Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử (Dàn ý + 7 mẫu) Văn mẫu lớp 6

Eballsviet.com sẽ cung cấp Bài văn mẫu lớp 6: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử.

Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử
Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

Tài liệu bao gồm 7 bài văn mẫu lớp 6. Hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi đăng tải ngay sau đây.

Đề bài: Trao đổi, thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử nổi bật của Việt Nam hoặc thế giới mà em và mọi người cùng quan tâm.

Dàn ý thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử

1. Mở bài

  • Lời chào hỏi: Kính chào thầy cô và các bạn, tôi tên là… Sau đây, tôi sẽ trình bày về…
  • Nêu tên sự kiện và ý nghĩa khái quát của sự kiện.

2. Thân bài

  • Thuật lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian.
  • Ý nghĩa của sự kiện vào thời điểm mà nó xảy ra và ảnh hưởng của sự kiện đến đời sống ngày này.

3. Kết bài

  • Khẳng định ý nghĩa của sự kiện.
  • Lời chào: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ thầy cô và các bạn.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 1

Những sự kiện lịch sử có ý nghĩa lớn lao với một quốc gia, dân tộc. Và sự kiện mà tôi ấn tượng nhất chính là Cách mạng tháng Tám (1945) của dân tộc Việt Nam.

Năm 1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa để phá bỏ xiềng xích nô lệ hơn tám mươi năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Với dân tộc Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Thành công của cuộc Cách mạng đã góp phần phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ thực dân Pháp và phát xít Nhật cũng như lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến. Cuộc Cách mạng đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập dưới chế độ Dân chủ Cộng hòa, đưa nhân dân từ nô lệ thành người độc lập, tự do. Cách mạng tháng Tám còn đã mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do. Không chỉ vậy, Cách mạng tháng Tám còn có ý nghĩa lớn lao với thế giới. Đây là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc nhược tiểu, tự giải phóng khỏi ách áp bức của đế quốc thực dân. Cuộc Cách mạng góp phần cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.

Tóm lại, cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với đất nước và nhân dân Việt Nam.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 2

Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa to lớn với thế giới là Cách mạng tháng Mười Nga (1917).

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, nhưng cục diện chính trị ở nước Nga đang tồn tại hai chính quyền song song là Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Trước hoàn cảnh đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.

Đầu tháng mười, không khí cách mạng đã sục sôi trên khắp cả nước. Ngày 7 tháng 10 (20-10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-tơ-rô-grát, trực tiếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Nhiều đội Cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng. Đêm 24 tháng 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản. Đến đêm 25 tháng 10 (7 -11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn. Tiếp đó, khởi nghĩa giành thắng lợi ở Mát-xcơ-va. Đầu năm 1918, Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười đã giành được thắng lợi hoàn toàn trên đất nước Nga rộng lớn.

Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử không chỉ với nước Nga mà còn đối với toàn thế giới. Đối với nước Nga, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận của những người dân Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được nắm chính quyền, xây dựng chế đội mới. Một kỉ nguyên mới mở ra trên khắp đất nước: giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình. Không chỉ vậy, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga có có ý nghĩa vô cùng lớn lao đối với phong trào cách mạng trên thế giới. Cuộc Cách mạng đã để lại nhiều bài học quý giá cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức. Bên cạnh đó, cuộc Cách mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Tóm lại, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã đem đến nhiều ý nghĩa to lớn cho nước Nga và thế giới.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 3

Một trong những sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại với đất nước Việt Nam là ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Nhưng để có được bản Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chủ tịch đã có một thời gian chuẩn bị khá dài. Ngày 4 tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào. Ngày 22 tháng 8, Bác rời Tân Trào về Hà Nội. Tối ngày 25 tháng 8, Người vào nội thành ở tầng 2 nhà 48 Hàng Ngang. Sáng ngày 26 tháng 8, Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng. Đến ngày 27 tháng 8, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ. Ngày 28 và 29, buổi sáng, Bác làm việc ở 12 Ngô Quyền, soạn Tuyên ngôn Độc lập; buổi tối, tại 48 Hàng Ngang, Bác tự đánh máy Tuyên ngôn độc lập. Ngày 30 tháng 8, Bác mời một số đồng chí đến để trao đổi ý kiến. Đúng 14 giờ ngày 2 tháng 9, Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ở quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự kiện lịch sử trên đã đem đến một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Nó có ý nghĩa trọng đại với toàn thể nhân dân Việt Nam. Bản Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử đánh dấu chấm hết cho chính quyền cai trị của thực dân Pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời khẳng định Việt Nam đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền lãnh thổ và quyền tự quyết. Toàn thể nhân dân Việt Nam có quyền tự do dân chủ. Đây là những quyền được luật pháp quốc tế công nhận.

Như vậy, sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 4

Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã giành lại nền độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam.

Diễn biến chính của cuộc Tổng khởi nghĩa: Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố. Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử của dân tộc. Mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước… Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

Với sự thành công cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám, nước Việt Nam đã trở thành một quốc gia độc lập, tự do.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 5

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra vô cùng cam go, ác liệt. Những chiến dịch của quân và dân ta đã phải chịu nhiều hy sinh, mất mát. Nhưng cũng từ đó, mà đất nước ta đã giành lại được độc lập, tự do. Điều đó có được phải kể đến chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:

“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng”

Từ đó, chúng ta mới thấy được ý nghĩa của chiến dịch này. Trước hết, chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954. Ba đợt tiến công diễn ra trong năm mươi sáu ngày đêm. Đợt 1 (từ 13 đến 17 tháng 3), chúng ta tiêu diệt được hai cứ điểm quan trọng là Him Lam và Độc Lập, mở toang cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống lòng chảo và khu trung tâm. Đợt 2 (từ 30 tháng 3 đến 30 tháng 4), ta đã kiểm soát các điểm cao, khu trung tâm Điện Biên Phủ nằm trong tầm bắn các loại sống của ta. Còn quân địch rơi vào thể bị động mất tinh thần cao độ. Đợt 3 (từ 1 đến 7 tháng 5), quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến dịch toàn thắng.

Chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã chấm dứt chín năm kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của nhân dân Việt Nam. Từ đó, thực dân Pháp buộc phải ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ (7/1954) về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình tại các nước Đông Dương. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thể hiện niềm tự hào dân tộc, niềm tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và cổ vũ toàn Đảng, toàn dân một lòng chiến đấu dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Đồng thời, chiến thắng này cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các nước ở châu Á, châu Phi và Mĩ La-tinh.

Có thể khẳng định rằng, chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 6

Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc. Nhưng ở bất cứ triều đại nào cũng có những con người đứng lên lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược. Một trong số đó phải kể sự kiện vua Quang Trung đại phá hai mươi vạn quân Thanh.

Năm 1788, Lê Chiêu Thống đã nhu nhược cho người sang cầu cứu nhà Thanh (Trung Quốc) với mưu đồ tiêu diệt quân Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, Tôn Sĩ Nghị dẫn hơn hai mươi vạn quân Thanh ồ ạt tràn qua biên giới nước ta, tiến công vào thành Thăng Long. Chúng đã gây ra biết bao tội ác với nhân dân ta. Tháng 11, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân. Vua Quang Trung chia quân làm năm đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long. Chỉ trong vỏn vẹn mười ngày từ tối 30 đến mùng 5 tháng Giêng năm Kỷ Dậu (1789), nghĩa quân của Quang Trung đã chiến đấu và chiến thắng hơn hai mươi vạn quân Thanh. Đầu tiên, nghĩa quân tấn công nghĩa binh trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn cản chúng báo tin cho quân đội ở hai đồn Hà Hồi và Ngọc Hồi. Đến nửa đêm ngày mùng 3, vua Quang Trung dẫn binh lính tiến đánh và giành được Hà Hồi, tịch thu hết lương thực và vũ khí của kẻ thù. Đến ngày mùng 5 thì quân ta giành được đồn Ngọc Hồi. Chủ tướng giặc là Tôn Sĩ Nghị trước đó nghe tin cấp báo đã chạy trốn. Vua Lê Chiêu Thống ở trong cung nghe tin cũng tìm cách thoát chạy trong tình cảnh hết sức thảm hại. Nghĩa quân của ta đã dẹp tan quân Thanh, giành lại được kinh thành Thăng Long.

Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn đã phá tan âm mưu xâm lược quân Thanh. Đồng thời, giành lại nền độc lập và tự do cho dân tộc. Từ nay, nhân dân có thể được hưởng một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc. Thắng lợi này góp phần thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của nhân dân ta.

Như vậy, sự kiện trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đất nước ta. Từ đó, chúng ta cần phải ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc đã có công bảo vệ đất nước.

Thảo luận về ý nghĩa của một sự kiện lịch sử - Mẫu 7

Năm 1945, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa để phá bỏ xiềng xích nô lệ hơn tám mươi năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp, mở ra một bước ngoặt mới cho đất nước Việt Nam.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, trong đêm Nhật - Pháp bắn nhau, Hội nghị Thường vụ mở rộng dưới sự chỉ đạo của Tổng bí thư Trường Chinh. Đến ngày 12 tháng 3 năm 1945, Ban thường vụ trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng, ra Chỉ thị nêu rõ “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8 năm 1945, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1. Ngày 16 tháng 8 năm 1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) thông qua Lệnh Tổng khởi nghĩa. Đến chiều cùng ngày, một đơn vị Quân giải phóng do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy từ Tân Trào tiến về giải phóng Thái Nguyên, mở đầu cho Cách mạng tháng Tám.

Ngày 17 tháng 8 năm 1945, Ủy ban giải phóng dân tộc ra mắt quốc dân và làm lễ tuyên thệ trước sân đình Tân Trào. Vào ngày 18 tháng 8 năm 1845, nhân dân bốn tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam khởi nghĩa giành chính quyền. Ngày 19 tháng 8 năm 1945, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi tại thủ đô Hà Nội. Từ ngày 20 tháng 8, cuộc tổng khởi nghĩa lan rộng ra trên khắp các tỉnh thành phố.

Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hoàng đế Bảo Đại - vị vua cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn thoái vị. Cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám toàn thắng. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỉ nguyên của độc lập, tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước. Từ đây, Đảng Cộng sản Việt Nam đã trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo. Đồng thời, thắng lợi trên đã góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, cũng như cổ vũ tinh thần đấu tranh của các nước thuộc địa.

Tóm lại, cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám đã có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với đất nước và nhân dân ta.

Chia sẻ bởi: 👨 Tiểu Hy
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm