Bộ đề kiểm tra 15 phút môn Số học lớp 6 Chương 1 4 Đề kiểm tra Chương 1 Số học 6
Mời quý thầy cô giáo cùng các bạn học sinh lớp 6 tham khảo Bộ đề kiểm tra 15 phút Chương 1 Số học lớp 6 được Eballsviet.com đăng tải sau đây.
Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra có đáp án đi kèm giúp các bạn học sinh lớp 6 hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi. Sau đây, mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.
Đề kiểm tra 15 phút Chương 1 Số học lớp 6 - Đề 1
Đề bài
Bài 1. Viết các tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:
a) Tập hợp D các số tự nhiên chẵn bé hơn 14.
b) Tập hợp E các số tự nhiên lẻ không lớn hơn 15.
c) Tập hợp F các số tự nhiên lớn hơn 22 bé hơn 38 và chia hết cho 6.
Bài 2. (4 điểm) Tìm x ∈ N, biết:
a) (x - 3) : 2 = 514 : 512
b) 4x + 3x = 30 – 20 : 10
Bài 3. (3 điểm) Có bao nhiêu số tự nhiên lẻ có 5 chữ số?
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
a) D = { 0; 2; 4; 6; 8; 10; 12 }
b) E = { 1; 3; 5; 7; 9; 11; 13; 15 }
c) F = { 24; 30 ; 36 }
Bài 2.
a)
(x - 3) : 2 = 514 : 512
(x - 3) : 2 = 52
(x - 3) : 2 = 25
(x - 3) = 25.2
x = 50 + 3
x = 53
b)
4x + 3x = 30 – 20 : 10
7x = 30 - 2
7x = 28
x = 28 : 7
x = 4
Bài 3.
- Số tự nhiên lẻ nhỏ nhất có 5 chữ số là 10001
- Số tự nhiên lẻ lớn nhất có 5 chữ số là 99999
- Khoảng cách giữa hai số lẻ liên tiếp là 2
- Vậy các số lẻ liên tiếp có 5 chữ số là: (99999 – 10001) : 2 + 1 = 45000 (số)
Đề kiểm tra 15 phút Chương 1 Số học lớp 6 - Đề 2
Đề bài
Bài 1. (4 điểm) Trong các số 40232, 1245, 52110
a) Số nào chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 ?
b) Số nào chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 ?
c) Số nào chia hết cho cả 2 và 5 ?
d) Số nào chia hết cho 3 mà không chia hết cho 9 ?
e) Số nào chia hết cho cả 2 ; 3 ; 5 và 9 ?
Bài 2. (3 điểm) Tìm các số tự nhiên a sao cho :
a) 21 ⋮ (a – 2)
b) 55 ⋮ (2a + 1)
Bài 3. (3 điểm)Thực hiện phép tính :
a) 514 : 512 - 361 : 360
b) 3597 . 34 + 3597 . 65 + 3597
Đáp án và Hướng dẫn giải
Bài 1.
a) 40232 ; b) 1245 ; c) 52110 ; d) 1245 ; e) 52110
Bài 2.
a) 21 ⋮ (a – 2) ⇒ a – 2 là ước của 21 ⇒ a – 2 ∈ {1 ; 3 ; 7 ; 21}
⇒ a ∈ {3 ; 5 ; 9 ; 23}
b) 55 ⋮ (2a + 1) ⇒ 2a + 1 là ước của 55 ⇒ 2a + 1 ∈ {1 ; 5 ; 11 ; 55}
⇒ 2a ∈ {0 ; 4 ; 10 ; 54} ⇒ a ∈ {0 ; 2 ; 5 ; 27}
Bài 3.
a) 514 : 512 - 361 : 360 = 52 - 31 = 25 - 3 = 22
b) 3597 . 34 + 3597 . 65 + 3597 = 3597 . (34 + 65 + 1) = 3597 . 100 = 359700
............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết