200 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí hạt nhân (Có đáp án) Trắc nghiệm Vật lí 12 (Form mới)

Trắc nghiệm Vật lí hạt nhân là tài liệu rất hữu ích gồm 60 trang được biên soạn dưới dạng file DOC rất dễ chỉnh sửa có đáp án giải chi tiết giúp các bạn học sinh thuận tiện so sánh đối chiếu với bài làm của mình.

Bài tập trắc nghiệm Vật lí hạt nhân bao gồm 200 câu hỏi thuộc 3 dạng: trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn, trắc nghiệm đúng sai, trắc nghiệm trả lời ngắn với nhiều mức độ vận dụng, thông hiểu, nhận biết. Qua đó giúp học sinh lớp 12 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức làm quen với các dạng bài từ dễ đến khó. Từ đó nhanh chóng biết cách giải bài tập Vật lí 12 Chương 4. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bài tập trắc nghiệm Cấu trúc hạt nhân.

TOP 200 Câu hỏi trắc nghiệm Vật lí hạt nhân (Form mới)

PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn

Mức độ BIẾT – HIỂU

Câu 1. Năng lượng tỏa ra trong các phản ứng hạt nhân thường được chuyển hóa thành

A. nhiệt năng.
B. điện năng.
C. hóa năng.
D. cơ năng.

Câu 2. Hệ thống khai thác năng lượng hạt nhân có thể hoạt động trong bao lâu thì cần bổ sung nhiên liệu?

A. Trong thời gian ngắn.
B. Trong thời gian dài.
C. Trong khoảng vài tiếng.
D. Hàng ngày.

Câu 3. Bộ phận chính của nhà máy điện hạt nhân là

A. lò phản ứng hạt nhân.
B. đường vào của nước làm mát.
C. tháp làm mát.
D. bộ phận sinh hơi.

Câu 4. Vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có đặc điểm là

A. có độ bền rất cao.
B. chịu được nhiệt độ cao.
C. có tính đàn hồi.
D. có thể thấm nước.

Câu 5. Người ta đưa các đồng vị phóng xạ vào cơ thể thông qua

A. các thiết bị phóng xạ.
B. dịch chuyển của các phân tử.
C. sản xuất dịch mật của gan.
D. dược chất phóng xạ.

Câu 6. Vì sao vật liệu chứa chất thải hạt nhân cần có độ bền rất cao?

A. Vì chu kì bán rã của một số đồng vị của hạt nhân đã qua sử dụng là rất lớn.
B. Vì chất thải hạt nhân có nhiệt độ cao, có thể ảnh hưởng tới môi trường.
C. Vì chất thải hạt nhân nếu bị thấm nước sẽ bị phát tán vào môi trường.
D. Vì chất thải hạt nhân cần được xử lí sau thời gian dài.

Câu 7. Hệ thống nào sau đây thường được sử dụng để chuyển đổi năng lượng nhiệt từ phản ứng hạt nhân thành điện năng?

A. Pin mặt trời.
B. Tua bin gió.
C. Lò phản ứng hạt nhân, tua bin và máy phát điện.
D. Động cơ đốt trong.

Câu 8. Một trong những ưu điểm lớn nhất của năng lượng hạt nhân là

A. không gây ô nhiễm môi trường.
B. nguồn nhiên liệu dồi dào, dễ tìm.
C. có thể hoạt động trong thời gian dài mà không cần bổ sung nhiên liệu.
D. chi phí sản xuất điện năng thấp.

Câu 9. Năng lượng hạt nhân có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho

A. các nhà máy công nghiệp lớn vừa và nhỏ.
B. các thành phố lớn.
C. tàu ngầm, tàu phá băng và các nhà máy điện.
D. các thiết bị gia dụng nhỏ.

Câu 10. Bộ phận nào là trung tâm của một nhà máy điện hạt nhân, nơi diễn ra phản ứng phân hạch hạt nhân để tạo ra nhiệt năng?

A. Tua bin.
B. Lò sinh hơi.
C. Lò phản ứng hạt nhân.
D. Máy phát điện.

Câu 11. Sau khi đi qua vùng tâm lò, chất tải nhiệt sơ cấp sẽ

A. được làm mát và quay trở lại lò phản ứng.
B. chảy qua bộ trao đổi nhiệt để cung cấp nhiệt.
C. được chuyển hóa thành hơi nước.
D. trực tiếp làm quay tua bin.

Câu 12. Hơi nước trong nhà máy điện hạt nhân có vai trò tương tự như trong nhà máy điện nào sau đây?

A. Nhà máy điện mặt trời.
B. Nhà máy điện gió.
C. Nhà máy điện than.
D. Nhà máy điện địa nhiệt.

Câu 13. Một trong những thách thức lớn nhất trong việc sử dụng năng lượng hạt nhân là

A. chi phí vận hành quá cao.
B. khó tìm kiếm nguồn nhiên liệu.
C. xử lý chất thải hạt nhân phóng xạ.
D. nguy cơ gây ra các vụ nổ hạt nhân lớn.

Câu 14. Nhận định nào sau đây về nhà máy điện hạt nhân là đúng?

A. Nhà máy điện hạt nhân là giải pháp hoàn hảo cho vấn đề năng lượng.
B. Nhà máy điện hạt nhân không gây ra bất kỳ tác động tiêu cực nào.
C. Nhà máy điện hạt nhân là một nguồn năng lượng sạch nhưng vẫn còn nhiều thách thức cần giải quyết.
D. Nhà máy điện hạt nhân nên được loại bỏ hoàn toàn vì quá nguy hiểm.

Câu 15. Phương pháp theo dõi vết phóng xạ trong y học hạt nhân dựa trên nguyên tắc nào?

A. Theo dõi sự chuyển động của các tế bào trong cơ thể.
B. Theo dõi sự dịch chuyển của các dược chất phóng xạ bên trong cơ thể.
C. Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ trong cơ thể.
D. Theo dõi sự biến đổi hóa học của các chất trong cơ thể.

Câu 16. Mục đích chính của việc theo dõi vết phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ gan mật là

A. đánh giá chức năng của tim.
B. quan sát quá trình sản xuất dịch mật của gan và sự di chuyển của dịch.
C. đo lường lượng máu lưu thông trong gan.
D. xác định kích thước của các khối u trong gan.

Câu 17. Thiết bị nào được sử dụng để phát hiện tia phóng xạ trong phương pháp theo dõi vết phóng xạ?

A. Máy siêu âm.
B. Máy chụp X-quang.
C. Máy chụp cộng hưởng từ.
D. Máy phát hiện tia phóng xạ.

Câu 18. Trong điều trị ung thư, dược chất phóng xạ có tác dụng gì đối với tế bào ung thư?

A. Kích thích tế bào ung thư phát triển nhanh hơn.
B. Làm cho tế bào ung thư phân chia nhanh hơn.
C. Tiêu diệt tế bào ung thư bằng tia phóng xạ.
D. Biến đổi tế bào ung thư thành tế bào bình thường.

Câu 19. Các đồng vị phóng xạ thường được sử dụng trong dược chất phóng xạ để điều trị ung thư vì

A. chúng có khả năng phát ra tia phóng xạ rất mạnh.
B. chúng dễ dàng hòa tan trong nước.
C. chúng có thể tiêu diệt tất cả các loại vi khuẩn.
D. chúng có khả năng bám vào tế bào ung thư.

Câu 20. Ưu điểm của việc sử dụng dược chất phóng xạ trong điều trị ung thư là

A. tiêu diệt được tất cả các tế bào ung thư.
B. không gây ra tác dụng phụ.
C. có thể tiêu diệt tế bào ung thư ở những vị trí khó tiếp cận.
D. chi phí điều trị rất thấp.

Câu 21. Tia phóng xạ không chỉ được sử dụng trong y tế mà còn được sử dụng để

A. sản xuất điện năng.
B. khử trùng, khử khuẩn.
C. điều khiển thời tiết.
D. tạo ra các vụ nổ hạt nhân.

Câu 22. Cây trồng biến đổi gene có thể mang lại lợi ích là

A. tăng khả năng kháng sâu bệnh và năng suất.
B. làm tăng ô nhiễm môi trường.
C. gây hại cho sức khỏe con người.
D. giảm khả năng thích nghi với môi trường.

Câu 23. Phương pháp đánh dấu phóng xạ được sử dụng để

A. tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây trồng.
B. điều trị các bệnh cây trồng.
C. tạo ra các giống cây trồng mới.
D. bảo quản hạt giống.

Câu 24. Khi sử dụng phân bón có đồng vị phóng xạ để nghiên cứu đường đi của phân bón trong cây trồng, người ta sử dụng thiết bị nào để quan sát?

A. Kính hiển vi.
B. Máy chụp X-quang.
C. Máy ảnh phóng xạ.
D. Máy đo độ ẩm.

Câu 25. Ưu điểm lớn nhất của việc sử dụng tia phóng xạ để bảo quản thực phẩm là

A. giảm chi phí sản xuất.
B. tăng cường hương vị tự nhiên của thực phẩm.
C. giúp thực phẩm tươi ngon lâu hơn.
D. làm tăng kích thước của trái cây.

Câu 26. Một số hạn chế của việc chiếu xạ thực phẩm là

A. có thể làm thay đổi màu sắc và hương vị của thực phẩm.
B. làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
C. gây ô nhiễm môi trường.
D. làm tăng nguy cơ gây bệnh ung thư cho người tiêu dùng.

Câu 27. Việc chiếu xạ thực phẩm có thể giúp

A. ngăn chặn sự nảy mầm của khoai tây, hành tây.
B. làm tăng hàm lượng vitamin trong trái cây.
C. làm cho thịt tươi trở nên mềm hơn.
D. làm cho màu sắc thực phẩm sặc sỡ hơn.

...........

Xem đầy đủ nội dung trong file tải về

Chia sẻ bởi: 👨 Tử Đinh Hương
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Sắp xếp theo
👨
    Đóng
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm