Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Lịch sử lớp 6 cuối học kì I 42 câu trắc nghiệm môn Lịch sử 6

Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Lịch sử lớp 6 cuối học kì I mang tới 42 câu hỏi trắc nghiệm, giúp thầy cô tham khảo để giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh của mình nhằm củng cố kiến thức Lịch sử 6.

Đồng thời, cũng giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện trả lời câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử 6 thật nhuần nhuyễn. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 6 sách Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com nhé:

Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử 6

Câu 1: Câu nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” là của ai:

A. Hồ Chí Minh
B. Tôn Đức Thắng
C. Phạm Văn Đồng
D. Võ Nguyên Giáp

Câu 2: Tìm hiểu và dựng lại toàn bộ hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ là nhiệm vụ của môn học:

A. Sử học
B. Khảo cổ học
C. Sinh học
D. Văn học

Câu 3: Hùng Vương lên ngôi, đặt tên nước là:

A. Đại Việt
B. Văn Lang
C. Đại Cồ Việt
D. u Lạc

Câu 4: Hiện vật tiêu biểu cho nền văn hoá của cư dân Văn Lang:

A. Vũ khí bằng đồng
B. Lưỡi cày đồng
C. Lưỡi cuốc sắt
D. Trống đồng

Câu 5: Nét đặc sắc trong đời sống vật chất của cư dân Văn Lang

A. Ở nhà sàn
B. Làm bánh chưng, bánh giầy
C. Ăn cơm, rau, cà, thịt, cá
D. Nam đóng khố, nữ mặc váy

Câu 6: Năm 179 TCN Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, năm đó cách ngày nay (2016) là:

A. 2195 năm.
B. 2007 năm.
C. 1831 năm.
D. 179 năm.

Câu 7: Truyện Âu Cơ- Lạc Long Quân thuộc nguồn tư liêụ :

A. Truyền miệng.
B. Chữ viết.
C. Vật chất.
D. Cả 3 nguồn tư liệu trên.

Câu 8: Thục Phán là người chỉ huy quân ta kháng chiến chống quân xâm lược :

A. Tần.
B. Triệu Đà.
C. Quân Nam Hán.
D. Quân Hán.

Câu 9: Sản xuất nông nghiệp của người Việt cổ bắt đầu phát triển khi:

A. Đồ đồng ra đời.
B. Đồ đá được cải tiến.
C. Công cụ xương, sừng xuất hiện.
D. Đồ gốm ra đời.

Câu 10: Thuật luyện kim ra đời dựa trên cơ sở của nghề:

A. Làm đồ gốm
B. Rèn sắt
C. Làm đồ đá
D. Làm đồ trang sức.

Câu 11: Một trong những lý do ra đời của nhà nước Văn Lang là :

A. Nhu cầu trị thuỷ và làm thuỷ lợi
B. Dân số tăng
C. Xuất hiện nhiều người giàu có
D. Làm ra nhiều lúa gạo.

Câu 12:.Kim loại dùng đầu tiên của người Phùng Nguyên,Hoa Lộc là?

A. Đồng
B. Thiết
C. Sắt
D. Kẽm

Câu 13: Văn hoá Đông Sơn là của ai?

A. Người Lạc Việt
B. Người u Lạc
C. Người Tây u
D. Người Nguyên Thuỷ

Câu 14: Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nói lên hoạt động gì của nhân dân ta?

A. Chống lũ lụt, bảo vệ sản xuất nông nghiệp
B. Chống giặc ngoại xâm
C. Giải thích việc tạo thành núi
D. Giải thích việc sinh ra lũ lụt

Câu 15: Nhà nước đầu tiên của nước ta là?

A. Văn Lang
B. u Lạc
C. Vạn Xuân
D. Lạc Việt

Câu 16: Thành Cổ Loa do ai xây dựng?

A. Hùng Vương
B. An Dương Vương
C. Triệu Đà
D. Triệu Việt Vương

Câu 17: Thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những thành tựu gì?

A. Chữ Viết
B. Làm giấy
C. Khắc bản in
D. Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước

Câu 18: Trống đồng Đông Sơn được các nhà khảo cổ tìm thấy lần đầu tiên tại tỉnh nào?

A. Thanh Hóa
B. Nghệ An
C. Phú Thọ
D. Hà Nội

Câu 19: Theo truyền thuyết có tất cả bao nhiêu đời Hùng Vương?

A. 18
B. 16
C. 20
D. 19

Câu 20: Kinh đô nước Văn Lang hiện nay thuộc tỉnh nào?

A. Phú Thọ
B. Thanh Hóa
C. Huế
D. Hà Nội

Câu 21. “Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói trên của ai?

A. Tướng Cao Lỗ;
B. Hùng Vương thứ 18
C. An Dương Vương;
D. Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Câu 22. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng:

A. Thế kỉ XI TCN;
B. Thế kỉ V TCN;
C. Thế kỉ VII TCN;
D. Thế kỉ III TCN.

Câu 23. Bài học lớn nhất sau thất bại của An Dương Vương chống quân xâm lược Triệu Đà là:

A. Phải cảnh giác với quân thù;
B. Phải có tướng giỏi;
C. Phải có lòng yêu nước;
D. Phải có vũ khí tốt.

Câu 24: Kinh đô của nước Văn Lang được xây dựng ở:

A. Việt Trì (Phú Thọ)
B. Phong Khê (Hà Nội)
C. Đông Sơn (Thanh Hóa)
D. Bạch Hạc (Phú Thọ)

Câu 25: Nước ta đầu tiên có tên là gì?

A. u Lạc
B. Văn Lang
C. Đại việt
D. Việt Nam

Câu 26: Nhà nước đầu tiên được thành lập vào thời gian nào?

A. Thế kỉ VII
B. Thế kỉ V Trước công nguyên
C. Thế kỉ VII Trước công nguyên
D. Thế kỉ V

Câu 27: Ai đứng đầu nhà nước Văn Lang?

A. Hùng Vương
B. Thục Phán
C. Lạc hầu
D. Lạc tướng

Câu 28: Kinh đô nước văn Lang ở đâu?

A. Phong Khê (Cổ Loa –Đông Anh –Hà Nội)
B. Phong Châu (Bạch Hạc –Phú Thọ)
C. Thăng Long (Hà Nội)
D. Sài Gòn

Câu 29. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở

A. Vùng núi cao
B. Đồng bằng ven sông, suối, ven biển, gò đồi trung du
C. Vùng đồi trung du
D. Vùng cao châu thổ

Câu 30. Nhà ở chủ yếu của cư dân Văn Lang là

A. Nhà đất
B. Nhà sàn
C. Nhà xây
D. Nhà ngói

Câu 31: Vua nhà nước Văn Lang nắm mọi quyền hành, đời đời cha truyền con nối và đều goi là:

A. Kinh Vương
B. Hùng Vương
C. Hoàng Vương

Câu 32: Trước nạn xâm lược, người Tây Âu và Lạc Việt hợp nhau lại tự vệ bằng cách:

A. Kháng chiến lâu dài, ban ngày trốn vào rừng, đêm đến ra đánh giặc
B. Tạm hoà với giặc
C. Đánh nhanh thắng nhanh
D. Cả 3 đều sai

Câu 33: Nước Âu Lạc ra đời trên cơ sở:

A. Nhu cầu trị thuỷ và làm thuỷ lợi
B. Sau khi đánh thắng quân Tần
C. Hợp nhất Tây Âu và Lạc Việt
D. Câu A và B đúng

Câu 34: Để tăng cường phòng thủ bảo vệ kinh đô An Dương Vương cho:

A. Xây dựng thành Cổ Loa kiên cố
B. Xây dựng lực lượng quân đội mạnh
C. Trang bị vũ khí nhiều loại
D. Cả 3 đều đúng

Câu 35: Hiện vật tiêu biểu nhất của thời Văn Lang là:

A. Thành Cổ Loa
B. Trống đồng
C. Cuốc sắt
D. Cả 3 đều sai

..........

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Tìm thêm: Lịch sử 6
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm