Soạn bài Ôn tập trang 39 - Chân trời sáng tạo 6 Ngữ văn lớp 6 trang 39 sách Chân trời sáng tạo tập 2
Trong chương trình học của môn Ngữ văn lớp 6, các bạn học sinh sẽ được ôn tập lại kiến thức đã học của từng bài.
Hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu Soạn văn 6: Ôn tập trang 39, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2. Mời tham khảo nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn văn 6: Ôn tập trang 39
Soạn bài Ôn tập trang 39 - Mẫu 1
Câu 1. Đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là... và điền thông tin vào bảng sau:
Văn bản | Nội dung chính | Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản |
Những cánh buồm | Bài thơ Những cánh buồm thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, tác giả còn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ - đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. | Tình cảm giữa cha và con được thể hiện qua biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ giàu hình ảnh và cảm xúc… |
Mây và sóng | Bài thơ Mây và sóng đã ngợi ta tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. | Tình cảm giữa mẹ và con được thể hiện qua hình ảnh giàu tính tượng trưng, hình thức đối thoại lòng trong lời kể của em bé… |
Con là… | Tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con. | Tình cảm của cha dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh so sánh độc đáo. |
Câu 2. Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung?
- Nội dung: Bài thơ diễn tả cảm xúc gì? Của ai?
- Hình thức: thể thơ, hình ảnh, từ ngữ, nhịp điệu…
Câu 3. Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
Tình cảm gia đình rất thiêng liêng. Đó là thứ tình cảm quan trọng đối với mỗi người trong cuộc sống.
Câu 4. Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào sơ đồ trong SGK.
- Kết cấu ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
Câu 5. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?
- Nêu được những quan điểm của bản thân về vấn đề cần thảo luận.
- Khi thảo luận, cần ghi chép ngắn gọn các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà bạn đưa ra.
Câu 6. Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Gia đình có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi người. Ở đó có những người thân luôn yêu thương, bảo vệ và sẻ chia với chúng ta. Bởi vậy, con người cần phải trân trọng gia đình của mình.
Soạn bài Ôn tập trang 39 - Mẫu 2
Câu 1. Đọc lại ba văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là... và điền thông tin vào bảng sau:
Văn bản | Nội dung chính | Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản |
Những cánh buồm | Niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ ước mơ đẹp đẽ, ca ngợi khao khát được khám phá cuộc sống của trẻ thơ. | Sử dụng các biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ; cách dùng từ giàu hình ảnh và cảm xúc… |
Mây và sóng | Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. | Thể hiện qua hình ảnh giàu tính tượng trưng, hình thức đối thoại lòng trong lời kể của em bé… |
Con là… | Tình yêu thương vô bờ bến của người cha đối với con. | Thể hiện qua những hình ảnh so sánh độc đáo. |
Câu 2. Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý đến những yếu tố nào về hình thức và nội dung?
- Nội dung: Nhân vật trữ tình trong bài là ai? Cảm xúc được diễn tả trong bài thơ? Tư tưởng mà nhà thơ muốn gửi gắm?
- Hình thức: Thể thơ, ngôn ngữ, giọng thơ, hình ảnh, các biện pháp tu từ…
Câu 3. Các văn bản trong bài học này gợi cho em những suy nghĩ gì về tình cảm gia đình?
Các văn bản trong bài học đã gợi cho em suy nghĩ tình cảm gia đình rất thiêng liêng, sâu nặng và quan trọng đối với mỗi người.
Câu 4. Điền những yêu cầu của kiểu đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ vào sơ đồ trong SGK.
- Kết cấu ba phần: mở đoạn, thân đoạn và kết đoạn.
- Trình bày cảm xúc về một bài thơ và sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.
- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.
Câu 5. Qua bài học này, em rút ra kinh nghiệm gì về cách tham gia thảo luận trong nhóm về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất?
- Lắng nghe các ý kiến của mọi người trong nhóm.
- Ghi chép lại nội dung chính của các ý kiến.
- Nêu được những quan điểm của bản thân về vấn đề cần thảo luận.
- Tiếp nhận đóng góp của mọi người trong nhóm.
Câu 6. Gia đình có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi chúng ta?
Gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tổ ấm của mỗi người. Đó là nơi con người có thể tìm về sau những bão giông của cuộc đời, hay có những người thân yêu luôn yêu thương và bảo vệ chúng ta.