Tổng hợp mở bài Câu cá mùa thu hay nhất (48 mẫu) Mở bài Thu điếu
Mở bài Thu điếu (Câu cá mùa thu) của Nguyễn Khuyến bao gồm 48 mẫu khác nhau rất sáng tạo gồm cả mở bài nâng cao, gián tiếp và trực tiếp. Mở bài Thu điếu cực chất dưới đây có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người đọc, giúp các bạn có thêm cảm hứng cho bài viết được trôi chảy hơn.
Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu rất hay của Nguyễn Khuyến. Bài thơ không chỉ đậm phong vị cảnh quê non nước mà còn đậm một vị tình quê hương. Vậy sau đây là 48 mở bài Thu điếu ấn tượng nhất các bạn tham khảo để biết cách đưa vào bài viết của mình nhé. Bên cạnh đó các bạn xem thêm các đề văn phân tích Câu cá mùa thu, cảm nhận Câu cá mùa thu hay phân tích cảnh thu và tình thu trong Câu cá mùa thu.
TOP 48 Mở bài Thu điếu hay nhất
- 1. Mở bài gián tiếp Câu cá mùa thu
- 2. Mở bài cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu
- 3. Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
- 4. Mở bài phân tích bức tranh mùa thu
- 5. Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu
- 6. Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến
- 7. Mở bài phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo
1. Mở bài gián tiếp Câu cá mùa thu
Mở bài mẫu 1
Trời vào thu với màu sắc thê lương và vô cùng ảm đạm, với gió heo may xe sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại mình thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng và hoài cảm nhiều nhất và cũng là nguồn cảm hứng bất tận cho những người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử chúng ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn ở trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc tới mùa thu không thể không nhắc tới “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét là: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Mở bài mẫu 2
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, tưởng chừng cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn và lạc hậu, thì nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc cùng với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kỳ lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy thì lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào hàng xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu cảm thán khẳng định về tính cổ điển có sức lay động được lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kỳ văn học dài hàng chục thế kỷ này. Ông đã để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương vô cùng phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc đã mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết rất nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt đó chính là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu.
2. Mở bài cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 1
Bài thơ Câu cá mùa thu chính là một trong ba bài thơ thu nổi tiếng thuộc chùm thơ thu của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Bài thơ Thu điếu được tác giả sáng tác khi ông lui về ở ẩn nơi quê nhà. Bài thơ Câu cá mùa thu được miêu tả giống như một bức tranh thiên nhiên tuyệt tác về vẻ đẹp của mùa thu ở chốn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên và quê hương đất nước của tác giả Nguyễn Khuyến cũng như nỗi lòng đau xót của tác giả trước vận mệnh của nước nhà.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 2
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca Việt Nam, ông là nhà thơ của quê hương, những sáng tác mà ông viết đậm chất vùng quê Bắc Bộ. Thơ của ông nói về tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè và phản ánh cuộc sống thuần khổ, chất phác của nông dân, châm biếm đả kích những tầng lớp thống trị, bọn thực dân xâm lược, đồng thời bộc lộ được tấm lòng ưu ái với dân, với nước. “Câu cá mùa thu” là một trong số những tác phẩm đặc sắc đó. Đây chính là bài thơ hay về mùa thu của đất nước, trong bài thơ tác giả đã nói lên được những cung bậc cảm xúc của mùa thu đất nước.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 3
Xuân Diệu từng nhận xét "Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam". Thật vậy, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, bên cạnh những tác phẩm trữ tình, trào phúng xuất sắc, Nguyễn Khuyến có một số lượng lớn tác phẩm viết về làng quê. Sau khi cáo quan về quê, nhà thơ đã gắn bó cuộc đời mình với thôn quê nên ông có sự gắn bó, thấu hiểu với mảnh đất quê nhà, bởi vậy mà mỗi cảnh vật thôn quê hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến đều thực sinh động, gần gũi và gợi cảm xúc. Câu cá mùa thu là một trong ba bài thơ thu hay nhất của Nguyễn Khuyến, đọc bài thơ ta cảm nhận được bức tranh mùa thu tuyệt đẹp của vùng nông thôn Bắc Bộ và tấm lòng gắn bó tha thiết với làng quê, một tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc của người ẩn sĩ.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 4
Mùa thu là "mảnh đất màu mỡ" thu hút nhiều cây bút tài năng tìm kiếm, khám phá, sáng tạo. Mùa thu hiện lên trong những trang thơ với những dáng vẻ, đường nét khác nhau, đó có thể là ánh trăng thu ảm đạm, là những chiếc lá vàng gợi sự tàn úa, phôi pha, là những khóm hoa cúc "lưỡng khai tha nhật lệ". Cũng viết về mùa thu, Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến cũng có chùm ba bài thơ thu nổi tiếng. Mỗi bài thơ là một bức tranh mùa thu thủy mặc tươi đẹp, độc đáo về làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Trong đó, nổi tiếng và được yêu thích nhất là bài thơ "Câu cá mùa thu" (Thu ẩm)- bài thơ được nhận định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu)
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 5
"Thu điếu" cho thấy cái thần thái riêng của mùa thu ở nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ mà Nguyễn Khuyến đã thực sự nắm bắt và thể hiện được một cách tài tình, nên thơ.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 6
Thế kỉ XIX, nửa cuối, nước nhà lâm vào cảnh loạn li, triều đình nhà Nguyễn đang trên đà suy vong nhưng văn chương chữ Nôm thì phát triển mạnh làm hoàn thiện thêm ngôn ngữ tài hoa của truyện Kiều. Những Nguyễn Đình Chiểu, Bà Huyện Thanh Quan, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyến... ít dùng chữ Hán làm ngôn ngữ thơ như các nhà Nho của các thế kỉ trước. Họ đã dùng “chữ Nôm hóa thơ Đường'. Khi lui về ở ẩn, ngoài những bài thơ mang nỗi u hoài của người dân mất nước, họ còn có những tác phẩm trữ tình mang hình ảnh thân thiết của miền đất đang sinh sống. Trong số những nhà thơ ấy có Nguyễn Khuyến. Nhà thơ viết những bài về mùa thu đậm đà tình yêu đồng quê, nội cỏ. Một trong những bài thơ nổi tiếng ấy là Thu Điếu - Câu cá mùa thu.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 7
Câu cá mùa thu (thu điếu) là một tuyệt phẩm trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến. Mùa thu là nguồn thi hứng đã mang lại biết bao thi cảm cho người nghệ sĩ đông tây kim cổ, nhưng thơ thu của Nguyễn Khuyến vẫn mang một điệu hồn riêng, ở đó đằm vào một chút trăn trở băn khoăn của Tam Nguyên Yên Đổ.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 8
Câu cá mùa thu là một bức tranh thu tươi sáng, trong trẻo và mang những điệu xanh của chốn thôn quê bình yên được ngòi bút của Nguyễn Khuyến khắc họa thật tài tình, khéo léo. Và đằng sau bức tranh thu ấy, người đọc còn thấy bóng dáng của nhà thơ Nguyễn Nguyễn đang trăn trở về lẽ nhân sinh.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 9
Thu là thơ của đất trời, thơ là thu của lòng người. Có lẽ bởi thế chăng mà đông tây kim cổ đều lấy mùa thu làm đề tài ngâm vịnh, để khơi nguồn cảm hứng, khơi nguồn thơ nồng nàn trong tâm hồn mình. Cũng tìm đến với mùa thu, với cảnh sắc thiên nhiên tươi xanh, trong trẻo của đất trời ngày thu, nhưng Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến vẫn mang đến những nét độc đáo riêng, một mùa thu dường như quê kiểng hơn, một mùa thu rất Nguyễn Khuyến.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 10
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, ông là nhà thơ của quê hương, những sáng tác mà ông viết lên đậm chất vùng quê Nam Bộ. Thơ của ông nói lên tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu gia đình, bạn bè, phản ánh cuộc sống thuần khổ, chất phác của nông dân, châm biếm đả kích tầng lớp thống trị, bọn thực dân xâm lược, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước. Trong số những tác phẩm đặc sắc đó có bài thơ “Câu cá mùa thu”. Đây là bài thơ hay về mùa thu của đất nước, trong bài thơ tác giả đã nói lên những cung bậc cảm xúc của mùa thu đất nước.
Mở bài cảm nhận Câu cá mùa thu - Mẫu 11
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn, lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào hàng xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỉ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu.
3. Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 1
Trong nền thơ ca dân tộc có nhiều bài thơ tuyệt hay nói về mùa thu. Riêng Nguyễn Khuyến đã có chùm thơ ba bài: Thu vịnh, Thu ẩm và Thu điếu. Bài thơ nào cũng hay, cũng đẹp cho thấy một tình quê dào dạt. Riêng bài "Thu điếu", nhà thơ Xuân Diệu đã khẳng định là "điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam". "Thu điếu" là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: Cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 2
Thu điếu nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước. Thu điếu cũng như Thu ẩm, Thu vịnh chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 3
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thể không nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 4
Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc chi đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ đến thế sự đảo điên. “Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ” (có người còn dùng lưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha - Trung Quốc). Có bậc đại nhân vác cần đi câu để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận mùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc. Như những đứa trẻ trong xóm, ông câu cá cũng chăm chú, cũng hồi hộp, cũng say mê. Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đã được một bài thơ “Thu điếu” vào loại kiệt tác của nền văn học nước nhà.
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 5
Mùa thu vốn là một đề tài quen thuộc trong thơ ca Việt Nam. Thu thường mang đến cho thi sĩ một nỗi buồn man mác, gợi nhớ hay nuối tiếc về một cái gì đó xa xôi, đầy bí ẩn. Dường như không ai vô tình mà không nói đến cảnh thu, tình thu khi đã là thi sĩ! Đến với Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy được điều đó. Cảnh mùa thu trong thơ ông không phải là mùa thu ở bất cứ miền nào, thời nào, mà là mùa thu ở quê ông, vùng đồng chiêm Bắc Bộ lúc bấy giờ. Chỉ với bầu trời “xanh ngắt” (Thu vịnh), với cái nước “trong veo” của ao cá (Thu điếu), và cái “lưng giậu phất phơ màu khói nhạt, làn ao lóng lánh bóng trăng loe” (Thu ẩm). Nguyễn Khuyến đã làm say đắm lòng bao thế hệ! Khi nhận xét về bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu có viết: “Bài thơ Thu vịnh là có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. Vậy ta thử tìm hiểu xem thế nào mà “Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”?
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 6
Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao và giàu lòng yêu nước, ông một lòng không hợp tác với kẻ thù. Ông được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”. Ông để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm thơ hay và đặc biệt là chùm ba bài thơ thu điển hình cho làng quê, phong cảnh Việt Nam. Trong đó nổi bật hơn cả là bài Câu cá mùa thu.
Mở bài phân tích bài thơ Câu cá mùa thu - Mẫu 7
Viết về đề tài mùa thu nếu như ở văn học Trung Quốc có “Thu hứng” của Đỗ Phủ là tiêu biểu và đặc sắc thì nền văn học dân tộc Việt không thể không nhắc đến chùm thơ thu của cụ Tam Nguyên Yên Đổ Nguyễn Khuyến. Chùm thơ thu gồm ba bài “Thu vịnh”, “Thu điếu”, “Thu ẩm” mùa thu hiện lên qua cái nhìn đa tình của nhà thơ. Đặc biệt là bài thơ“Thu điếu” (Câu cá mùa thu) mang nét đặc sắc riêng “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”, đằng sau cảnh thu, tình thu là tâm trạng, nỗi niềm thầm kín của tác giả.
Mở bài phân tích Câu cá mùa thu - Mẫu 8
Mùa thu, mùa của hoa sữa thoang thoảng, mùa của rơm rạ vàng thơm, mùa được các nhà thơ yêu và đưa vào trong những trang thơ nhiều nhất.Với Nguyễn Thỉnh nhẹ nhàng mùi hương ổi ông đã cảm nhận được thu về: “Bỗng nhận ra hương ổi – phả vào trong gió se- sương chùng chình qua ngõ -hình như thu đã về”.Nhưng mùa thu trong mắt Nguyễn Khuyến thì lại khác.Qua bài thu điếu ta thấy đằng sau cảnh thu tĩnh lặng thì lại là nỗi niềm tâm sự sâu kín của người thi sĩ.
Mở bài phân tích Câu cá mùa thu - Mẫu 9
Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, tưởng chừng như cùng với sự kết thúc của chế độ xã hội phong kiến suy tàn lạc hậu, nền văn học Việt Nam trung đại sẽ rơi vào ngõ cụt của sự bế tắc với một phương thức phản ánh đã lỗi thời. Nhưng thật kì lạ là trong sự suy thoái tưởng chừng đã đến đỉnh điểm ấy lại xuất hiện một tài năng thơ ca vào loại xuất chúng như Nguyễn Khuyến. Ông giống như một dấu chấm cảm thán khẳng định tính cổ điển có sức lay động lòng người của văn học trung đại vào giai đoạn cuối cùng của thời kì văn học dài hàng chục thế kỷ này. Ông để lại cho quê hương, cho đất nước một di sản văn chương phong phú, đồ sộ. Nhưng nói đến nhà thơ Nguyễn Khuyến, người đọc mệnh danh ông là nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam, vì ông đã viết nhiều bài thơ hay về cảnh làng quê. Đặc biệt là chùm thơ thu của ông, trong đó có bài thơ Thu điếu:
Mở bài phân tích Câu cá mùa thu - Mẫu 10
Nguyễn Khuyến được biết đến nhiều nhất với chùm thơ thu gồm.ba bài thơ bằng tiếng Nôm một trong số đó chính là “ Câu cá mùa thu” . Xuyên suốt bài thơ là một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê thời xa xưa, biểu lộ một nét cô đơn trong tâm hồn một nhà Nho yêu quê hương yêu đất nước thời bấy giờ. Sau khoảng thời gian ông từ quan về quê nhà, một loạt những tác phẩm ra đời như “ Thu điếu”, “ Thu ẩm” , “ Thu vịnh”.
4. Mở bài phân tích bức tranh mùa thu
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 1
Nhà thơ Xuân Diệu đã từng khẳng định bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”. “Thu điếu” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc: cảnh đẹp mùa thu quê hương, tình yêu thiên nhiên, yêu mùa thu đẹp gắn liền với tình yêu quê hương tha thiết.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 2
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thể không nhắc đến “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến – một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: “Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam”.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 3
Đi câu là một cái thú thanh tao của các bậc trí giả. Có bậc hiền nhân có tài, bất đắc chi đi câu để chờ thời. Ngồi trên bờ ai mà nghĩ đến chuyện năm châu bốn biển, nghĩ đến thế sự đảo điên. “Cá ăn đứt nhợ vểnh râu ngồi bờ” (có người còn dùng lưỡi câu thẳng như Khương Tử Nha - Trung Quốc). Có bậc đại nhân vác cần đi câu để hương thú nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên, suy tư trong trạng thái thư giãn. Nguyễn Khuyến đi câu theo kiểu này. Ông đã mở hết các giác quan để cảm nhận mùa thu, cũng là mùa câu của xứ Bắc. Như những đứa trẻ trong xóm, ông câu cá cũng chăm chú, cũng hồi hộp, cũng say mê. Kết quả của cuộc chơi ấy là ông đã được một bài thơ “Thu điếu” vào loại kiệt tác của nền văn học nước nhà.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 4
“Thu điếu” nằm trong chùm thơ thu gồm ba bài nức danh nhất về thơ Nôm của Nguyễn Khuyến. Bài thơ nói lên một nét thu đẹp tĩnh lặng nơi làng quê xưa, biểu lộ mối tình thu đẹp mà cô đơn, buồn của một nhà Nho nặng tình với quê hương đất nước. “Thu điếu” cũng như “Thu ẩm, Thu vịnh” chỉ có thể được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884).
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 5
Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, êm ả mà bàng bạc một nỗi sầu khắc khoải, mà man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào những trang thơ của người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng văn thơ trung đại Việt Nam, đã nhắc đến mùa thu thì không thể không kể đến chùm thơ thu của “ông hoàng mùa thu” - Nguyễn Khuyến. Qua bức tranh “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) , cùng đến với cái tình của Nguyễn - một bầu tâm sự nói mấy cũng không vơi, nhìn vào đâu cũng thấy thơ, cũng có thể bắt vào thơ.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 6
“Mùa thu” vốn là một đề tài quen thuộc của thi ca Việt Nam. Mỗi người nghệ sĩ đều có những cảm nhận riêng biệt về mùa thu. Trong số những bài thơ hay viết về mùa thu, chúng ta không thể không nhắc đến chùm ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến (Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh). Và đặc biệt là bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) - tác phẩm điển hình cho phong cảnh làng quê Bắc Bộ.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 7
Câu cá mùa thu (Thu điếu) thuộc chùm thơ về mùa thu của Nguyễn Khuyến. Qua bài thơ, người đọc thấy được một bức tranh thu của nơi làng quê Bắc bộ hiện lên đầy chân thực và sinh động.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 8
Mùa thu là một trong những đề tài lớn của thơ ca nhân loại. Nói tới đề tài này trong thơ ca Việt Nam chúng ta có thể kể tới rất nhiều tác giả với những sáng tác xếp vào hàng kiệt tác, trong số đó có Nguyễn Khuyến với chùm ba bài thơ thu. Mỗi bài trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến là một bức tranh thu đặc sắc, và Câu cá mùa thu được đánh giá là "điển hình cho thơ ca mùa thu của làng cảnh Việt Nam" (Xuân Diệu).
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 9
Cảnh vật thiên nhiên và cảnh sắc tiết trời là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà thi sĩ, đặc biệt là các mùa của một năm, mùa thu là một trong những mùa nằm trong rất nhiều đề tài lớn của thi ca nhân loại nói chung và thơ ca Việt Nam nói riêng. Trong số các tác giả kiệt xuất với những bài thơ về mùa thu thì tác giả Nguyễn Khuyến ôm trọn cho mình chùm ba bài thơ thu, “Câu cá mùa thu” là một trong ba bài thơ thu và được coi là điển hình cho thơ ca về mùa thu ở Việt Nam.
Mở bài phân tích bức tranh mùa thu - Mẫu 10
Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ , trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến là bài Câu cá mùa thu.
⇒ Xem thêm: Phân tích bức tranh mùa thu trong Câu cá mùa thu
5. Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu
Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu - Mẫu 1
Nếu như Xuân Diệu được mệnh danh là ông hoàng thơ tình thì Nguyễn Khuyến được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Thật vậy thơ ông luôn tràn ngập những hình ảnh quen thuộc của làng quê đất nước ta. Nguyễn Khuyến làm quan được một thời gian thì trở về quê sớm hay chính là ông lui về ở ẩn. Sở dĩ như vậy là do ông chán ghét những ngang tai trái mắt khi quân ta bị Pháp xâm lược. Và chính quyết định đó đã quyết định đến sáng tác của nhà thơ, về ở ẩn nhà thơ cũng giống như bao nhà nho khác tìm đến thiên nhiên, làm bạn với thiên nhiên. Chính vì thế Nguyễn Khuyến được biết đến là một nhà thơ trữ tình của thiên nhiên làng cảnh Việt Nam. Có thể nói thơ ông không chỉ có cảnh mà còn có tình, cảnh đẹp bao nhiêu thì tình nặng bấy nhiêu. Đặc biệt hơn ông rất nổi tiếng với chùm thơ thu của mình, và tất nhiên trong chùm thơ ấy vừa có cảnh lại vừa mang đậm chất tình.
Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu - Mẫu 2
Trời vào thu với màu sắc thê lương ảm đạm, với gió heo may se sắt lạnh lùng và những chiếc lá vàng nhẹ rơi bỏ lại thân cây trơ trọi, não nề. Mùa thu có lẽ làm cho người ta bâng khuâng hoài cảm nhiều nhất và là nguồn cảm hứng bất tận cho người nghệ sĩ. Quay ngược bánh xe lịch sử ta sẽ bắt gặp những mùa thu tuyệt vời ngập tràn trong những trang thơ của bao thế hệ. Nhắc đến mùa thu không thể không nhắc đến "Câu cá mùa thu" của Nguyễn Khuyến - một bức tranh mùa thu mà Xuân Diệu đã từng nhận xét: "Là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam".
Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu - Mẫu 3
Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thư mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh. (Ba bài thơ này, tác giả đã đặt tên cho chúng rồi, cũng như bố đặt tên con, không nên vì nhược điểm là tên đặt theo chữ nho, mà bây giờ lại tùy tiện thay đổi). Chúng đã được truyền tụng hàng trăm năm nay.
Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu - Mẫu 4
Nguyễn Khuyến là người học rộng, tài cao, nhưng ông chỉ ra làm quan hơn mười năm rồi trở về quê hương dạy học. Ông để lại sự nghiệp sáng tác phong phú hơn hơn 800 bài chủ yếu là thơ , trên cả mảng thơ chữ Hán và chữ Nôm. Một đề tài khá quan trọng trong sáng tác của ông là thơ viết về làng quê và một trong những bài thơ đó không thể không nhắc đến là bài Câu cá mùa thu.
Mở bài phân tích cảnh thu và tình thu - Mẫu 5
Thiên nhiên bốn mùa xuân, hạ, thu, đông từ bấy lâu đã trở thành nguồn cảm hứng dào dạt cho các nhà thơ trung đại với bút pháp cổ điển và những hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nhưng đến Nguyễn Khuyến một trong những đại diện lớn nhất và cuối cùng của văn học trung đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX. “Lần đầu tiên nông thôn Việt Nam mới thực sự đi vào văn học”, thiên nhiên trong hồn thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ mang những nét bình dị, giản đơn ở chốn thôn quê. Đặc biệt khi viết về đề tài mùa thu, tiêu biểu là bài thơ “Câu cá mùa thu” đã tái hiện thành công cảnh thu của làng quê Bắc Bộ, đồng thời cũng thể hiện được tình thu và tình cảm của thi sĩ ẩn sau những vần thơ.
⇒ Xem bài: Phân tích cảnh thu và tình thu trong Câu cá mùa thu
6. Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến
Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến - Mẫu 1
Mùa thu là cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Riêng Nguyễn Khuyến đã có một chùm thơ thu vô cùng đặc sắc: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Nhà thơ lấy cảnh thu, tình thu mà nói lòng mình vậy. Và cùng qua thơ thu ta thấy hiện lên một phần đáng trân trọng trong con người Nguyễn Khuyến. Trong bài thơ Thu điếu – Câu cá mùa thu, Nguyễn Khuyến hiện lên với tấm lòng sâu nặng nghĩa tình đối với đất nước.
Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến - Mẫu 2
“Gió vàng hiu hắt cảnh tiêu sơ
Lẻ tẻ bên trời bóng nhạn thưa
Giếng ngọc sen tàn bông hết thắm
Rừng phong lá rụng tiếng như mưa.”
Có thể nói thu là bức ảnh thiên nhiên đặc sắc trong bức tranh bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Cũng vì lẽ đó mà từ bao đời nay, mùa thu luôn là đề tài muôn thuở của biết bao thi nhân, là nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm của họ. Trong văn học trung đại cũng thế, bên cạnh các tác phẩm có đề tài mùa thu như “Thu dạ” của Nguyễn Du hay “Ngẫu hứng” của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì sẽ là một thiếu sót nếu không nhắc đến chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến mà nổi bật là bài “Thu điếu”. Qua bài thơ ta thấy được tâm trạng thời thế và tấm lòng sâu nặng của Nguyễn Khuyến đối với đất nước.
Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến - Mẫu 3
Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, ông nổi tiếng với chùm thơ thu, ông được mệnh danh và mang trong mình một tâm hồn trong sáng và một tình yêu với quê hương đất nước, con người đó thể hiện qua phong cách nghệ thuật sáng tác thơ ca của ông.
Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến - Mẫu 4
Nhắc tới Nguyễn Khuyến người ta nhớ đến những sáng tác của ông về mùa thu. Trong đó có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm.Bài thơ “Thu điếu” là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chính chùm thơ về mùa thu này đã giúp Nguyễn Khuyến bước lện vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu. Những câu thơ nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người, sẽ không ai có thể quên, khi nhắc tới thơ về mùa thu Việt Nam, Thu điếu cũng góp phần thể hiện góc nhìn và tâm tư tình cảm của tác giả được gửi gắm qua đó.
Mở bài hình ảnh con người Nguyễn Khuyến - Mẫu 5
Nhắc đến Nguyễn Khuyến người ta nhớ ngay đến một nhà thơ được mệnh danh là "nhà thơ của làng cảnh Việt Nam" của miền quê Bắc Bộ. Và cũng khi nhắc đến ông, người ta nhớ ngay đến chùm thơ thu gồm ba bài: Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm. Ba bài thơ được coi là "nức danh nhất" trong các sáng tác của ông. Mỗi bài thơ miêu tả bức tranh làng cảnh ở một góc nhìn, một khía cạnh khác nhau nhưng đều gặp nhau ở hình ảnh một Nguyễn Khuyến có tình yêu thiên nhiên tha thiết, một Nguyễn Khuyến với những nỗi niềm tâm sự riêng, nặng lòng vì nước. Đến với "Thu điếu" (Câu cá mùa thu) ta sẽ càng hiểu rõ hơn về con người ấy.
7. Mở bài phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo
Mở bài phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo - Mẫu 1
Chùm thơ mùa thu của Nguyễn Khuyến gồm Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm đều viết về cảnh vật vùng quê Bắc Bộ lúc vào thu. Trong đó Thu điếu mang nét đặc trưng nhất của cảnh sắc mùa thu huyện Bình Lục (Hà Nam) quê hương bài thơ. Bài thơ bộc lộ tài quan sát, cảm nhận: thể hiện nghệ thuật miêu tả cảnh sắc thiên nhiên; đặc biệt là việc sử dụng hệ thống từ ngữ độc đáo, sáng tạo của Nguyễn Khuyến - một trong những nhà thơ xuất sắc của giai đoạn văn học cuối thế kỉ XIX.
Mở bài phân tích nghệ thuật sử dụng từ ngữ độc đáo - Mẫu 2
Thu điếu là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh. Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam. Một không gian thu trong trẻo, thanh sang và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo. Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự. Đó là một con người có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy tư. Tác giả mượn chuyện câu cá để bộc lộ tâm trạng. Bài thơ là một bức họa bằng ngôn từ thể hiện được tài năng và tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Vẻ đẹp của nghệ thuật sử dụng từ ngữ trong Câu cá mùa thu được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau.
8. Mở bài Nghị luận lòng yêu nước
Mở bài Nghị luận lòng yêu nước - Mẫu 1
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là một nhà nho có học vấn uyên thâm, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Với những bài thơ bình dị, hồn hậu về cảnh vật và cuộc sống con người vùng Bắc bộ, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. Bài thơ Câu cá mùa thu (thu điếu) là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Khuyến trong thời gian ẩn cư ở quê nhà.
Mở bài Nghị luận lòng yêu nước - Mẫu 2
Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội như những người Cộng sản vẫn ra rả bấy lâu nay thì chúng ta sẽ mất nước vào tay những kẻ bên kia biên giới nhân danh chủ nghĩa xã hội đã âm thầm lấn chiếm của ta từng mét đất ở biên cương, đã trắng trợn cướp của ta từng hải lí biển ở ngoài khơi. Và Nhà nước Việt Nam cộng sản cũng vì chủ nghĩa Xã hội thản nhiên cắt đất đai hương hỏa của cha ông ta cho nước cộng sản cùng ý thức hệ!
Mở bài Nghị luận lòng yêu nước - Mẫu 3
Nguyễn Khuyến sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên ả. Phần lớn cuộc đời nhà thơ gắn bó với mảnh đất Yên Đổ, mà hình ảnh của nó đã in đậm lên từng trang thơ với những nét hết sức tiêu biểu. Thông qua các tác phẩm của ông, ta cảm nhận được ở đó tấm chân tình với quê hương, đất nước mình của một người được mệnh danh là “nhà thơ của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu).