Bộ đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2023 - 2024 74 Đề kiểm tra cuối kì 1 lớp 12 (11 Môn)

TOP 74 Đề thi học kì 1 lớp 12 năm 2023 - 2024 gồm đề kiểm tra, đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận. Qua đề thi học kì 1 lớp 12 giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi học kì 1 cho học sinh của mình.

74 đề thi cuối kì 1 lớp 12 bao gồm 11 môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Giáo dục công dân, Tin học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ, Sinh học, Vật lí, Hóa học. Qua đó giúp các em em nắm được cấu trúc, biết cách phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 1 năm 2023 - 2024 sắp tới.

1. Đề thi cuối kì 1 môn Ngữ văn 12 - Đề 1

1.1 Đề thi cuối kì 1 Văn 12

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU ( 3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ

[…] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình. Gần đây có một nước đã phát động phong trào toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong một năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

Câu 3. Theo em việc nhỏ và công cuộc lớn mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 4. Nêu thông điệp tác giả gửi gắm qua đoạn trích ?

PHẦN II. TẬP LÀM VĂN.

Câu 1(2 điểm): Viết một đoạn văn khoảng 400 từ, với chủ đề : “ Một ngày không dùng điện thoại thông minh”.

Câu 2 (5 điểm):

Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh:

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương”

(Ngữ Văn 12 Cơ bản, Tập một, NXB Giáo dục, tr. 155, 156)

1.2 Đáp án đề thi học kì 1 Văn 12

PHẦN

CÂU

NỘI DUNG

ĐIỂM

Đọc – hiểu

1

- Phương thức biểu đạt chính: phương thức nghị luận

0.5

2

- Lí do: vì không đọc sách thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất đi nền tảng.

0.5

3

Việc nhỏ: vận động đọc sách và gây dựng tủ sách trong mỗi gia đình, mỗi người có thể đọc từ vài chục dòng mỗi ngày đến một cuốn sách trong một năm.

- Công cuộc lớn: đọc sách trở thành ý thức, thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình trong xã hội, phấn đấu đưa việc đọc sách trở thành văn hóa của quốc gia, dân tộc.

0.5

0.5

4

Thông điệp: từ việc khẳng định đọc sách là biểu hiện của con người có cuộc sống trí tuệ, không đọc sách sẽ có nhiều tác hại, tác giả đã đưa ra lời đề nghị về phong trào đọc sách và nâng cao ý thức đọc sách ở mọi người

1

Tập làm văn

1

Yêu cầu:

Biết viết một đoạn văn ngắn nhưng phải đầy đủ nội dung

– Biết dùng thao tác lập luận bác bỏ và cá thao tác khác để viết đoạn văn

Gợi ý nội dung: Đoạn văn đảm bảo những ý sau

– Việc dùng điện thoại ngày càng trở nên phổ biến và không thể thiếu trong đời sống. Vậy nếu không dùng điện thoại ( đặc biệt là điện thoại thông minh) một ngày thì sẽ ra sao?

– Một ngày không sử dụng điện thoại thông minh ta sẽ thấy thời gian dài hơn và nhờ vậy ta làm được nhiều việc có ích hơn.

– Một ngày không sử dụng điện thoại để lướt web, chơi game, lên các trang mạng xã hội ta sẽ có nhiều thời gian để chiêm nghiệm cuộc sống, có thời gian quan sát và trò chuyện với người bạn cùng lớp để thấy cuộc đời không thiếu sự sẻ chia ; sẽ có thời gian quan tâm đến gia đình để biết rằng cha mẹ nuôi ta cực khổ biết bao….

– Đôi khi trong cuộc sống bộn bề còn người cần tặng cho riêng mình một Khoảng lặng cần thiết…

0.5

0.5

0.5

0.5

2

a) Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

0,25

b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Vẻ đẹp trong tình yêu của người phụ nữ qua đoạn thơ: nỗi nhớ và lòng thủy chung.

0,5

c) Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

(1) - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ:

- Xuân Quỳnh: là một trong những gương mặt tiêu biểu của thơ ca chống Mĩ.

Thơ của chị là tiếng nói của người phụ nữ giàu yêu thương, khao khát hạnh phúc đời thường, bình dị; nhiều âu lo, day dứt, trăn trở trong tình yêu.

-Sóng: Sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

- Đoạn thơ trích nằm ở giữa của bài thơ, khắc họa rõ nét nỗi nhớ mong, lòng thủy chung trong tình yêu.

(2) - Sáu câu thơ đầu:

- Nỗi nhớ bao trùm cả không gian và thời gian: đối lập: lòng sâu-mặt nước, ngày –đêm.

- Nỗi nhớ thường trực, không chỉ tồn tại khi thức mà cả khi ngủ, len lỏi cả vào trong giấc mơ, trong tiềm thức (cả trong mơ còn thức).

- Nỗi nhớ của một tình yêu mãnh liệt (ngày đêm không ngủ được).

- Mượn hình tượng sóng để nói lên nỗi nhớ vẫn chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình (Lòng em nhớ đến anh).

-> Cách diễn đạt nỗi nhớ của Xuân Quỳnh thật là độc đáo , nhà thơ bộc lộ thẳng thắn nỗi nhớ của mình trong tình yêu. Nỗi nhớ cứ tồn tại , cứ hiện diện trong tâm hồn, nó không hề lắng xuống mà trào dâng mãnh liệt, quay quắt khôn nguôi.

(3) - Bốn câu cuối:

- Khẳng định lòng thủy chung: dù ở phương nào, nơi nào cũng chỉ hướng về anh –một phương.

- Phương bắc, phương nam là phương của đất trời, phương anh chính là phương tâm trạng, “phương” của người phụ nữ đang yêu say đắm, thiết tha.

(4) - Một số điểm đặc sắc về mặt nghệ thuật của đoạn thơ:

- Thể thơ năm chữ được dùng một cách sáng tạo, thể hiện nhịp của sóng biển, nhịp lòng của thi sĩ.

- Các biện pháp điệp từ, điệp cú pháp, tương phản góp phần tạo nên nhịp điệu nồng nàn, say đắm, thích hợp cho việc diễn tả nỗi nhớ mãnh liệt: con sóng (3 lần), dưới lòng sâu- trên mặt nước, dẫu xuôi-dẫu ngược; cách nói ngược: xuôi bắc – ngược nam nhằm diễn tả những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

- Đánh giá chung về đoạn thơ, nêu suy nghĩ của bản thân.

3,5

d) Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh và các yếu tố biểu cảm,…) ; thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

e) Chính tả, dung từ, đặt câu: Đảm bảo đúng chuẩn tiếng Việt

0,5

0.25

1.3 Ma trận đề thi học kì 1 Văn 12

Mức độ

Tên

Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Cộng

Phần I.Đọc hiểu

Ngữ liệu:

Văn bản nhật dụng

Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu.

Một đoạn trích/ văn bản hoàn chỉnh dài 150- 200 từ.

- Nhận biết thông tin về:

- - Văn bản; tác giả; phương thức biểu đạt; thể loại;hoàn cảnh ra đời.

- - Nhận diện các dấu hiệu hình thức, nội dung văn bản bằng kiến thức tiếng Việt.

Hiểu quan niệm của tác giả, thông điệp bài viết.

Trình bày quan điểm bản thân mà vấn đề đưa ra.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 1

Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

Phần II. Tạo lập văn bản.

- Nghị luận xã hội.

- Nghị luận văn chương

Viết một đoạn văn nghị luận xã hội.

- HS viết được bài văn nghị luận văn học.

- Lời văn mạch lạc, dùng từ ngữ chính xác, rõ nghĩa.

Số câu

Số điểm

Tỉ lệ

Số câu: 1

Số điểm: 2

Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

Số câu: 2

Số điểm: 7

Tỉ lệ: 70%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 2

Số điểm: 1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu: 2

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

1 câu

5 điểm

50%

10 câu

10 điểm

100%

2. Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh 12 - Đề 2

2.1 Đề thi học kì 1 Tiếng Anh 12

I. LISTENING (2 points)

a. Listen to the NEWS and choose the best answers. (1point)

Question 01. Many rural areas ……….. have no doctor .

A. In UK
B. In Japan
C. In US
D. In Canada

Question 02. There is some where like quarter of all our physicians in Kansas are ……..of age or older

A. sixteen
B. sixty
C. seventeen
D. seventy

Question 03. “He says …………. students from rural areas now typically study in Wichita or Kansas city, two of the biggest cities in Kansas.

A. medical
B. engineering
C. architecture
D. none are correct

Question 04. Student, Claire Hinrichsen grew up in a town ………………………of about people.

A. 600.000
B. 700.000
C. 800.000
D. 900.00

Question 05. One place a resident might work is the clay centre clinic,where Dr. Kerry Murphy ia…….

A. family artist
B. medical company
C. family physician
D. family musician

b. Listen to A CONVERSATION between Mark and Bill and then choose the best answers.(1point)

Question 06. What place are they in?

A. in high school
B. at home
C. in a campus
D. other place

Question 07. Where is Mark from?

A. from Houston texas
B. from California
C. from New York
D. from Washington

Question 08. They are in the…………….year.

A. first
B. second
C. third
D. last

Question 09. How many percent of people accepted to Standford University?

A. 96
B. 97
C. 98
D. 99

Question 10. Why does Mark ask Bill the place of Smith building?

A. Because He wants to have the syllabus of English literature
B. Because He wants to have the syllabus of French literature
C. Because He wants to have the time table of Psychology
D. Because He wants to have the syllabus of Psychology

II. PRONUNCIATION.

a. Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the rest in the position of the main stress in each of the following questions.(0.6 points)

Question 11. A. reserve B. schedule C. wildlife D. beauty

Question 12. A. technology B. biology C. industry D. industrious

Question 13. A. mammal B. farther C. flooding D. enough

b. Choose the word marked A, B, C, or D whose main stress syllable is put differently.(0.4 points)

Question 14. A. reserved B. blaimed C. maitained D. congratulated

Question 15. A.develops B. compliments C. clocks D. struggles

III. GRAMMAR AND VOCABULARY: Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to choose the one word or phrase that best completes the sentence.(2 points)

Question 16. There was a___________ table in the middle of the room.

A. Chinese round beautiful wooden
B. beautiful wooden round Chinese
C. beautiful wooden Chinese round
D. beautiful round Chinese wooden

Question 17. Before the interview, you have to send a letter of application and your résumé to the company.

A. recommendation
B. reference
C. curriculum vitae
D. photograph

Question 18. The medicine___________ had no effect at all.

A. the doctor gave it to me
B. the doctor gave me
C. which the doctor gave it to me
D. which given to me by the doctor

Question 19. Why don't you have the document___________?

A. photocopy
B. to photocopy
C. photocopying
D. photocopied

Question 20. I don't like___________ jobs. In fact, I never want to work under high pressure.

A. stress
B. stressed
C. stressing
D. stressful

Question 21. It was very kind___________ you to lend me the money I needed.

A. for
B. of
C. to
D. with

Question 22. When I__________ home last night, I__________ that Jane___________ a beautiful candlelight dinner.

A. had arrived/ discovered/ prepared
B. was arriving/ had discovered/ was preparing
C. have arrived/ was discovering/ had prepared
D. arrived/ discovered/ was preparing

Question 23. ___________ if they had feathers instead of hair?

A. Can people possibly fly
B. Could people be able to fly
C. Will people possibly fly
D. Would people be able to fly

Question 24. __________, women are responsible for the chores in the house and taking care of the children.

A. With tradition
B. On tradition
C. Traditional
D. Traditionally

Question 25. Is English a compulsory subject or a(n)___________ one at high school here?

A. obligatory
B. mandatory
C. obliging
D. optional

V. CLOZE PASSAGE - Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to fill in each numbered blank with one suitable word or phrase.(1 point)

We know that there is no life on Mars. The Viking robot missions to the Red Planet proved that. The mission was (31)___________ to one man for the most part. Percival Lowell, a rich American businessman, suggested that Mars contained life. He was fascinated by Mars. He spent 23 years studying it. He was so (32)___________ involved in the search for Martian life that he built his own laboratory. It housed a huge telescope. At 7,000 feet (2.13km) (33)___________ sea level in a dry climate, it was a perfect site to view Mars. Lowell believed that he saw a network of lines (34)___________ Mars. He also thought that the lines were built by intelligent life. There was also the chance that water was on the planet. He drew many maps in his notebooks. His idea (35)___________ the public's attention. People soon believed that life on Mars could exist.

Question 31. A. due B. because C. except D. instead

Question 32. A. deep B. deeply C. depth D. deepen

Question 33. A. on B. over C. above D. up

Question 34. A. cross B. crossing C. to cross D. crossed

Question 35. A. made B. achieved C. absorbed D. drew

VI. READING COMPREHENSION- (2 points)

a. Read the passage carefully and choose the correct answer by marking the letter A, B, C, or D on your answer sheet. (1point)

Jean spent her first few years in Hooper and her family moved to Otsego early in her life. She was only ten when her father died unexpectedly, leaving her mother to raise and support their family alone. Her mother soon went to work outside the home to provide for the family, and Jean, being one of the oldest, had to help care for her younger siblings. Although she had much responsibility at home, Jean thoroughly enjoyed school and was an excellent student. She went on to graduate 10th in her class at Otsego High School in 1953.

While still in high school, Jean met a young man named Charles "Chuck" Holly, at a dance in Alamo; and they were quite taken with each other. Over the next few years, their love for each other blossomed and they were married on February 24, 1953, while Jean was still in school. At the time, Chuck was serving his country in the military, and had come home on leave to marry his sweetheart. Unfortunately, shortly thereafter, he was sent overseas to serve in Korea for the next fifteen months.

Upon his discharge, the couple settled into married life together in the Plainwell, Otsego area. To help make ends meet, Jean went to work at the collection bureau in Kalamazoo for a while, before taking a job at the cheese company in Otsego. In 1964, Chuck and Jean were overjoyed with the birth of their son, Chuck, who brought great joy into their lives.

Jean remembered how her mother was always gone so much working after her father died and she did not want that for her son, so she left her job to devote herself to the role of a mother.

Question 36. After Jean's father passed away, her mother used to___________.

A. work outside the home
B. be a housewife
C. support the family alone
D. work as a secretary

Question 37. Which is not referred to Jean?

A. She was a responsible girl.
B. She never helped her mother with household chores.
C. She often did well at school
D. She went to high school.

Question 38. Jean's husband was a___________.

A. teacher
B. dancer
C. soldier
D. servant

Question 39. Jean___________.

A. served in the military
B. lived in Korea for fifteen months
C. had a daughter
D. got married when she was a student

Question 40. Which is not TRUE about Jean?

A. She disliked staying at home and taking care of her child.
B. She worked outside the home before she had a child.
C. She was very happy when she got a baby.
D. She quit her job to look after her baby.

b. Read the passage carefully and choose the correct answer marked A, B, C, or D provided.(1point)

Preparation is a key to a successful interview. Does the idea of going to a job interview make you feel a little nervous? Many people find that it is the hardest part of the employing process. But it is not really true. The more you prepare and practice, the more comfortable you will feel. You should find out as much as possible about the company before you go to the interview.

Understand the products that they produce and the services that they provide. It is also good to know who the customers are and who the major competitors are. Practice makes perfect. It will also make you feel more confident and relaxed. So, practice your answers to common questions. Make a list of questions to ask, too. Almost all interviewers will ask if you have questions. This is a great opportunity for you to show your keenness, enthusiasm, and knowledge.

Make a great impression. The interview is your chance to show that you are the best person for the job. Your application or resume has already exhibited that you are qualified. Now it is up to you to show how your skills and experience match this position and this company. The employer will be looking and listening to determine if you are a good fit. He/she will be looking for a number of different qualities, in addition to the skills that you possess. To make the best impression, dress appropriately; express your strengths; arrive early, by about 10-15 minutes; be enthusiastic; shake hands firmly; be an active listener; sit up straight and maintain eye contact; and ask questions

After the interview, follow up with a thank-you note. This is a chance for you to restate your interest and how you can benefit the company. Your best bet is to try to time it so that the note gets there before the hiring: decision is made. You should also follow up with a phone call if you do not hear back from the employer within the specified time.

Question 41. The pronoun it refers to ________.

A. the job
B. the interview
C. the interviewer
D. the preparation

Question 42. What does the writer advise you to practice?

A. Asking and answering questions related to the job.
B. Making products that the company produces.
C. Providing services that the company serves.
D. Meeting some customers and competitors.

Question 43. Which should not be shown during your interview?

A. Punctuality
B. A firm hand shaking
C. Being properly-dressed
D. Weaknesses

Question 44. You can show your qualifications and…………. in the interview.

A. dressing style and punctuality
B. competing with the competitors
C. resume and letter of application
D. eye contact with the interview

Question 45. Which is not included in the writer's advice?

A. You should not communicate with the interviewer after the interview.
B. You should make the best impression in the interview.
C. You should write a note to say thanks to the interviewer after the interview,
D. You should telephone the interviewer for any information after the interview.

VII. WRITING. Rewrite sentences without changing meaning as the given ones.( 1point).

Question 46. They always refused to allow me to bring friends home.

A. They usually let me bring friends home.
B. They never let me bring friends home.
C. They usually let me to bring friends home.
D. They let me bringing friends home.

Question 47. We will only be able to come if we can get some time off.

A. We won’t be able to come unless we can get some time off.
B. We will be able to come unless we can get some time off.
C. We wouldn’t be able to come unless we can get some time off.
D. We would be able to come unless we can get some time off.

Question 48. “Why don’t you asked the teacher for help?” Peter asked.

A. Peter advised me to ask the teacher for help
B. Peter recommended me not to ask the teacher for help
C. Peter told me the reason why I did not ask the teacher for help
D. Peter suggested that he should ask the teacher for help

Question 49. They say John won a special prize.

A. It is said that John won a special prize.
B. It was said that John won a special prize.
C. It was said that John wins a special prize.
D. It is said that John wins a special prize.

Question 50. “I’m sorry I have to leave so early,” he said.

A. He apologized to have to leave early.
B. He apologized for having to leave early.
C. He apologized that he has to leave early.
D. He apologized to have left early.

2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Tiếng Anh 12

1.C2.B3.A4.A5.C6.C7.B8.A9.C10.D
11.A12.D13.D14.D15.D16.D17.C18.B19.D20.D
21.B22.D23.D24.D25.A26.B27.B28.D29.A30.A
31.A32.B33.C34.B35.C36.C37.B38.C39.D40.A
41.B42.A43.D44.C45.A46.B47.A48.A49.A50.B

ANSWER KEY AND INSTRUCTION FOR MARKING THE 1ST TERM TEST English 12- ACADEMIC YEAR: 2022- 2023

The listening tape

Education news.

Many rural areas in the US have no doctor. Some medical schools are trying different ways to treat the problem. One idea is to educate doctor in smallest communities and hope they stay Dr. william Carthcan Lake heads a new program at the US of Kansas in the midwest. He says, “We need more docs. There is some where like quarter of all our physicians in Kansas are sixty years of age or older. We need to be replacing physicians, too. “He says medical students from rural areas now typically study in Wichita or Kansas city, two of the biggest cities in Kansas, they said, “you know, I really have every intention of coming back to rural Kansas, but they met soul mate they get married, their soul mate happens to be from a big city and we never see them again. The program is based in kansas “tenth largest city, Salinna home to about fifty thoudsand people. Silana is about three hours drive from Kansas city, past fields of corn, soybean and cattle, Student, Claire Hinrichsen grew up in a town of about six hundred thousand people. One season she likes the Salina program is because of the size. There are only 8 students – the smallest medical school in the country. Classes are taught by my professors. In salina or on a video link from Kanss city or Withchi, students who complete the four year program will then do their residency training an small community in the surounding area. One place a resident might work is the clay centre clinic,where Dr. Kerry Murphy ia s family physician.

University study

Mark: Hi, my name is Mark

Bill: Mark? I’m Bill, Glad to meet you?

Mark: Yeah, so where are you from?

Bill: I’m from Houston texas

Mark: oh, I’m from Southern California.

Bill: There must be a lot of girls over there huh?

Mark : Hell yeah, but most of them hoochies.

Bill : that sucks, so what year are you in?

Mark: I’m a freshman

Bill: This is my first year, too.

Mark: so what made you decide to come to california for school? I hear Austin is a good school

Bill: it is alright, but I think Berkerley is better.

Mark: so is this where you wanted to come?

Bill: to tell you the truth, I wanted to go to Stanford. I made it on the waiting list, but ninety nine percent of people accepted to Standford go there like who wouldn’t right?

Mark: very true, but this is still a good school.

Bill: I’m not complaining , I just know that I wanted to come to California. Texas is cool and all, But I wanted to experience different things. That’s good, you know what you plan on majoring in?

Mark: I was thinking about political science, but I’m learning towards English literature. How about you?

Bill: I plan on majoring in double English.

Mark: Do you know where the Smith building is? I have to pick up the syllabus for my psychology class, I missed the first day.

Bill: That is great start. It is over there by the library.

Mark: It was nice meeting you.

Bill: yeah, we should hang out later.

Mark: cool, I’ll see you tomorrow in class then.

Bill: alright, later.

2.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Tiếng Anh 12

KIẾN THỨC

NĂNG LỰC/ KỸ NĂNG

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

VẬN DỤNG

LISTENING

Nghe thông báo ngắn, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện sau đó trả lời câu hỏi trắc nghiệm và điền thừ vào chỗ trống (MCQs)

Nghe thông báo ngắn, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện sau đó trả lời câu hỏi trắc nghiệm và điền thừ vào chỗ trống (MCQs)

Số câu: 10; Số điểm: 2

Tỉ lệ : 20%

Số câu: 5

Số điểm: 1

Số câu: 5

Số điểm: 1

LANGUAGE FOCUS

KTNN I: NGỮ ÂM

Nguyên âm và phụ âm (MCQs)

Trọng âm của từ (MCQs)

Số câu: 5: Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 0.4

Số câu: 3

Số điểm: 0.6

LANGUAGE FOCUS

KTNN II: NGỮ PHÁP

Thì, thể, cách của động từ (MCQs)

Ngoại lệ trong dùng dộng từ (MCQ)

Ngoại lệ trong dùng dộng từ (MCQ)

Số câu: 5; Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 3

Số điểm: 0.6

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

LANGUAGE FOCUS

KTNN III: TỪ VỰNG

Từ vựng trong Chương trình GDPT (MCQs)

Từ vựng trong Chương trình GDPT (MCQ)

Từ vựng trong Chương trình GDPT (MCQ)

Số câu: 5; Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 0.6

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

LANGUAGE IN USE I

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ I

Tìm lỗi sai ngữ pháp, từ trong các cụm gạch chân sẵn (MCQs)

Tìm lỗi sai ngữ pháp, từ trong các cụm gạch chân sẵn (MCQ)

Tìm lỗi sai ngữ pháp, từ trong các cụm gạch chân sẵn (MCQ)

Số câu: 5; Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 3

Số điểm: 0.6

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

LANGUAGE IN USE II

SỬ DỤNG NGÔN NGỮ II

Nhận biết từ/ cấu trúc đúng trong ngữ cảnh (Cloze with MCQs)

Sử dụng được từ vựng/ cấu trúc đúng trong ngữ cảnh (Cloze with MCQs)

Sử dụng được từ vựng/ cấu trúc đúng trong ngữ cảnh (Cloze with MCQs)

Số câu: 5; Số điểm: 1

Tỉ lệ: 10%

Số câu: 2

Số điểm: 0.4

Số câu: 1

Số điểm: 0.2

Số câu: 2

Số điểm: 0.4

READING

Bài đọc dài khoảng 200 đến 250 từ có nội dung thuộc chủ đề trong chương trình GDPT (MCQ)

Bài đọc dài khoảng 200 đến 250 từ có nội dung thuộc chủ đề trong chương trình GDPT (MCQ)

Bài đọc dài khoảng 200 đến 250 từ có nội dung thuộc chủ đề trong chương trình GDPT (MCQs)

Số câu: 10; Số điểm: 2

Tỉ lệ : 20%

Số câu: 3

Số điểm: 0.6

Số câu: 2

Số điểm: 0.4

Số câu: 5

Số điểm: 1.0

WRITING

Viết lại câu có nội dung không đổi từ câu cho trước; Xây dựng câu dựa trên các từ gợi ý

(MCQs)

Số câu: 5; Số điểm: 1

Tỉ lệ : 10%

Số câu: 5

Số điểm: 1.0

Tổng số câu: 50

Tổng số điểm: 10

Số câu: 20

Số điểm: 4.0

Số câu: 15

Số điểm: 3.0

Số câu: 15

Số điểm: 3.0

3. Đề thi học kì 1 môn Hóa học 12

3.1 Đề thi học kì 1 Hóa 12

Cho nguyên tử khối của các nguyên tố là:

H= 1; C= 12; N= 14; O= 16; Na= 23; Mg= 24; Al= 27; Cl= 35,5; K= 39; Ca= 40; Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65; Br= 80; Ag= 108; Ba=137.

Câu 1: C4H8O2 có số đồng phân este là

A. 3B. 4C. 5D. 2

Câu 2: Este no đơn chức mạch hở có CTPT tổng quát là

A. CnH2n+2O2B. CnH2nO2C. CnH2n-2O2D. RCOOR

Câu 3. Kim loại có các tính chất vật lý chung là

A. tính dẻo, tính dẫn điện, tính cứng, khối lượng riêng.

B. tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim

C. tính cứng, tính dẻo, tính đẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.

D. tính dẻo, tính dẫn nhiệt, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy.

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe cần dùng 200ml dung dịch CuSO4 1M, tính giá trị m

A. 5,6 gam.B. 11,2 gam..C. 16,8 gam.D. 22,4 gam..

Câu 5: Cho các chất: CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazơ mạnh nhất trong dãy trên là

A. CH3NHCH3.B. C6H5NH2.C. NH3.D. CH3NH2.

Câu 6: Fe bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại M để ngoài không khí ẩm. Vậy M là

A. Cu.B. Al.C. Mg.D. Zn.

Câu 7: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

Câu 8: Trùng hợp 2 mol etilen ở điều kiện thích hợp thì thu được bao nhiêu gam polietilen (PE)?

A. 28 gamB. 56 gamC. 14 gamD. 42 gam

Câu 9: Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. glixerol.B. etylen glicol.C. etanol.D. metanol.

Câu 10: Thuốc thử dùng để phân biệt Gly - Ala - Gly với Gly - Ala là

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.

B. dung dịch NaCl.

C. dung dịch HCl.

D. dung dịch NaOH.

Câu 11: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat

(a) Fructozơ và saccarozơ đều là chất rắn kết Hóah, không màu, dễ tan trong nước, có vị ngọt.

(b) Hóah bột và xenlulozơ đều là polisaccarit, khi đun với dung dịch H2SO4 loãng thì sản phẩm thu được có thể tham gia phản ứng tráng gương.

(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam đậm.

(d) Dung dịch glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh đặc trưng ta kết luận glucozơ có 5 nhóm OH.

(e) Khử hoàn toàn glucozơ cho hecxan.

Trong các phát biểu trên. Số phát biểu đúng là

A. 2.B. 4.C. 5.D. 3.

Câu 12: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím ẩm hóa xanh?

A. Metylamin.B. Anilin.C. Glyxin.D. Alanin.

Câu 13: Este X được điều chế từ một amino axit và ancol etylic. Đốt cháy hoàn toàn 20,6 gam X thu được 16,20 gam H2O; 17,92 lít CO2 và 2,24 lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc. Công thức cấu tạo của X là

A. H2NC(CH3)2COOC2H5.
B. H2N[CH2]2COOC2H5.
C. H2NCH2COOC2H5.
D. H2NCH(CH3)COOC2H5.

Câu 14: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?

A. Tơ visco.B. Tơ nitron.C. Tơ tằm.D. Tơ nilon-6,6.

Câu 15: Số liên kết peptit trong phân tử Gly-Ala-Ala-Gly là

A. 3.B. 2.C. 1.D. 4.

Câu 16: Đun nóng dung dich chứa 13,5 gam glucozơ với dung dich AgNO3/NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 32,4 g.B. 16,2 g.C. 21,6 g.D. 10,8 g.

Câu 17: Este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi X tác dụng với KOH thu được chất Y có công thức C2H3O2K. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COOCH3.B. HCOOC2H5.C. CH3COOC2H5.D. HCOOC3H7.

Câu 18: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân?

A. Xenlulozơ.B. Saccarozơ.C. Glucozơ.D. Hóah bột.

Câu 19: Có các chất: lòng trắng trứng, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin, dung dịch anđehit axetic. Nhận biết chúng bằng thuốc thử

A. dung dịch Br2
B. Cu(OH)2/ OH-
C. HNO3 đặc
D. dung dịch AgNO3/NH3

Câu 20: Phát biểu nào sau đây sai?

A. Glucozơ còn có tên gọi khác là đường nho.
B. Dung dịch alanin làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. H2NCH2COOH là chất rắn ở điều kiện thường.
D. Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên.

Câu 21: Xà phòng hóa hoàn toàn 13,2 gam CH3COOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH đun nóng vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 26.B. 29,25.C. 39.D. 14,7.

Câu 22: Cho dãy các chất: metyl axetat, tristearin, anilin, glyxin. Số chất có phản ứng với NaOH trong dung dịch ở điều kiện thích hợp là

A. 4.B. 3.C. 1.D. 2.

Câu 23: Công thức của glyxin là

A. H2N-CH2-COOH.
B. HOOC-CH(NH2)CH2-COOH.
C. H2N-[CH2]4-CH(NH2)COOH.
D. H2N-CH(CH3)COOH.

Câu 24: Xà phòng hóa hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp gồm HCOOC2H5 và CH3COOCH3 cần dùng vừa hết V ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của V là

A. 200.B. 300.C. 150.D. 400.

Câu 25: Công thức nào sau đây có thể là công thức của chất béo?

A. (C17H33COO)2C3H5.
B. CH3COOCH2C6H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. C15H31COOCH3.

Câu 26: Metyl axetat là tên gọi của este có công thức cấu tạo nào sau đây?

A. C2H5COOH.B. HCOOC2H5.C. CH3COOCH3.D. C2H5COOCH3.

Câu 27: Chất nào sau đây thuộc loại axit béo?

A. axit propionic.B. axit pamitic.C. axit axetic.D. axit acrylic

Câu 28: Cho 0,12 mol tripanmiHóa ((C15H31COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A. 17,28.B. 5,52.C. 11,04.D. 33,12.

Câu 29: Tơ nilon 6,6 là

A. Poliamit của axit ε aminocaproic;
B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin;
C. Polieste của axit ađipic và etylen glycol;
D. Hexacloxyclohexan;

Câu 30: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm -OH ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với

A. dung dịch Br2.
B. dung dịch AgNO3/NH3.
C. Cu(OH)2, to thường.
D. Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng.

Câu 31: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch của chất nào sau đây?

A. MgSO4.B. AgNO3.C. KNO3.D. HCl.

Câu 32: Dung dịch X chứa 0,01 mol ClH3N-CH2-COOH; 0,02 mol CH3-CH(NH2)–COOH và 0,05 mol HCOOC6H5. Cho dung dịch X tác dụng với 160 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 15,225.B. 16,335.C. 13,775.D. 11,215.

Câu 33: Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính người ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với

A. dung dịch KOH và dung dịch HCl.
B. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4.
C. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
D. dung dịch KOH và CuO.

Câu 34: Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl khối lượng muối thu được là

A. 0,85 gam.B. 7,65 gam.C. 16,3 gam.D. 8,15 gam.

Câu 35: Trong các phản ứng hoá học nguyên tử kim loại thể hiện

A. tính oxi hoá.
B. tính khử.
C. không thể hiện tính oxi hoá và không thể hiện tính khử.
D. vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử.

Câu 36: Có thể điều chế PVC bằng phản ứng trùng hợp monome sau

A. CH2=CHCl;B.CH3CH2Cl;C. CH2CHCH2Cl;D. CH3CH=CH2;

Câu 37: Chất không tan trong nước lạnh là

A. glucozơB. Hóah bột.C. saccarozơ.D. fructozơ.

Câu 38: Hòa tan hoàn toàn 1,92 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,18.B. 0,06.C. 0,30.D. 0,12.

Câu 39: Xà phòng hóa hoàn toàn 16,4 gam hai este đơn chức X, Y ( MX < MY) cần 250 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được một muối và hai ancol đồng đẳng liên tiếp. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là

A. 45,12%.B. 33,33%.C. 54,88%.D. 66,67%.

Câu 40: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin, valin, metylamin và etylamin. Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X cần dùng vừa đủ 0,57 mol O2. Sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 (trong đó số mol CO2 là 0,37 mol). Cho lượng X trên vào dung dịch KOH dư thấy có a mol KOH tham gia phản ứng. Giá trị của a là

A. 0,07.B. 0,06.C. 0,08.D. 0,09.

---------- Hết ----------

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm).

3.2 Đáp án đề thi học kì 1 Hóa 12

1 B2 B3 B4 B5 A6 A7 D8 B9 A10 A
11 D12 A13 C14 C1 5A16 B17 C18 C19 B20 B
21 D22 B23 A24 A25 C26 C27 C28 C29 B30 C
31 B32 C33 A34 D35 B36 A37 B38 B39 C40 A

3.3 Ma trận đề thi học kì 1 Hóa 12

STT

CHỦ ĐỀ

Câu hỏi

Mức độ

Tổng số câu, số điểm

Lý thuyết

Bài tập

NB

TH

VD

VDC

Kiến thức lớp 11

3

1

3

1

4

Este – Lipit

6

4

4

2

2

2

10

Cacbohiđrat

5

3

4

2

2

8

Amin – Amino axit - Protein

6

2

4

2

1

1

8

Polime

4

2

4

1

1

6

Tổng hợp hóa hữu cơ

2

2

1

1

1

1

4

Số câu

26

14

20

8

8

4

40

% các mức độ

65%

35%

50%

20%

20%

10%

100%

4. Đề thi học kì 1 môn GDCD 12

4.1 Đề thi học kì 1 GDCD 12

TRƯỜNG THPT………….

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023- 2024

Môn: GDCD 12

Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề có 04 trang)

Câu 1. Hành vi nào dưới đây là thực hiện pháp luật?

A. Vượt qua ngã ba, ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Đi xe hàng hai, hàng ba cản trở các phương tiện khác.
C. Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh.
D. Nhường đường cho các phương tiện được quyền ưu tiên.

Câu 2. Mỗi quy tắc xử xự thường được thể hiện thành

A. nhiều quy định pháp luật.
B. một số quy định pháp luật.
C. một quy phạm pháp luật.
D. một số quy phạm pháp luật.

Câu 3. Một đạo luật chỉ phát huy hiệu lực và hiệu quả khi:

A. Đạo luật đó mang bản chất xã hội
B. Đạo luật đó mang bản chất giai cấp
C. Đạo luật vừa mang bản chất xã hội vừa mang bản chất giai cấp
D. Đạo luật đó mang bản chất xã hội hoặc mang bản chất giai cấp

Câu 4. Pháp luật không những quy định về quyền của công dân mà còn quy định rõ

A. phương tiện để công dân thực hiện quyền của mình.
B. cách thức để công dân thực hiện quyền của mình.
C. hành động để công dân thực hiện quyền của mình.
D. việc làm để công dân thực hiện quyền của mình.

Câu 5. Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã

A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chi A.
C. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

Câu 6. Công dân tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là hình thức

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 7. Hành vi nào dưới đây tương ứng với hình thức thi hành pháp luật?

A. Học sinh đến trường để học tập.
B. Thanh tra xây dựng xử phạt đối với hành vi xây dựng trái phép.
C. Nhà máy không xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.
D. Nam không thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Câu 8. Anh A sử dung điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy. Công an xử phạt hành chính với anh A. Việc làm của công an là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 9. Người có thu nhập cao chủ động nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật là

A. sử dụng pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.

Câu 10. Cá nhân, tổ chức làm những việc không được làm theo quy định của pháp luật là hành vi trái pháp luật nào dưới đây?

A. Hành động.
B. Không hành động.
C. Có thể hành động.
D. Có thể không hành động.

Câu 11. Ông M bán hàng lấn chiếm vỉa hè. Khi lực lượng chức năng nhắc nhở ông M hùng hổ gây rối trật tự công cộng. Hành vi của ông M phải chịu trách nhiệm nào?

A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm hành chính.
C. Trách nhiệm dân sự.
D. Trách nhiệm kỉ luật.

Câu 12: Mai học lớp 12 (17 tuổi), Dân học lớp 10 (15 tuổi), tan học buổi chiều 2 bạn điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều đường một chiều. Cảnh sát giao thông yêu cầu hai bạn dừng xe và xử lí vi phạm. Bạn Mai bị phạt tiền với mức 100.000 đồng. Bạn Dân không bị phạt tiền mà chỉ cảnh cáo bằng văn bản. Tại sao trong trường hợp này, đối với cùng một hành vi vi phạm như nhau mà cảnh sát giao thông áp dụng các hình thức xử phạt khác nhau?

A. Vì Dân còn nhỏ, mới học lớp 10, nên hình phạt nhẹ hơn.
B. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào quy định của pháp luật đối với từng đối tượng cụ thể.
C. Do việc xử phạt của cảnh sát giao thông không công bằng, thiên vị.
D. Do việc xử phạt còn tùy thuộc vào thái độ nhận thức pháp luật của mỗi người.

Câu 13. Người vi phạm pháp luật, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người khác thì phải chịu trách nhiệm

A. hành chính.
B. hình sự.
C. dân sự.
D. quản thúc.

Câu 14: Thái độ của người biết hành vi của mình là sai có thể gây hậu quả không tốt mà vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào sau đây của vi phạm pháp luật?

A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi.
C. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
D. Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Câu 15: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là

A. từ đủ 18 tuổi trở lên.
B. từ 18 tuổi trở lên.
C. từ đủ 16 tuổi trở lên.
D. từ đủ 14 tuổi trở lên.

Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. Công dân đều bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ.
B. Công dân nam được hưởng quyền nhiều hơn so với công dân nữ.
C. Công dân được hưởng quyền tùy thuộc và địa vị xã hội.
D. Công dân bình đẳng về quyền nhưng không bình đẳng về nghĩa vụ.

Câu 17. Để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật cần xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Nhận định này thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Trách nhiệm của xã hội.
B. Trách nhiệm của nhà nước.
C. Nghĩa vụ của tổ chức.
D. Nghĩa vụ của công dân.

Câu 18: Việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ được Hiến pháp và luật quy định là điều kiện cần thiết để công dân sử dụng

A. các quyền của mình.
B. các trách nhiệm của mình
C. các lợi ích của mình.
D. các nhu cầu của mình

Câu 19. Quan điểm nào sau đây sai khi nói về: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

A. Không ngừng đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
B. Những người vi phạm nếu cùng độ tuổi thì xử lý như nhau.
C. Tạo ra các điều kiện đảm bảo cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật.
D. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp và luật

Câu 20: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?

A. Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật.
B. Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.
C. Theo dõi mọi hành vi của người khác.
D. Yêu cầu mọi người sống trung thực.

Câu 21. Quan niệm nào dưới đây là biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân

A. Vợ chồng đóng góp như nhau về mọi chi phí trong gia đình.
B. Chồng là trụ cột kinh tế thì vợ phải nội trợ, chăm sóc con.
C. Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Vợ chồng có quyền như nhau đối với tài sản chung và tài sản riêng.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?

A. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tin của nhau.
B. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
C. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.

Câu 23. Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động được pháp luật thừa nhận ở văn bản nào dưới đây?

A. Quy phạm pháp luật.
B. Giao kèo lao động.
C. Cam kết lao động.
D. Hợp đồng lao động.

Câu 24. Hiện nay, một số doanh nghiệp và cơ quan không thích tuyển nhân viên là nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì sợ ảnh hưởng đến công việc chung. Các doanh nghiệp, cơ quan này đã vi phạm nội dung nào dưới đây?

A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
D. Bình đẳng trong sử dụng lao động.

Câu 25. Để giao kết hợp đồng lao động, chị Quỳnh cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây?

A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp.
B. Tích cực, chủ động, tự quyết.
C. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm

Câu 26: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ

A. kết hôn.
B. nghỉ việc không lí do.
C. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D. có thai.

Câu 27: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm khi thực hiện bình đẳng giữa các anh chị em với nhau?

A. Anh, chị có quyền sai em làm các công việc nặng nhọc.
B. Anh, chị yêu thương và đùm bọc em trong mọi công việc.
C. Anh, chị dạy dỗ em học tập khi không còn cha mẹ nuôi dưỡng.
D. Anh, chị giúp đỡ em trong mọi công việc ở gia đình.

Câu 28. Để bán mảnh đất là tài sản chung của hai vợ chồng, anh A cần

A. thỏa thuận với vợ.
B. tự quyết định.
C. xin ý kiến cha mẹ.
D. tự giao dịch.

Câu 29. Trong hợp đồng lao động giữa công ty X và công nhân có một điều khoản quy định lao động nữ phải cam kết sau 03 năm làm việc cho công ty mới được lập gia đình và sinh con. Quy định này không phù hợp với

A. bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. binh đẳng trong việc sử dụng lao động.

Câu 30. Các doanh nghiệp cần thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây trong kinh doanh?

A. Tự chủ kinh doanh.
B. Chủ động tìm kiếm thị trường.
C. Khai thác thị trường.
D. Nộp thuế và bảo vệ môi trường.

Câu 31. Bình đẳng giữa các dân tộc Việt Nam là một nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong

A. hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc.
B. hợp tác giữa các vùng đặc quyền kinh tế.
C. nâng cao dân trí giữa các dân tộc.
D. giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Câu 32. Mục đích của Nhà nước trong thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhằm khắc phục

A. sự phân hóa giàu nghèo giữa các dân tộc.
B. trình độ phát triển quá thấp của một số dân tộc.
C. sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc.
D. khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc.

Câu 33. Khó khăn cơ bản nhất trong thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế là các dân tộc

A. bất đồng về ngôn ngữ và trình độ văn hóa chênh lệch nhau.
B. luôn kỳ thị và thiếu tôn trọng nhau trong hợp tác, phát triển.
C. có trình độ phát triển kinh tế - xã hội chênh lệch nhau.
D. hay cạnh tranh nhau trong việc tranh thủ các nguồn đầu tư.

Câu 34. Nội dung nào dưới đây thể hiện bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật?

A. Các tôn giáo có thể đứng ngoài pháp luật.
B. Các tôn giáo không cần chịu sự quản lý của Nhà nước.
C. Các tôn giáo có thể xây dựng những khu vực tự trị của mình.
D. Các tôn giáo nếu có hành vi vi phạm pháp luật đều bị Nhà nước xử lý.

Câu 35. Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của công dân có tôn giáo?

A. Sống khép kín không giao lưu, hợp tác với các công dân không có tôn giáo.
B. Tôn trọng lẫn nhau giữa công dân thuộc các tôn giáo khác nhau và không có tôn giáo.
C. Chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân khi có sự đồng ý của các chức sắc tôn giáo.
D. Sẵn sàng làm các việc trái với quy định của pháp luật đẻ bảo vệ tôn giáo của mình.

Câu 36. Trong các quyền tự do cơ bản của công dân dưới đây, quan trọng nhất là quyền

A. tự do ngôn luận.
B. bất khả xâm phạm về thân thể .
C. bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. được bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 37. Thấy con gái bị từ chối tiêm vắc xin phòng bệnh sởi theo chương trình tiêm chủng mở rộng, dù chưa hỏi rõ lí do chị B đã đánh nhân viên y tế. Chị B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?

A. Chọn hình thức bảo hiểm y tế.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe.
D. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 38. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Trong một vài trường hợp công an có quyền đánh người
B. Công an có quyền đánh người
C. Cán bộ nhà nước có thẩm quyền được phép đánh người
D. Không ai được đánh người

Câu 39. Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
B. được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
C. được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
D. bất khả xâm phạm về thân thể cuả công dân

Câu 40. Khẳng định nào dưới đây không đúng?
Mọi hành vi xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của công dân đều

A. không quá nguy hiểm cho xã hội.
B. trái với đạo đức xã hội.
C. bị xử lý theo pháp luật.
D. vi phạm pháp luật.

4.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 GDCD 12

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
1D11B21C31A
2C12B22D32C
3C13C23D33C
4A14B24C34D
5A15C25A35B
6B16A26B36B
7D17B27A37D
8D18A28A38D
9B19B29C39B
10C20A30D40A

5. Đề thi cuối học kì 1 môn Sinh học 12

5.1 Đề thi cuối kì 1 Sinh học 12

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO …….

TRƯỜNG THPT ………

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Năm học 2023 - 2024

Môn: Sinh học 12

Thời gian làm bài: 45 phút

(30 câu trắc nghiệm)

Học sinh chọn câu đúng nhất và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời đúng (Từ câu 1 đến câu 30).

Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm trên 3 trang giấy.

Câu 1. Thể đồng hợp là cơ thể mang:

A. 2 alen giống nhau của cùng một gen.
B. 2 hoặc nhiều alen giống nhau của cùng một gen
C. Nnhiều alen khác nhau của cùng một gen.
D. 2 hoặc nhiều alen khác nhau của cùng một gen

Câu 2. Menden đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách :

A. Lai giữa hai cơ thể có kiểu hình trội với nhau.
B. Lai giữa hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. Lai giữa cơ thể đồng hợp tử với cơ thể mang kiểu hình lặn.
D. Lai giữa cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể có kiểu hình lặn.

Câu 3. Trong trường hợp các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Cá thể có kiểu gen AaBbCc giảm phân bình thường có thể tạo ra?

A.16 loại giao tử.
B. 2 loại giao tử.
C. 4 loại giao tử.
D. 8 loại giao tử.

Câu 4. Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau, F1 được toàn đậu đỏ thẫm, F2 thu được 15/16 đỏ : 1/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu?

A. Át chế hoặc cộng gộp.
B.Át chế hoặc bổ trợ.
C.Bổ trợ hoặc cộng gộp.
D.Cộng gộp

Câu 5. Kiểu hình của cơ thể do yếu tố nào quy định?

A.Điều kiện môi trường.
B. Tthời kỳ sinh trưởng.
C.Kiểu gen của cơ thể.
D. Kiểu gen tương tác với môi trường.

Câu 6. Cặp NST giới tính quy định giới tính nào dưới đây không đúng :

A. Ở người : XX – nữ ; XY – nam.
B. Ở ruồi giấm : XX – đực ; XY – cái.
C. Ở gà : XX – trống ; XY – mái.
D. Ở lợn : XX – cái ; XY – đực.

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tần số hoán vị gen?

A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
B. Tần số hoán vị gen luôn bằng 50%.
C. Các gen nằm càng gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì tần số hoán vị gen càng cao.
D. Tần số hoán vị gen lớn hơn 50%.

Câu 8. Phép lai sau P: AaBBCCDdEE x AaBBCCDdEE sẽ cho số kiểu gen là?

A. 3
B. 9
C. 27
D. 243

Câu 9. Bệnh mù màu (do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ vì nam giới?

A.Chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
B.Cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C.Chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
D.Cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện

Câu 10. Hoán vị gen thường nhỏ hơn 50% vì?

A.Các gen trong tế bào phần lớn di truyền độc lập hoặc liên kết gen hoàn toàn.
B.Các gen trên 1 nhiễm sắc thể có xu hướng chủ yếu là liên kết, nếu có hoán vị gen xảy ra chỉ xảy ra giữa 2 trong 4 crômatit khác nguồn của cặp NST kép tương đồng.
C.Chỉ có các gen ở gần nhau hoặc ở xa tâm động mới xảy ra hoán vị gen.
D.Hoán vị gen xảy ra còn phụ thuộc vào giới, loài, cá thể.

Câu 11. Điều KHÔNG đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi- Van béc là?

A. Các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
B. Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
C. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen.
D. Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.

Câu 12. Thế hệ xuất phát của một quần thể thực vật có 100 % kiểu gen Aa. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn, tính theo lí thuyết thì tỉ lệ thể dị hợp Aa trong quần thể là?

A.1/4.
B. 1/8.
C. 1/16.
D. 1/32

Câu 13. Trong quần thể Hácđi- vanbéc, có 2 alen A và a, trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số của alenA và alen a trong quần thể đó là:

A.0,6A : 0,4 a.
B.0,8A : 0,2 a.
C.0,84A : 0,16 a.
D.0,64A : 0,36 a.

Câu 14. Quần thể nào sau đây KHÔNG đạt trạng thái cân bằng theo định luật Hacđi-Vanbec?

A. 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1
B. 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1
C. 0,5 AA + 0,3 Aa + 0,2 aa = 1
D. 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa = 1

Câu 16. Trong công tác giống, lai tế bào sinh dưỡng được ứng dụng nhằm mục đích?

A. Để nhân giống hữu tính ở thực vật.
B. Tạo ra cơ thể lai đa bội vì tế bào mang 2 bộ NST của bố và mẹ.
C. Tạo ra giống mới mang đặc điểm 2 loài của bố và mẹ.
D. Để dung hợp hai cơ thể lưỡng bội

Câu 18. Để tạo đồng loạt các con Bò giống tốt có cùng kiểu gen người ta sử dụng phương pháp?

A. Nuôi cấy mô, tế bào.
B. Nhân bản vô tính.
C. Cấy truyền phôi.
D. Công nghệ gen.

Câu 19. Bệnh nào sau đây là bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
B. Bệnh ung thư máu.
C. Hội chứng Down
D. Hội chứng Claiphentor.

Câu 20. Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng về bệnh di truyền?

A. Tất cả bệnh di truyền không thể chữa trị được.
B. Nếu phát hiện sớm có thể áp dụng các biện pháp ăn kiêng để hạn chế bệnh.
C. Phát hiện bệnh di truyền bằng cách phân tích ADN, nhiễm sắc thể ở tế bào phôi.
D. Phát hiện bệnh di truyền bằng phương pháp phân tích chỉ tiêu sinh hóa.

Câu 21. Số bộ ba không mã hóa cho các axit amin là?

A. 61.
B. 3
C. 64.
D. 1

Câu 22. Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn

A. Trước phiên mã.
B. Sau dịch mã.
C. Phiên mã.
D. Dịch mã.

Câu 23. Sự thay đổi số lượng nhiễm sắc thể chỉ liên quan đến tất cả các cặp nhiễm sắc thể gọi là?

A. Thể lệch bội
B. Đa bội thể lẻ.
C. Thể đa bội.
D. Thể tứ bội

Câu 24. Một người nam có 47 nhiễm sắc thể trong đó cặp nhiễm sắc thể giới tính là XXY, người đó bị hội chứng ?

A. Tớc nơ.
B. Đao.
C. Siêu nữ.
D. Claiphentơ

Câu 25. Các dạng đột biến thể đa bội là ?

A. Thể lệch bội và thể đa bội.
B. Thể tự đa bội và thể dị đa bội
C. Thể đa bội và thể đa nhiễm.
D. Thể lệch bội và thể song nhị bội.

Câu 26. Theo trình tự từ đầu 5' đến 3' của mạch mã gốc, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit?

A. Vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.
B. Vùng mã hoá, vùng điều hòa, vùng kết thúc.
C. Vùng điều hòa, vùng kết thúc, vùng mã hóa.
D. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.

Câu 27. Một gen sau khi đột biến có chiều dài không đổi nhưng giảm một liên kết hyđrô. Gen này bị đột biến thuộc dạng?

A. Mất một cặp A - T.
B. Thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X.
C. Thêm một cặp A - T.
D. Thay thế một cặp G - X bằng một cặp A - T.

Câu 28. Ở một loài sinh vật, có bộ NST 2n= 48. Khi quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy trong tế bào dinh dưỡng có 47 NST, đột biến thuộc dạng:

A. Thể ba nhiễm
B. Thể một nhiễm
C. Thể không nhiễm
D. Thể bốn kép

Câu 29. Một gen có chiều dài 5100A0 và có 3900 liên kết hyđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen là?

A. A = T = 600 và G = X = 900.
B. A = T = 1050 và G = X = 450.
C. A = T = G = X = 750.
D. A = T = 900 và G = X = 600.

Câu 30. Một gen có chiều dài 5100 A0. Đột biến làm cho gen có chiều dài tăng 3.4 A0 và số liên kết hiđrô tăng 2. Đột biến thuộc dạng?

A. Mất cặp A- T.
B. Thêm cặp A-T.
C. Mất cặp G –X.
D. Thêm cặp G –X

5.2 Đáp án đề thi học kì 1 Sinh 12

Câu123456789101112131415
Đ. ánADDDDBABABACBCC
Câu 161718192021222324252627282930
Đ. ánCCCAABCCDBADBAB

5.3 Ma trận đề thi học kì 1 Sinh học 12

Chủ đề

Nội dung kiến thức

Các mức độ nhận thức

Tổng cộng

Biết

Hiểu

Vận dụng

Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

33%

- Nêu khái niệm gen, biết được cấu trúc của gen.

- Mối liên hệ ADN, ARN và protein.

- Biết các thành phần operon.

- Đặc điểm của mã di truyền, cơ chế nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã, điều hòa hoạt động của gen.

- Các dạng, nguyên nhân và cơ chế phát sinh các dạng đột biến: đột biến gen, đột biến NST.

- Hậu quả và vai trò của các dạng đột biến .

- Giải được các bài tập về cấu trúc của gen, phiên mã và dịch mã. Giải được các bài tập về đột biến.

5 câu

3 câu

2 câu

10 câu

SỐ ĐIỂM

1.65 đ

0.99 đ

0.66 đ

3.3 đ

Chương II: Tính qui luật của hiện tượng di truyền

33%

- Nội dung các quy di truyền: quy luật phân li và phân li độc lập của Menđen, quy luật liên kết và hoán vị gen, các kiểu tương tác giữa 2 hay nhiều cặp gen không alen.

- Cơ sở tế bào học và ý nghĩa các quy luật di truyền: quy luật phân li, phân li độc lập, liên kết gen và hoán vị gen.

- Trình bày, giải thích thí nghiệm và nêu ý nghĩa về di truyền tương tác gen, gen đa hiệu, di truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân.

- Ảnh hưởng của điều kiện môi trường đến sự biểu hiện của tính trạng. Đặc điểm của thường biến, mức phản ứng.

- Giải thích được sự di truyền các tính trạng theo các quy luật.

- Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

- HS giải được một vài dạng bài tập về quy luật di truyền.

5 câu

3 câu

2 câu

10 câu

SỐ ĐIỂM

1.65 đ

0.99 đ

0.66 đ

3.3 đ

Chương III: Di truyền Quần thể

13.2%

- Khái niệm quần thể, quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.

- Các đặc trưng di truyền của quần thể. Tính được tần số các alen.

- Nêu được sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể tự phối qua các thế hệ.

- Phát biểu được nội dung , nêu được ý nghĩa và những điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

- Xác định cấu trúc quần thể khi ở trạng thái cân bằng. Nội dung và ý nghĩa định luật Hacđi-Vanbec.

- Xác định thành phần kiểu gen của quần thể khi tự phối và ngẫu phối.

2 câu

1 câu

1 câu

4 câu

SỐ ĐIỂM

0.66 đ

0.33 đ

0.3 đ

1.32 đ

Chương IV: Ứng dụng di truyền học

13.2%

- Nêu được các nguồn nguyên liệu chọn giống.

- Biết hiện tượng ưu thế lai, các bước kĩ thuật chuyển gen.

- Khái niệm, nguyên tắc và những ứng dụng của công nghệ gen và công nghệ tế bào trong chọn giống.

2 câu

1 câu

1 câu

4 câu

Số điểm

0.66 đ

0.33 đ

0.33 đ

1.32 đ

Chương V: Di truyền học người

6.6%

- Hiểu sơ lược về Di truyền y học, Di truyền y học tư vấn, liệu pháp gen.

- Biết và nêu được nguyên nhân gây một số bệnh và tật di truyền ở người.

- Các phương pháp nghiên cứu di truyền người.

- Biện pháp phòng chữa các bệnh di truyền ở người Và nêu được việt bảo vệ vốn gen của loài người.

1 câu

1 câu

3 câu

SỐ ĐIỂM

0.3.3 đ

0.33 đ

0.66 đ

TỔNG SỐ CÂU HỎI

15 câu

5 điểm

50%

9 câu

3 điểm

30%

6 câu 2 đ

20%

30 câu

10 đ

..............

Tải file tài liệu để xem trọn bộ Đề thi học kì 1 lớp 12

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm