Vật lí 10 Bài 1: Tốc độ, độ dịch chuyển và vận tốc Soạn Lý 10 trang 15 sách Cánh diều

Giải Vật lý 10 Bài 1 Cánh diều giúp các em học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập vận dụng trong SGK trang15, 16, 17, 18, 19, 20 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Vật lí 10 Cánh diều Bài 1 hướng dẫn giải bài tập trong sách giáo khoa rất chi tiết. Hy vọng rằng tài liệu sẽ giúp các em học sinh lớp 10 học tốt môn Vật lí. Đồng thời các thầy cô giáo, bậc phụ huynh có thể sử dụng tài liệu để hướng dẫn các em khi tự học ở nhà được thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu giải Vật lý 10 Bài 1 Cánh diều mời các bạn cùng theo dõi.

Phần Mở đầu

Tại Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 được tổ chức ở Philippines (Phi – líp – pin), một vận động viên Việt Nam đã giành huy chương Vàng ở nội dung thi chạy 10000 m, với thành tích 36 phút 23 giây 44.

Cứ mỗi giây, vận động viên này chạy được một đoạn đường như nhau hay khác nhau?

Gợi ý đáp án

Cứ mỗi giây, vận động viên này chạy được một đoạn đường khác nhau. Vì càng gần về đích (giai đoạn nước rút) tốc độ chạy của vận động viên càng tăng nên trong cùng một giây, quãng đường chạy được sẽ khác nhau.

Phần Hình thành kiến thức kỹ năng

I. Tốc độ

Câu hỏi 1:

Ở hình 1.2, kim của đồng hồ đo tốc độ trên ô tô chỉ vào vạch giữa 80 và 100; kim này đang chỉ tốc độ trung bình hay tốc độ tức thời của ô tô?

Gợi ý đáp án

Kim này đang chỉ tốc độ tức thời của ô tô

Câu hỏi 2:

Một vận động viên đã chạy 10 000 m trong thời gian là 36 phút 23 giây 44. Tính tốc độ trung bình của vận động viên đó theo thời gian đơn vị là m/s.

Gợi ý đáp án

Theo bài ta có:

s = 10 000 m

t = 36 phút 23 giây 44 = 36.60 + 23,44 = 2183,44 s

Tốc độ trung bình của vận động viên là:

{v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{10000}}{{2183,44}} \approx 4,58(m/s)\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{10000}}{{2183,44}} \approx 4,58(m/s)\)

II. Quãng đường và độ dịch chuyển

Khi nào quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn?

Gợi ý đáp án

Quãng đường và độ dịch chuyển của một vật chuyển động có cùng độ lớn khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động

Phần Luyện tập, vận dụng

Luyện tập

Kết quả đo thời gian tấm chắn sáng (rộng 10 mm) đi qua cổng quang điện được cho ở bảng 1.2

Từ số liệu ở bảng 1.2, tính thời gian trung bình và sai số tuyệt đối trung bình của phép đo

Gợi ý đáp án

Thời gian trung bình của phép đo là:

\overline t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{0,101 + 0,098 + 0,102}}{3} \approx 0,100(s)\(\overline t = \frac{{{t_1} + {t_2} + {t_3}}}{3} = \frac{{0,101 + 0,098 + 0,102}}{3} \approx 0,100(s)\)

Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo là:

\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right| = \left| {0,098 - 0,101} \right| = 0,003\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right| = \left| {0,102 - 0,098} \right| = 0,004\\\overline {\Delta t} = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2} = \frac{{0,003 + 0,004}}{2} \approx 0,004(s)\end{array}\(\begin{array}{l}\Delta {t_1} = \left| {{t_2} - {t_1}} \right| = \left| {0,098 - 0,101} \right| = 0,003\\\Delta {t_2} = \left| {{t_3} - {t_2}} \right| = \left| {0,102 - 0,098} \right| = 0,004\\\overline {\Delta t} = \frac{{\Delta {t_1} + \Delta {t_2}}}{2} = \frac{{0,003 + 0,004}}{2} \approx 0,004(s)\end{array}\)

Vận dụng

Bạn hãy thiết lập phương án để đo được tốc độ của xe chuyển động trên máng đỡ bằng các dụng cụ sau đây: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu; giá đỡ

Gợi ý đáp án

Dụng cụ: Xe kĩ thuật số kèm bộ xử lí số liệu; giá đỡ

Tiến hành:

Lắp các dụng cụ như trên hình 1.5

+ Đặt giá đỡ nghiêng so với phương ngang để xe có thể chuyển động được trên giá đỡ

+ Cho xe chuyển động từ đỉnh của giá đỡ xuống, bộ xử lí số liệu gắn trên xe sẽ cung cấp số liệu để tính, đo ít nhất 3 lần

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm