tiềm tàng to lớn của đồng bào dân tộc Mèo ở Tây Bắc nói riêng và của nhân dân lao động nói chung.
3. Kết bài phân tích A Phủ
– Khái quát giá trị của nhân vật A Phủ: Thông qua nhân vật A Phủ, tác giả lên án tố cáo tội ác của giai cấp chủ nô phong kiến miền núi lúc bấy giờ đã áp bức, bóc lột nhân dân Tây Bắc. Đồng thời phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động.
– Nêu cảm nhận, đánh giá riêng của em về nhân vật: cảm thông số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của nhân vật, thấy yêu thương, trân trọng số phận con người.
Lập dàn ý phân tích nhân vật A Phủ - Mẫu 6
I. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Tổ Hoài: Tô Hoài là nhà văn tiêu biểu, xuất sắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông tên thật là Nguyễn Sen, quê ở Hà Nội. Từ khi còn nhỏ, Tô Hoài đã vô cùng vất vả và bươn trải với nhiều nghề để mưu sinh như gia sư dạy trẻ, bán hàng, kế toán… Ông bộc lộ tài năng văn chương khi tự mình sáng tác một số tác phẩm thơ rất lãng mạn, những cuốn truyện vừa viết theo kiểu vô hiệp, sau đó chuyển sang văn chương hiện thực và được chú ý ngay những tác phẩm đầu tay.
– Giới thiệu về tác phẩm và nhân vật: Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài. Bên cạnh xây dựng nhân vật Mị thành công, nhân vật A Phủ là nhân vật cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
II. Thân bài
a. Luận điểm 1: Cuộc đời A Phủ với số phận đặc biệt
– Dàn ý phân tích nhân vật a phủ – A Phủ mồ côi cha mẹ, bị bắt đem cho người thái. Tuổi thơ đã mồ côi cả cha lẫn mẹ không người thân thích và cả làng cũng không ai quan tâm đến A Phủ. Có thể nói nếu A Phủ sống sót không phải ngẫu nhiên mà vì A Phủ đã là một mầm sống khỏe, vượt qua sự sàng lọc nghiệt ngã của thiên nhiên, bởi thế không ngạc nhiên khi A Phủ bị đem bắt suông bán đổi lấy thóc của người Thái, A phủ vẫn trốn thoát dù khi đó mới 10 tuổi. “Có người làng đói bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng. A Phủ mới mười một tuổi, nhưng A Phủ gan bướng, không chịu ở cánh đồng thấp. A Phủ trốn lên núi, lưu lạc đến Hồng Ngài.”
– A Phủ lớn lên trở thành một chàng trai Mông khỏe mạnh, con gái trong làng đứa nào cũng mê. Nhưng cay đắng thay, A Phủ nghèo, bởi vì nghèo cho nên không thể lấy vợ, lại không có cha mẹ, không có ruộng, suốt đời làm thuê, làm mướn.
– Là người khỏe khoắn nhưng cá tính cũng rất đặc biệt, A Phủ vô cùng gan góc, bộc lộ từ năm lên 10. Chính cá tính ấy đã giúp cho A Phủ làm chủ cuộc sống của này, dù sống ở vùng hoang, không ruộng đất, làm thuê, cuốc mướn, ở đợ nhưng A phủ vẫn khỏe mạnh, táo bạo. “Ngày Tết đến, A Phủ chẳng có quần áo mới như nhiều trai khác, A Phủ chỉ có độc một chiếc vòng bằng sợi dây đồng vía lằn trên cổ. A Phủ cùng trai làng đem sáo, khèn, đem con quay và quả pao, quả yến đi tìm người yêu ở các làng trong vùng. Vì thế mà sinh sự đánh nhau ở Hồng Ngài.
b. Luận điểm 2: Bị bắt về nhà thống lí
– Vì đánh nhau với A Sử trong ngày đi chơi xuân mà A Phủ bị bắt về nhà thống lý. Tại đây A Phủ bị đánh đập dã man, bắt làm trả nợ, trừ tiền cho A Sử. Nhưng A Phủ là một người đơn giản, anh không quan tâm đến những hậu quả xảy ra với mình. Dù là làm công trả nợ nhưng anh vẫn rất tự do, quanh năm một mình chăn ngựa, chăn bò, săn bò tót… anh đều làm tốt. Chàng trai quanh năm suốt tháng buôn ba rong ruổi ngoài gò rừng, làm phăng phăng mọi thứ, không khác gì năm tháng trước kia. A Phủ ở lều hàng tháng ngoài nương. Đêm đến, dồn bò ngựa về nằm chầu nhau ngủ quanh lều.
=> A phủ là chàng trai tự do dù cho bị ràng buộc trả nở nhưng tính cách gan góc, tự do vẫn không đổi.
– A Phủ làm mất bò do mải mê săn nhím. Thấy vết chân hổ A Phủ liền phóng ngựa đi bắt hổ. Việc đi săn hổ với A Phủ như một chuyện bình thường. Thậm chí khi thấy con bò đã bị hổ ăn thịt , còn lại một nửa A Phủ vác về ăn.
=> Tính cách gan dạ, gai góc, phóng khoáng, tự do. Thậm chí A PHủ còn nghĩ “Con hổ này to lắm. Hãy còn ngửi thấy mùi hôi quanh đây. Ta về lấy súng đi tìm, thế nào cũng bắn được”.
– Ngay cả khi đối mặt với Pá Tra về chuyện mất bò, A Phủ vẫn thản nhiên như không “A Phủ trả lời tự nhiên:
– Tôi về lấy súng. Thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm. Thậm chí A Phủ còn cãi Pá Tra “Tôi được con hổ ấy còn nhiều tiền hơn con bò.
=> A Phủ chống lại Pá Tra là điều hiển nhiên, không sợ thế lực quyền lực nào cả. Kể cả là Pá Tra hay con hổ thì cũng như nhau thôi. Thậm chí ngay cả khi A Phủ đóng cọc cho người ta trói, anh cũng làm thản nhiên => Càng khẳng định một người gan góc, không sợ cái chết.
– A Phủ bị trói bị bỏ quên, bị bỏ đói mấy ngày. Người trong nhà vẫn ăn uống sinh hoạt bình thường nhưng tuyệt nhiên không ai quan tâm đến anh. Qua đây cho thấy sự tàn ác thờ ơ trước con người của những kẻ cầm quyền trong xã hội cũ. Tủi hổ trước số phận và sự ngang trái của xã hội lúc bấy giờ, trong đêm bị trói A Phủ đã chảy nước mắt và bị Mị nhìn thấy Mỵ trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen.
c. Luận điểm 3 : Sức sống mãnh liệt
– Dàn ý phân tích nhân vật a phủ – Trong lúc tuyệt vọng nhất, A Phủ được Mị cởi dây trói và bảo mình bỏ chạy. Chính hành động này đã hồi sinh anh một lần nữa. trong lúc sức tàn lực kiệt, a Phủ vẫn vùng bước đi “A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.”
=> Con người ta bị trói , bị bỏ đói mấy ngày thì lấy đâu ra sức vùng chạy. Vậy mà A Phủ trước cái chết đã quật sức vùng lên cho thấy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong con người anh. Khao khát tự do, khao khát được sống.
III. Kết bài
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo, sâu sắc, tinh tế thể hiện ra qua từng biến đổi nội tâm của A Phủ và Mị.
– A Phủ được tái hiện sống động chân thực, mang nết tính cách của người dân lao động miền núi nói chung và người Mông nói riêng. A Phủ táo bạo gan góc, sôi nổi, ham mê sống, khao khát tự do và hạnh phúc tiềm ẩn trong đó là sức mạnh phản kháng mãnh liệt, dữ dội đối với quan lại thống trị miền núi.