Công nghệ 8 Ôn tập chương I Giải Công nghệ lớp 8 Kết nối tri thức trang 32
Giải Công nghệ 8 Ôn tập chương I giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Công nghệ 8 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 28, 29, 32.
Với lời giải trình bày rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập tốt tiết Ôn tập chương I: Vẽ kĩ thuật. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Giải Công nghệ 8 Ôn tập chương I: Vẽ kĩ thuật
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu nội dung của phương pháp hình chiếu vuông góc?
2. Nêu đặc điểm các hình chiếu của: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
3. Đối với khối đa diện đều, cần bao nhiêu hình chiếu để đủ biểu diễn hình dạng và kích thước?
4. Nêu đặc điểm các hình chiếu của: hình trụ, hình nón, hình cầu.
5. Để biểu diễn một khối tròn xoay, cần bao nhiêu hình chiếu?
6. Nếu các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể.
7. Nêu trình tự đọc bản vẽ chi tiết.
8. Nêu cách đọc bản vẽ chi tiết để hiểu hình dáng chi tiết.
9. Nêu trình tự đọc bản vẽ lắp.
10. Nêu trình tự đọc bản vẽ nhà.
Lời giải:
1. Nội dung của phương pháp hình chiếu vuông góc:
Phương pháp hình chiếu vuông góc là phương pháp dùng các hình chiếu vuông góc để biểu diễn hình dạng và kích thước vật thể.
Trong đó, bao gồm phép chiếu vuông góc và phương pháp chiếu góc thứ nhất
2. Hình hộp chữ nhật: được bao bởi 2 mặt đáy là hình chữ nhật bằng nhau và 4 mặt bên là các hình chữ nhật.
Hình lăng trụ tam giác đều: được bao bởi 2 mặt đáy là hình tam giác đều bằng nhau và 3 mặt bên là các hình chữ nhật.
Hình chóp tứ giác đều: được bao bởi mặt đáy là hình vuông và 4 mặt bên là các hình tam giác đều bằng nhau.
3. Đối với khối đa diện đều, cần 3 hình chiếu để đủ biểu diễn hình dạng và kích thước
4. Đặc điểm các hình chiếu của:
- Hình trụ
- Hình nón
- Hình cầu
5. Để biểu diễn một khối tròn xoay, cần 3 hình chiếu.
6. Các bước vẽ hình chiếu vuông góc của vật thể:
- Bước 1: Phân tích vật thể thành các thể khối đơn giản
- Bước 2: Chọn các hướng chiếu
- Bước 3: Vẽ các hình chiếu các bộ phận của vật thể bằng nét liền mảnh
- ước 4: Hoàn thiện các nét vẽ và ghi kích thước
7. Trình tự đọc bản vẽ chi tiết:
- Khung tên
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Yêu cầu kĩ thuật
8. Cách đọc bản vẽ chi tiết để hiểu hình dáng chi tiết:
- Hình biểu diễn: tên gọi hình chiếu, các hình biểu diễn khác (nếu có)
- Kích thước: kích thước chung của chi tiết, kích thước các thành phần chi tiết
9. Trình tự đọc bản vẽ lắp:
- Khung tên
- Bảng kê
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Phân tích các chi tiết
- Tổng hợp
10. Trình tự đọc bản vẽ nhà:
- Khung tên
- Hình biểu diễn
- Kích thước
- Bộ phận