Vật lí 10 Bài 4: Khối lượng riêng. Áp suất chất lỏng Soạn Lý 10 trang 61 sách Cánh diều
Giải Vật lý 10 trang 61→64 sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi phần luyện tập, vận dụng Bài 4: Khối lượng riêng Áp suất chất lỏng của chủ đề 2: Lực và chuyển động.
Giải bài tập Vật lý 10: Khối lượng riêng Áp suất chất lỏng các em sẽ biết được công thức tính khối lượng riêng và áp suất, từ có trả lời toàn bộ các câu hỏi của bài 4 Chủ đề 2 trong sách giáo khoa Vật lí 10 Cánh diều. Đồng thời qua đó giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Vật lý 10 Bài 4: Khối lượng riêng Áp suất chất lỏng mời các bạn cùng tải tại đây.
Vật lí 10 Bài 4: Khối lượng riêng Áp suất chất lỏng
I. Khối lượng riêng
Vận dụng 1
Tính khối lượng của một khối đá hoa cương dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 2,0 m x 3,0 m x 1,5 m.
Gợi ý đáp án
Thể tích của khối đá hoa cương: V = 2.3.1,5 = 9 m3
Khối lượng riêng của đá hoa cương là ρ = 2750 kg/m3
Nên khối lượng của khối đá hoa cương trên là:
m = ρV = 2750.9 = 24750 kg = 24,750 tấn
II. Áp suất
Câu hỏi 1
Chứng tỏ rằng áp lực do người đang đứng yên trên sàn tác dụng lên sàn có độ lớn bằng trọng lượng của người đó.
Gợi ý đáp án
Áp lực do người đang đứng yên trên sàn tác dụng lên sàn chính là lực ép vuông góc lên sàn. Mà lực ép có độ lớn bằng trọng lượng nên áp lực trong trường hợp này có độ lớn bằng trọng lượng của người đó.
Câu hỏi 2
So sánh độ lớn áp lực, diện tích bị ép của trường hợp (2), (3) với trường hợp (1) (hình 4.2). Từ độ lún của bột trong các trường hợp, chỉ ra mối liên hệ giữa áp suất với áp lực và diện tích bị ép.
Gợi ý đáp án
Ta thấy: Ở hình 1 là 1 vật được đặt nằm ngang, hình 2 là 2 vật đặt chồng lên nhau và đặt nằm ngang, độ lún sâu hơn ở hình 1, hình 3 là 1 vật đặt dựng đứng.
⇒ Khối lượng vật ở (2) lớn hơn khối lượng vật ở (1); khối lượng vật ở (1) = khối lượng vật ở (3).
Suy ra:
- Độ lớn áp lực: trường hợp (2) lớn hơn trường hợp (1); trường hợp (3) = trường hợp (1)
- Diện tích bị ép: trường hợp (2) = trường hợp (1); trường hợp (3) < trường hợp (1).
⇒ Mối liên hệ giữa áp suất với áp lực và diện tích bị ép:
+ Cùng với một diện tích bị ép như nhau, áp lực càng lớn thì độ lún càng lớn hay áp suất càng lớn.
+ Cùng với một độ lớn áp lực, diện tích bị ép càng lớn thì tác dụng của áp lực lên diện tích đó càng nhỏ hay áp suất càng nhỏ.