Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1 6 Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Công nghệ
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ lớp 7 học kì 1 là tài liệu rất hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 7 tham khảo.
Đề kiểm tra 1 tiết Công nghệ 7 học kì 1 tổng hợp 6 đề kiểm tra có đáp án kèm theo bảng ma trận. Thông qua tài liệu này các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu ôn tập củng cố kiến thức để nhanh chóng giải được các câu hỏi môn Công nghệ. Đồng thời cũng là tài liệu hay giúp quý thầy cô ra đề kiểm tra cho các em học sinh. Vậy sau đây là 6 đề kiểm tra 1 tiết Công nghệ 7, mời các bạn theo dõi tại đây.
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Công nghệ 7 học kì 1
Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Công nghệ - Đề 1
A. Ma trận đề
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng thấp | Vận dụng cao | Tổng | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt | 2 | 1 | 3 câu 0,75 điểm | ||||||
Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng | 4 | 4 câu 1 điểm | |||||||
Một số tính chất chính của đất trồng | 6 | 6 câu 1,5 điểm | |||||||
Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất | 1 | 1 | 2 câu 0,5 điểm | ||||||
Tác dụng của phân bón trong trồng trọt | 2 | 6 | 8 câu 2 điểm | ||||||
Cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường | 1 | 4 | 1 | 1 | 7 câu 4,25 điểm | ||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % | 16 câu 4 điểm 40% | 12 câu 3 điểm 30% | 1 câu 2 điểm 20% | 1 câu 1 điểm 10% | 30 câu 10 điểm 100% |
B. Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM ( 7 điểm) Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Vai trò của trồng trọt là:
A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
C. Cung cấp nông sản cho sản xuất
D. Tất cả các ý trên
Câu 2. Nhiệm vụ nào sau đây không phải là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu
B. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người
C. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường
D. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà
Câu 3. Đâu là nhiệm vụ của ngành trồng trọt?
A. Trồng cây lấy gỗ để xuất khẩu
B. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu
C. Trồng cây lấy gỗ để sản xuất giấy
D. Phát triển chăn nuôi: lợn (heo), gà, vịt…
Câu 4. Vai trò của đất trồng đối với cây là ?
A. Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi cho cây
B. Giúp cây đứng vững
C. Cung cấp chất dinh dưỡng, oxi, nước cho cây và giúp cây đứng vững
D. Cung cấp nước cho cây
Câu 5. Khái niệm đất trồng là gì?
A. Kho dự trữ thức ăn của cây
B. Lớp bề mặt của vỏ trái đất
C. Lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thểsinh sống và sản xuất ra sản phẩm
D. Lớp đá xốp trên bề mặt trái đất
Câu 6. Thành phần đất trồng bao gồm :
A. Phần khí, phần lỏng, chất vô cơ
B. Phần khí, phần lỏng, chất hữu cơ
C. Phần khí, phần rắn, phần lỏng
D. Phần rắn, chất hữu cơ, chất vô cơ
Câu 7. Thành phần chất hữu cơ của đất là?
A. Gồm các sinh vật sống trong đất và xác động, thực vật, vi sinh vật đã chết.
B. Xác động, thực vật bị phân hủy
C. Các chất mùn
D. Các sinh vật sống trong đất
Câu 8. Đất kiềm là đất có pH như thế nào?
A. pH < 6,5
B. pH = 6,6 - 7,5
C. pH > 7,5
D. pH = 7,5
Câu 9. Loại đất nào sau đây giữ nước , dinh dưỡng tốt nhất ?
A. Đất cát
B. Đất sét
C. Đất thịt nặng
D. Đất thịt
Câu 10. Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?
A. Thành phần hữu cơ và vô cơ
B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng
C. Thành phần vô cơ
D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất
Câu 11. Loại đất nào sau đây giữ nước và chất dinh dưỡng kém nhất?
A. Đất cát
B. Đất thịt nặng
C. Đất thịt nhẹ
D. Đất sét
Câu 12. Ngày nay con người có thể trồng cây ở đâu?
A. Trồng cây trong đất, trồng cây trong môi trường nước
B. Chỉ trồng cây trong đất
C. Trồng cây trong chậu
D. Trồng cây trong môi trường nước.
Câu 13. Chúng ta cần phải sử dụng đất hợp lí vì:
A. Nhu cầu nhà ở ngày càng nhiều
B. Để dành đất xây dựng các khu sinh thái, giải quyết ô nhiễm
C. Diện tích đất trồng có hạn
D. Giữ gìn cho đất không bị thái hóa
Câu 14. Căn cứ vào hình thức bón phân người ta chia ra:
A.Bón vãi, bón thúc, bón lót, bón theo hàng
B.Bón lót, bón theo hàng, theo hốc, phun lên lá
C.Bón theo hàng, theo hốc, bón vãi, phun lên lá
D.Bón lót, bón thúc
Câu 15. Cây lúa dễ bị đổ, cho nhiều hạt lép, năng suất thấp là do bón nhiều:
A. Lân
B. Kali
C. Phân chuồng
D. Đạm
Câu 16. Đạm Urê bảo quản bằng cách:
A. Phơi ngoài nắng thường xuyên
B. Để nơi khô ráo
C. Đậy kín, để đâu cũng được
D. Đậy kín, để nơi khô ráo thoáng mát
Câu 17: Nhóm phân nào sau đây dùng để bón lót
A. Phân hữu cơ, phân xanh, phân đạm
B. Phân xanh, phân kali, phân NPK
C. Phân rác, phân xanh, phân chuồng
D. Phân DAP, phân lân, phân xanh, phân vi sinh
Câu 18. Loại đất vê được thành thỏi khi uốn không có vết nứt thuộc loại đất nào?
A. Đất sét
B.Đất thịt
C. Đất cát pha
D. Đất thịt nặng
Câu 19. Để ủ phân chuồng người ta thường trát bùn hoặc đậy kỹ là nhằm?
A. Giúp phân nhanh hoai mục
B. Hạn chế mất đạm
C. Giữ vệ sinh môi trường
D. Tất cả các ý trên
Câu 20. Biện pháp cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên được áp dụng cho loại đất nào?
A. Đất phèn, đất mặn
B. Đất chua, đất xói mòn
C. Đất đồi dốc
D. Đất xám bạc màu
Câu 21: Chọn cụm từ thích hợp cho sắn dưới dây rồi điền vào chỗ trống (…) để hoàn chình đoạn văn sau: “thức ăn, độ phì nhiêu, năng suất, chất dinh dưỡng, liều lượng, chất lượng, chủng loại, cân đối
Phân bón là(21) …………..do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều(22) ………….….cần thiết cho cây. Phân bón làm tăng (23)…………..của đất. làm tăng(24)…….……. cây trồng và (25)…………….nông sản. Bón phân quá (26)……………., sai (27)………..…….., không(28)………………. làm cho năng suất cây trồng và chất lượng nông sản giảm
II. TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 2 (2 điểm): Phân đạm và phân hữu cơ dùng để bón lót hay bón thúc? Vì sao?
Câu 2 (1 điểm): Đối với các loại rác thải chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường xung quanh?
C. Đáp án
I. Trắc nghiệm
1.D | 2.D | 3.B | 4.C | 5.C | 6.C | 7.A | 8.C | 9.B | 10.D |
11.A | 12.A | 13.C | 14.C | 15.D | 16.D | 17.C | 18.A | 19.D | 20.A |
Câu 21:
21. Thức ăn 25. Chất lượng
22. Chất dinh dưỡng 26. Liều lượng
23. Độ phì nhiêu 27. Chủng loại
24. Năng suất 28. Cân đối
II. Tự luận
Câu 1:
- Phân ĐẠM dùng để bón thúc vì có tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hoà tan nên cây sử dụng được ngay ( 1 điểm)
- Phân hữu cơ dùng để bón lót vì các chất dinh dưỡng ở dạng khó tiêu, cây không sử đụng được ngay ( 1 điểm)
Câu 2: Để bảo vệ môi trường xung quanh, chúng ta cần phải:
- Không vứt rác bừa bãi (0,5 điểm)
- Thu gom và phân loại rác thải để tái chế làm phân bón (0,5 điểm)
Đề kiểm tra 45 phút lớp 7 môn Công nghệ - Đề 2
A. Ma trận đề
Mức độ Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Tổng | |||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
1. Đất trồng | 1 0,5 | 1 1 | 1 0,5 | 3 2 | |||
2. Phân Bón | 1 0,5 | 1 1 | 1 1 | 3 2,5 | |||
3. Giống cây trồng | 1 1 | 1 0,5 | 1 1 | 3 2,5 | |||
4. Phòng trừ sâu bệnh hại | 1 1,5 | 1 1,5 | 2 3 | ||||
Tổng | 4 3 | 3 4 | 4 3 | 9 10 |
B. Nội dung đề kiểm tra
I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất ở câu 1, 2, 3 và câu 4
Câu 1. Đất có độ pH = 7 là loại đất:
a. Đất chua
b. đất trung tính
c. đất kiềm
d. đất mặn
Câu 2. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất được sắp xếp theo thứ tự giảm dần là:
a. Đất cát, đất thịt, đất sét
b. Đất thịt, đất sét, đất cát
c. Đất sét, đất thịt, đất cát
d. Đất sét, đất cát, đất thịt
Câu 3. Loại phân nào sau đây được dùng để bón thúc :
a. Phân lân
b. Phân chuồng
c. Phân xanh
d. Phân đạm
Câu 4. Hạt giống có chất lượng rất cao nhưng số lượng ít gọi là:
a. Hạt giống siêu nguyên chủng
b. Hạt giống thuần chủng
c. Hạt giống nguyên chủng
d. Hạt giống lai
Câu 5: Em hãy nối nội dung ở cột A tương ứng phù hợp với nội dung ở cột B.
1- Cày sâu bừa kỹ, bón phân hữu cơ 2- Làm ruộng bậc thang 3- Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. 4- Bón vôi | a) áp dụng cho vùng đất dốc, đồi núi hạn chế xói mòn, rửa trôi. b) áp dụng cho đất có tầng mỏng Nghèo dinh dưỡng. c) áp dụng cho đất nhiễm phèn d) áp dụng với đất phù sa. e) cho đất chua. |
II. Tự luận (7 điểm)
Câu 6. Giống cây trồng có vai trò như thế nào trong trồng trọt? Nêu phương pháp chọn tạo giống cây trồng. (2 điểm)
Câu 7. Vì sao cần phải sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp? Chúng ta có thể bón phân bằng cách nào? (2 điểm)
Câu 8. Có những biện pháp phòng, trừ sâu bệnh, hại cây trồng nào? Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng bằng biện pháp hoá học có ưu, nhược điểm như thế nào? (3 điểm)
C. Đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 : - C Câu 2 :- B Câu 3 :- D Câu 4 :- A Câu 5 : (1 điểm) 1 - b , 2 - a, 3 - c ,4 - d , I. Tự luận (7 điểm) nêu được những nội dung cơ bản như sau Câu 6 : - Vai trò của giống cây trồng trong trồng trọt: + Nâng cao năng suất và chất lượng nông sản + Tăng vụ gieo trồng + Thay đổi cơ cấu cây trồng - Phương pháp chọn tạo giống cây trồng + Phương pháp chọn lộc + Phương pháp lai + Phương pháp gây đột biến Câu 7 : - Tác dụng của phân bón trong trồng trọt: phân bón làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất và chất lượng nông sản - Cách bón phân: + Theo thời kỳ bón: Bón lót, bón thúc + Theo hình thức bón: Bón theo hốc, bón theo hàng, bón vãi, phun trên lá Câu 8 : - Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng + Biện pháp canh tác (và sử dụng giống chống sâu bệnh) + Biện pháp thủ công + Biện pháp hóa học + Biện pháp sinh học + Biện pháp kiểm dịch thực vật - Ưu, nhược điểm của phòng trừ sâu bệnh hai cây trồng bằng biện pháp hóa học + Ưu điểm: diệt sâu, bệnh nhanh, ít tốn công + Nhược điểm: dễ gây độc cho người, vật nuôi, cây trồng; làm ô nhiễm môi trường; giết các sinh vật có lợi khác | 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm |
.............
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết