Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát - Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 78 sách Chân trời sáng tạo tập 1
Eballsviet.com sẽ giới thiệu bài Soạn văn 6: Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát, thuộc sách Chân trời sáng tạo.
Mời các bạn học sinh lớp 6 tham khảo nội dung chi tiết của tài liệu được đăng tải chi tiết ngay sau đây. Mong rằng có thể giúp ích cho quá trình chuẩn bị bài môn Ngữ Văn trước khi đến lớp.
Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
Soạn bài Trình bày cảm xúc về một bài thơ lục bát
1. Hướng dẫn chuẩn bị
- Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói
- Đề tài nói: cảm xúc về một bài thơ lục bát.
- Không gian: lớp học, thời gian: 15 - 20 phút.
- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu cảm xúc chung về bài thơ lục bát.
- Thân bài: Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ lục bát.
- Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.
- Bước 3: Luyện tập và trình bày
- Khi trình bày một bài thơ lục bát, học sinh cần:
- Giới thiệu rõ tên bài thơ.
- Đọc diễn cảm bài thơ.
- Trình bày rõ ràng, mạch lạc những cảm xúc mà bài thơ đã gợi ra.
- Nêu từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ để làm minh chứng.
- Lựa chọn điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sau cho phù hợp với văn nói.
- Sử dụng cách xưng hô và ngữ điệu linh hoạt, phù hợp với đối tượng người nghe và sử dụng nội dung nói.
- Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ phù hợp để thể hiện cảm xúc về bài thơ.
- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ, mời họ nêu câu hỏi…
- Bước 4: Trao đổi, đánh giá
Bài trình bày cần đạt được những yêu cầu sau:
- Bài chia sẻ có đủ các phần giới thiệu, nội dung và kết thúc.
- Trình bày rõ tên bài thơ, tên tác giả và nội dung của bài thơ.
- Thể hiện rõ cảm xúc của người nói về bài thơ.
- Dùng bằng chứng cụ thể trong bài thơ để làm rõ cảm xúc của người nói.
- Sử dụng động tác, ánh mắt (ngôn ngữ hình thể) và giọng nói phù hợp để góp phần thể hiện nội dung nói.
2. Thực hành nói và nghe
Gợi ý:
(1) Mở đầu: Kính chào thầy cô và các bạn, sau đây tôi xin phép được trình bày về vấn đề… (nội dung vấn đề)
Qua bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ đã giúp người đọc có hiểu hơn về chuyện cổ.
Trước hết, chuyện cổ là những câu chuyện được lưu truyền từ thời xa xưa. Chắc hẳn trong trí nhớ của chúng ta đều văng vẳng lời kể của người bà, người mẹ. Mở đầu bài thơ, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm:
“Tôi yêu chuyện cổ nước tôi
Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa
Thương người rồi mới thương ta
Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm
Ở hiền thì lại gặp hiền
Người ngay thì được phật tiên độ trì”
Chuyện cổ dưới cái nhìn của Lâm Thị Mỹ Dạ chứa đựng những giá trị nhân văn cao đẹp. Đó là tấm lòng nhân hậu, yêu thương của con người. Hay sự thủy chung son sắc trong tình yêu. Cách sống “ở hiền gặp lành”, người sống ngay thẳng, tốt bụng sẽ nhận được sự giúp đỡ của tiên phật. Đó là những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.
Nhiều bài học sâu sắc được nhà thơ gửi gắm qua một loạt hình ảnh như:
“Rất công bằng, rất thông minh
Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.
Thị thơm thì giấu người thơm
Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà
Đẽo cày theo ý người ta
Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”
Đó hàng Thạch Sanh dũng cảm, trải qua nhiều kiếp nạn đã cưới được công chúa, lên làm vua. Hay cô Tấm hiền lành trải qua biết bao nhiêu lần hóa kiếp, cuối cùng từ quả thị bước ra trở lại làm người, sống hạnh phúc bên nhà vua. Những câu chuyện cổ còn khuyên nhủ con người về cách sống. Câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta” gợi liên tưởng đến thành ngữ “Đẽo cày giữa được” hàm ý chỉ kẻ hành động ngu ngốc, không có chủ kiến, luôn bị động nên hay thay đổi theo ý kiến người khác. Và cuối cùng kết quả nhận được là “sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì”. Thật nhiều bài học ý nghĩa gửi gắm qua chuyện cổ:
"Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.
Đậm đà cái tích trầu cau
Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người.
Sẽ đi qua cuộc đời tôi
Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi.
Nhưng bao chuyện cổ trên đời
Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm”
Chuyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần giúp nhà thơ vững bước trên hành trình cuộc sống. Nó đã đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách “nắng mưa”trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ.
Có thể khẳng định rằng, bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đã gửi gắm thật nhiều bài học ý nghĩa. Đây quả là một trong những bài thơ hay của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ.
(3) Kết thúc vấn đề: Dưới đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe.