Vật lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton Soạn Lý 10 trang 67 sách Kết nối tri thức
Giải Vật lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài học Bài 16 trang 67, 68 thuộc chương 3: Động lực học.
Giải bài tập Vật lý 10 Bài 16: Định luật 3 Newton giúp các em hiểu được kiến thức khái niệm, công thức của Định luật 3 Newton, từ đó sẽ trả lời toàn bộ các câu hỏi của Bài 16 chương III trong sách giáo khoa Vật lí 10 Kết nối tri thức với cuộc sống. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài Soạn Vật lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton, mời các bạn cùng tải tại đây.
Vật lí 10 Bài 16: Định luật 3 Newton
I. Định luật 3 Newton
II. Các đặc điểm của lực và phản lực
Câu hỏi 1 trang 67 SGK Lý 10 KNTT
Cặp lực và phản lực có những đặc điểm gì?
Gợi ý đáp án
Cặp lực và phản lực có những đặc điểm:
- Điểm đặt trên 2 vật khác nhau.
- Cùng phương.
- Ngược chiều.
- Cùng độ lớn.
Câu hỏi 2 trang 67
Cặp lực và phản lực có phải là hai lực cân bằng hay không? Tại sao?
Gợi ý đáp án
Cặp lực và phản lực không phải là hai lực cân bằng vì điểm đặt của chúng ở trên hai vật khác nhau.
Câu hỏi trang 67
Hãy chỉ rõ điểm đặt của mỗi lực trong mỗi cặp lực ở Hình 16.2 a, b.
Gợi ý đáp án
Trong hình 16.2 a,b: Lực \(\vec{F_{AB} }\) có điểm đặt tại vật B, lực \(\vec{F_{BA} }\) có điểm đặt tại vật A.
Câu hỏi 1 trang 68 SGK Lý 10 KNTT
Hãy chỉ ra các cặp lực và phản lực trong hai trường hợp sau:
a) Quyển sách nằm yên trên mặt bàn (Hình 16.3a).
b) Dùng búa đóng đinh vào gỗ (Hình 16.3b)
Gợi ý đáp án
a) Cặp lực và phản lực: Trọng lượng của quyển sách tác dụng lên mặt bàn một lực nén \(\vec{Q}\) và mặt bàn tác dụng lên quyển sách một phản lực \(\vec{N}\).
b) Cặp lực và phản lực: khi búa đóng vào đinh thì lực \(\vec{F_{1} }\) do búa tác dụng vào đinh và phản lực \(\vec{F_{2} }\) do đinh tác dụng lại vào búa.
Câu hỏi 2 trang 68
Quyển sách nằm yên có phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực hay không?
Gợi ý đáp án
Lực và phản lực không cân bằng nhau do điểm đặt của hai lực này ở trên hai vật khác nhau: lực ép có điểm đặt tại mặt bàn còn phản lực có điểm đặt tại quyển sách.
⇒ Quyển sách nằm yên không phải là kết quả của sự cân bằng giữa lực và phản lực.
Câu hỏi 3 trang 68
Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh tác dụng lên búa có các đặc điểm gì?
Gợi ý đáp án
Lực do búa tác dụng vào đinh và phản lực của đinh tác dụng lên búa có đặc điểm:
- Điểm đặt trên hai vật khác nhau.
- Cùng phương.
- Ngược chiều.
- Cùng độ lớn.
Câu hỏi trang 68
Một ô tô chuyển động trên mặt đường (Hình 16.4), nếu lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô thì tại sao chúng không “khử nhau”?
Gợi ý đáp án
Lực do ô tô tác dụng lên mặt đường có độ lớn bằng lực mà mặt đường đẩy ô tô nhưng chúng không khử nhau vì điểm đặt của hai lực này khác nhau.