Cách làm phần đọc hiểu văn bản Kí Cách làm phần đọc hiểu Ngữ văn
Cách làm phần đọc hiểu Kí là tài liệu vô cùng hữu ích, bao gồm 14 trang toàn bộ kiến thức về thể loại kí, cách đọc hiểu, một số câu hỏi và cách trả lời kèm đề đọc hiểu minh họa có đáp án giải chi tiết. Qua đó giúp các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu học tập, củng cố kiến thức để giải nhanh các bài tập đọc hiểu.
Mẹo làm bài đọc hiểu văn bản kí sẽ là tư liệu cực hay, giúp ích nhiều cho các bạn ôn tập môn Văn trong giai đoạn nước rút này. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm 27 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia, Bộ 110 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.
Mẹo làm bài đọc hiểu Kí (Siêu hay, có đáp án)
I. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
1) Tùy bút và tản văn ( yếu tố tự sự và trữ tình )
-Trong tùy bút và tản văn 2 yếu tố này đc kết hợp linh hoạt tùy vào ý tưởng trung tâm được triển khai, đối tượng quan sát và đặc điểm phong cách NT của ng viết.
-Tuỳ bút:
+) Là tiểu loại kí có tính tự do cao, có bố cục linh hoạt, thường nghiêng hẳn về tính trữ tình với điểm tựa là cái tôi của tác giả.
+) Người viết sẽ tuỳ cảnh, tuỳ việc, tuỳ theo cảm hứng mà trình bày, nhận xét, đánh giá, suy tưởng,... Nếu có miêu tả, kể chuyện thì đó cũng chỉ là cái cớ để giải bày cảm xúc, suy tư trữ tình.
-Tản văn:
+)Một tiểu loại kí thường sử dụng đồng thời cả yếu tố tự sự và trữ tình, có thể kết hợp nghị luận, miêu tảè thể hiện những rung cảm thẩm mĩ và quan sát tinh tế của tác giả về các đối tượng đa dạng trong đời sống.
+) Cái tôi của tác giả luôn hiện diện rõ nét, nhưng việc triển khai những liên hệ, suy tưởng phần nào được tiết chế so với tuỳ bút.
2) Truyện Kí ( Phi hư cấu và hư cấu trong truyện kí )
-Truyện kí:
+) Một dạng truyện kể về người thật, việc thật. Tôn trọng sự thật đời sống.
+) Đòi hỏi quan trọng hàng đầu về việc đảm bảo tính xác thực của toàn bộ sự việc được kể đối với các sáng tác thuộc thể loại nàyè truyện kí được xếp vào loại văn học phi hư cấu.
*)Yếu tố hư cấu trong truyện kí
-Yếu tố hư cấu vẫn luôn hiện diện trong truyện kí (dù được sử dụng một cách tiết chế).
-Thể hiện ở sự sáng tạo riêng của người viết khi xử lí, tổ chức tư liệu và lựa chọn giọng điệu, ngôn ngữ trần thuật thích hợp.
-Yếu tố hư cấu còn được thể hiện qua cách người viết hình dung, miêu tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
3) Phóng sự
- Xuất hiện trên cơ sở sự phát triển của báo chí hiện đại, là một thể loại thuộc tính hình kí.
- Cung cấp cho người đọc cái nhìn chân thực về một sự việc, hiện tượng, thường là đặc biệt, có ý nghĩa thời sự, diễn ra trong đời sống xã hội đương thời.
-Dùng sự thật để phản bác những nhận thực còn sai lệch và khẳng định điều tốt đẹp trong đời sống, tác động tích cực đến nhận thức của người đọc. Tính chân thực về thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là những đặc điểm cốt lõi của một bài phóng sự.
-Để đảm bảo sự xác thực và độ tin cậy của thông tin, người viết phóng sự thường dùng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng vấn, ghi chép tại chỗ,…
- Tác giả còn có thể sử dụng các thủ pháp hư cấu ở một mức độ nhất địnhèlàm cho câu chuyện và các sự kiện được kể trở nên hấp dẫn hơnè nhiều phóng sự còn thể hiện tính thẩm mĩ, mang dấu ấn phong cách cá nhân người viết.
4) Hồi kí
-Hồi kí là thể loại thuộc loại hình kí, có giá trị tư liệu cao, kể lại từ điểm nhìn chủ quan về những sự kiện, biến cố đã xảy ra trong quá khứ mà tác giả là nhân vật trung tâm hoặc là người tham dự, chứng kiến.
-Luôn đề cao tính xác thực của những gì được kể. Câu chuyện về con người và sự việc trong hồi kí giúp độc giả vừa thấy rõ trải nghiệm phong phú và thế giới tinh thần tiêng của người viết, vừa hình dung được diện mạo chân thực của đời sống lịch sử - xã hội và văn hóa một thời đã qua. Người viết hồi kí thường tập trung ghi chép, soi tỏ phần hiện thực mà mình hiểu rõ với tư cách là chứng nhân.
-Trong hồi kí, tác giả là người kể chuyện ngôi thứ nhất, trực tiếp trình bày, mô tả về con người và sự việc. Cùng với điều đó, quy luật vận động riêng của trí nhớ đã làm cho hồi kí mang đậm tính chủ quan - một đặc điểm quan trọng tạo nên sức hút riêng của thể loại này.
II. CÁCH ĐỌC HIỂU
1. Các bước làm bài đọc hiểu
a. Đọc ngữ liệu
- Đọc lướt.
- Đọc kĩ.
b. Đọc câu hỏi
- Đọc kĩ từng câu.
- Xác định các vế trong câu hỏi.
- Gạch chân các từ chìa khóa.
- Kết nối thông tin giữa các câu hỏi.
2. Yêu cầu về mức độ kiến thức
a.Nhận biết:
- Nhận biết được đề tài, chủ đề, kết cấu của văn bản, các chi tiết tiêu biểu, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, ngôi kể, điểm nhìn…
- Nhận biết được các yếu tố tự sự, trữ tình, yếu tố hư cấu, phi hư cấu trong tác phẩm. Chỉ ra được những thông tin tri thức mang tính hiện thực, khách quan và cách nhìn riêng, thái độ, quan điểm mang tính chủ quan của người viết.
- Nhận biết được những dấu hiệu của phóng sự, hồi kí và nhật kí…
- Nhận biết được một số đặc điểm của ngôn ngữ văn học trong văn bản.
b.Thông hiểu:
- Phân tích, lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu, đề tài, cái tôi trữ tình, giọng điệu và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong văn bản.
- Phân tích được sự kết hợp giữa tự sự và chất trữ tình; giữa hư cấu và phi hư cấu trong văn bản.
- Nhận xét, đánh giá được chủ đề, tư tưởng của văn bản.
- Phân tích, lí giải được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Lí giải được tính đa nghĩa của ngôn ngữ nghệ thuật trong văn bản.
- Phân tích được những đặc điểm của hình tượng trung tâm trong phóng sự, hồi kí, nhật kí; lí giải được vai trò, ý nghĩa của hình tượng này trong tác phẩm.
- Lí giải được vai trò của một số thủ pháp nghệ thuật như: miêu tả, trần thuật; sự kết hợp chi tiết, sự kiện hiện thực với trải nghiệm, yếu tố chủ quan của người viết trong việc thể hiện nội dung văn bản.
- Phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản.
- Phát hiện và lí giải được giá trị nhận thức, giáo dục và thẩm mĩ; giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ tác phẩm, tính thời sự, tính chiến đấu, tính xác thực của văn bản.
c.Vận dụng:
- Rút ra bài học từ tác phẩm; thể hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.
- Đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm. Đánh giá được khả năng tác động của tác phẩm với người đọc và tiến bộ xã hội theo quan điểm cá nhân.
- Vận dụng những hiểu biết về lịch sử, văn hóa, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, lí giải quan điểm của tác giả thể hiện trong tác phẩm.
- So sánh được hai văn bản cùng đề tài ở các giai đoạn khác nhau.
.................
Mời các bạn tải file về để xem toàn bộ tài liệu
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:
