Công nghệ 8 Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện Giải Công nghệ lớp 8 Kết nối tri thức trang 86, 87, 88, 89, 90
Giải Công nghệ 8 Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 86, 87, 88, 89, 90.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 17 Chương IV: Kĩ thuật điện. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Công nghệ 8 Bài 17: Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Luyện tập Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 17
Luyện tập trang 88
Với mỗi yêu cầu của nghề ở cột bên trái, hãy xác định nội dung mô tả yêu cầu tương ứng ở cột bên phải trong Bảng 17.3.
Bảng 17.3 Mô tả một số yêu cầu đối với người lao động trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Tên yêu cầu | Nội dung mô tả yêu cầu |
A. Kiến thức chuyên môn | 1. Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp |
B. Kĩ năng cập nhập kiến thức chuyên môn | 2. Có khả năng linh hoạt, nhạy bén phát hiện và chủ động xử lí, giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống điện, các thiết bị điện. |
C. Kĩ năng phân tích, tổng hợp số liệu | 3. Có thể đưa ra một số giải pháp, đề xuất phương án sáng tạo đổi mới, nhằm cải thiện hệ thống, quy trình sử dụng điện và các thiết bị điện |
D. Kĩ năng tư duy sáng tạo | 4. Có thể tiếp thu, cập nhật những kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc |
E. Kĩ năng giải quyết vấn đề | 5. Có thể thiết lập, xây dựng, dự trù kế hoạch cải thiện, đổi mới hệ thống điện, thiết bị điện dựa trên việc phân tích và tổng hợp các số liệu liên quan. |
G. Kĩ năng tổ chức quản lí công việc | 6. Có kiến thức chuyên môn liên quan đến kĩ thuật điện, điện tử. |
Trả lời:
Tên yêu cầu | Nội dung mô tả yêu cầu |
A. Kiến thức chuyên môn | 6. Có kiến thức chuyên môn liên quan đến kĩ thuật điện, điện tử. |
B. Kĩ năng cập nhập kiến thức chuyên môn | 4. Có thể tiếp thu, cập nhật những kiến thức chuyên môn liên quan để đáp ứng yêu cầu công việc |
C. Kĩ năng phân tích, tổng hợp số liệu | 5. Có thể thiết lập, xây dựng, dự trù kế hoạch cải thiện, đổi mới hệ thống điện, thiết bị điện dựa trên việc phân tích và tổng hợp các số liệu liên quan. |
D. Kĩ năng tư duy sáng tạo | 3. Có thể đưa ra một số giải pháp, đề xuất phương án sáng tạo đổi mới, nhằm cải thiện hệ thống, quy trình sử dụng điện và các thiết bị điện |
E. Kĩ năng giải quyết vấn đề | 2. Có khả năng linh hoạt, nhạy bén phát hiện và chủ động xử lí, giải quyết vấn đề liên quan đến hệ thống điện, các thiết bị điện. |
G. Kĩ năng tổ chức quản lí công việc | 1. Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp |
Luyện tập trang 89
Dựa vào một số gợi ý trong Bảng 17.5 dưới đây, hãy lập bảng liệt kê những sở thích và khả năng của bản thân có thể phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện.
Bảng 17.5. Một số gợi ý cụ thể để tìm hiểu về sở thích, khả năng của bản thân phù hợp đối với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện
Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện | Có | Không | |
Sở thích | Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến kĩ thuật điện không? | ||
Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện không? | |||
Sở thích | Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng điện trong gia đình không? | ||
Có thấy các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển là hữu ích hay không? | |||
Có hứng thú khi tham gia các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển không? | |||
Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của mạch điện, mạch điện điều khiển không? | |||
Khả năng | Có sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách và an toàn không? | ||
Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến mạch điện, mạch điện điều khiển không? | |||
Có lắp đặt được các mạch điện điều khiển đúng cách và an toàn không? | |||
Có phân tích được mô đun cảm biến và mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến không? | |||
Có đề xuất được phương án mới để ứng dụng cho các mạch điện sử dụng mô đun cảm biến trong gia đình mình không? | |||
Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không? |
Trả lời:
Một số sở thích, khả năng phù hợp với ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện | Có | Không | |
Sở thích | Có quan tâm hoặc muốn tìm hiểu về các nghề liên quan đến kĩ thuật điện không? | × | |
Có thích và muốn tương lai sẽ làm một nghề nghiệp cụ thể thuộc lĩnh vực kĩ thuật điện không? | × | ||
Sở thích | Có thích quan sát, tìm hiểu về cách sử dụng và sửa chữa các đồ dùng điện trong gia đình không? | × | |
Có thấy các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển là hữu ích hay không? | × | ||
Có hứng thú khi tham gia các hoạt động lắp ráp mạch điện điều khiển không? | × | ||
Có thích tìm tòi, mở rộng các kiến thức liên quan và những ứng dụng của mạch điện, mạch điện điều khiển không? | × | ||
Khả năng | Có sử dụng các đồ dùng điện trong gia đình đúng cách và an toàn không? | × | |
Có hiểu và dễ dàng trình bày về các nội dung liên quan đến mạch điện, mạch điện điều khiển không? | × | ||
Có lắp đặt được các mạch điện điều khiển đúng cách và an toàn không? | × | ||
Có phân tích được mô đun cảm biến và mạch điện điều khiển sử dụng mô đun cảm biến không? | × | ||
Có đề xuất được phương án mới để ứng dụng cho các mạch điện sử dụng mô đun cảm biến trong gia đình mình không? | × | ||
Có khả năng tổ chức, quản lí và phân công công việc phù hợp trong hoạt động nhóm không? | × |
Vận dụng Công nghệ 8 Kết nối tri thức Bài 17
Hãy tìm hiểu về công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống và phân tích về sự phù hợp của bản thân đối với công việc đó.
Trả lời:
- Công việc cụ thể của một người làm nghề trong lĩnh vực kĩ thuật điện ở khu vực nơi em sống là thợ kiểm tra đồng hồ điện. Theo định kì, cuối tháng thợ kiểm tra đồng hồ sẽ đi chốt số điện năng tiêu thụ của từng gia đình, sau đó ghi chép và làm phiếu thu tiền điện tháng đó.
- Bản thân em thấy mình không phù hợp với công việc đó.