Bộ đề đọc hiểu Truyện đồng thoại Văn 6 12 đề đọc hiểu Văn 6 - Thể loại Truyện đồng thoại
Bộ đề đọc hiểu Truyện đồng thoại Văn 6 gồm 12 đề, giúp các em học sinh lớp 6 trả lời thật thành thạo các câu hỏi đọc hiểu xoay quanh thể loại truyện đồng thoại học trong chương trình Văn 6.
Với 12 đề đọc hiểu Truyện đồng thoại lớp 6, các em sẽ hiểu hơn về thể loại truyện đồng thoại, ôn tập và học thật tốt môn Văn 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com đê củng cố kiến thức, luyện tập trả lời câu hỏi đọc hiểu thật tốt.
Luyện đề đọc hiểu thể loại Truyện đồng thoại lớp 6
Đề 1
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):
CÂU CHUYỆN ỐC SÊN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ:
- Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!
- Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói.
- Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
- Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy.
- Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?
- Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy.
Ốc sên con bật khóc, nói:
- Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta.
- Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta.
(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào?
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại.
Câu 2. Tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của Ốc sên con.
B. Lời của Ốc sên mẹ.
C. Lời của người kể chuyện.
D. Lời của Ốc sên mẹ và Ốc sên con.
Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính?
A. Một
B. Hai
C. Ba
D. Bốn
Câu 4. Cho biết câu văn sau là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp"mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra lại phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
A. Trực tiếp
B. Gián tiếp
Câu 5. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
A. Vì phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng.
B. Vì cơ thể không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò.
C. Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở.
D. Vì Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.
Câu 6. Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”?
A. Chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý.
B. Không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai.
C. Chúng ta phải tin rằng mình có nhiều đặc điểm mà người khác không có được.
D. Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình.
Câu 7. Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên.
A. Hoán dụ.
B. Nhân hóa.
C. So sánh.
D. Ẩn dụ
Câu 8: Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai?
A. Với mẹ Ốc Sên
B. Với Giun Đất và Bướm
C. Với Sâu Róm và Bướm
D. Với Giun Đất và Sâu Róm
Câu 9. Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản.
Câu 10. Em có đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của Ốc sên con trong câu chuyện không? Vì sao?
II. VIẾT (4.0 điểm): Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đề 2
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm): Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Trời mưa, rô mẹ dặn rô con:
- Mẹ đi kiếm mồi, con ở nhà, chỉ nên chơi ở gần nhà, chớ đi đâu xa kẻo lạc đường, con nhé!
Trời vừa tạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng chơi trước cửa hang. Thấy một dòng nước róc rách chảy xuống hồ. Rô Ron bảo bạn:
- Chúng mình cùng vượt dòng nước nhé!
Cá Cờ ngắm dòng nước lóng lánh như bạn đang lách qua những búi cỏ xanh chảy rì rào rồi vẫy đuôi nói:
- Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa. Hay là chúng ta chơi quanh đây thôi.
- Thế thì cậu hãy xem tớ bay lên bờ đây này!
Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên. Lên khỏi bờ, Rô Ron bơi theo dòng nước và say mê ngắm cảnh trời mây, đồng lúa...
(Trích Cá Rô Ron không vâng lời mẹ)
Câu 1. Đoạn trích “Cá Rô Ron không vâng lời mẹ” thuộc thể loại nào? (Nhận biết)
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy? (Nhận biết)
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Đâu là từ phức trong các từ sau? (Nhận biết)
A. Tớ
B. Mình
C. Cùng
D. Cá Cờ
Câu 4. Chủ đề được nói tới là gì? (Thông hiểu)
A. Tình yêu quê hương. đất nước.
B. Tình mẫu tử, tình cảm gia đình.
C. Tình yêu thiên nhiên.
D. Tình làng nghĩa xóm.
Câu 5. Cụm từ nào sau đây diễn tả đúng phẩm chất của Cá Cờ? (Thông hiểu)
A. Ngoan ngoãn
B. Hiền lành
C. Dũng cảm.
D. Biết ơn.
Câu 6. Chi tiết “Nhưng mẹ tớ dặn không được rong chơi xa?” thể hiện điều gì của Cá Cờ? (TH)
A. Thất vọng.
B. Ngạc nhiên.
C. Vâng lời.
D. Tự tin.
Câu 7. Nhận xét nào sau đây đúng với nội dung đoạn trích trên ? (Thông hiểu)
A. Thể hiện sự vâng lời của Rô Ron.
B. Ca ngợi việc vâng lời của Cá Cờ và phê bình việc không nghe lời mẹ của Rô Ron.
C. Thể hiện sự bướng bỉnh của Cá Cờ với bạn
D. Giải thích nguồn gốc các loài cá.
Câu 8. Xác định trạng ngữ: “Trời vừa tạnh, Rô Ron và Cá Cờ cùng chơi trước cửa hang”. (TH
A. Trời mưa tạnh
B. Rô Ron
C. Cá Cờ
D. cùng chơi
Câu 9. Đọc xong đoạn trích trên em rút ra được bài học gì cho bản thân. (Vận dụng)
Câu 10. Chi tiết “Vừa nói Rô Ron vừa giương vây, nhún mình lấy đà phóng lên bờ.” Nói lên điều gì của cá Rô Ron? (Vận dụng)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Từ đoạn trích trên em hãy viết bài văn về sự tha thứ trong cuộc sống.
...
>> Tải file để tham khảo trọn bộ!