Tổng hợp các hàm lượng giác toán học trong Excel

Excel hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu của người dùng văn phòng với việc tính toán, lập bảng số liệu... Về cơ bản, để hỗ trợ việc tính toán, Excel đã tích hợp sẵn rất nhiều các hàm toán học, hàm lượng giác cơ bản... Trong bài viết này, Eballsviet.com sẽ tổng hợp cho bạn các hàm lượng giác và toán học trong Excel mà bạn cần biết.

Tải miễn phí Office 2010
Tải miễn phí Microsoft Office 2007

Hàm lượng giác và toán học giúp bạn lập bảng tính để thực hiện các phép toán cơ bản trong đại số và giải tích. Các bạn học sinh hay sinh viên có thể ứng dụng các hàm này để tính toán kết quả nhanh và kiểm tra cho kết quả tính trên giấy của mình.

Hàm lượng giác trong Excel

1. Hàm SIN

  • Cú pháp của hàm: SIN(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính sin của 1 góc lượng giác.

Công thức hàm SIN trong Excel

2. Hàm COS

  • Cú pháp của hàm: COS(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính cos của 1 góc lượng giác

3. Hàm TAN

  • Cú pháp của hàm: TAN(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính tan của 1 góc lượng giác

4. Hàm ASIN

  • Cú pháp của hàm: ASIN(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính asin của 1 góc lượng giác

5. Hàm ACOS

  • Cú pháp của hàm: ACOS(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính acos của 1 góc lượng giác

6. Hàm ATAN

  • Cú pháp của hàm: ATAN(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính atang của 1 góc lượng giác

Hàm toán học trên Excel

1. Hàm ABS

  • Cú pháp của hàm: ABS(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Trả về giá trị tuyệt đối cho tham số

Tính giá trị tuyệt đối với hàm ABS trong Excel

2. Hàm SQRT

  • Cú pháp của hàm: ABS(number)
  • Trong đó: number là giá trị của biến trong hàm.
  • Tính căn bậc hai của 1 số

Hàm tính căn bậc 2 của một số SQRT trên Excel

3. Hàm POWER

  • Cú pháp của hàm: POWER(number, power)
  • Trong đó: number là số cơ sở (số thực); Power là số mũ của hàm.
  • Tính hàm lũy thừa (x mũ y, với x là tham số đầu tiên còn y là tham số thứ hai)

Ví dụ: Yêu cầu tính lũy thừa cơ số Y của số X. Áp dụng hàm Power. Ta có công thức cho ô cuối sẽ thu được kết quả như sau:

Hàm tính lũy thừa POWER trong Excel

4. Hàm SUM

  • Cú pháp của hàm: SUM(number1, number2,...)
  • Trong đó: number1, number2, ... là giá trị của các biến trong hàm.
  • Tính tổng giá trị của các ô xác định trong excel

5. Hàm ROUND

  • Cú pháp của hàm: ROUND(number, num_digits)
  • Trong đó: number là số bạn muốn làm tròn; num_digits là số chữ số mà bạn muốn làm tròn số tới đó.
  • Làm tròn 1 số thập phân đến n chữ số sau dấu phẩy (n là tham số thứ 2 trong hàm)

Ví dụ: Sử dụng hàm ROUND làm tròn cột điểm trung bình cho bảng dưới:

Hàm làm tròn tới n số thập phân ROUND trên Excel

6. Hàm PI

  • Cú pháp của hàm: PI()
  • Hàm trả về giá trị của số PI (3.1415...):

Bên trong dấu ngoặc bạn để trống thì giống như bạn để giá trị 1, tức là trả về giá trị số PI. Còn bạn cho vào số n trong ngoặc thì tức là trả về giá trị là PI*n.

7. Hàm EXP

  • Cú pháp của hàm: EXP(number)
  • Trong đó: number là số mũ áp dụng cho cơ số e.
  • Trả về lũy thừa của số e với một số mũ nào đó

8. Hàm QUOTIENT

  • Cú pháp của hàm: QUOTIENT(numerator, denominator)
  • Trong đó: numerator là số bị chia. Denominator là số chia.
  • Trả về phần nguyên của phép chia 2 số:

Hàm QUOTIENT trên Excel

9. Hàm MOD

  • Cú pháp của hàm: MOD(number, divisor)
  • Trong đó: number là số mà bạn muốn tìm số dư; divisor là Số mà bạn muốn chia số cho nó.
  • Trả về phần dư của phép chia 2 số

Hàm MOD trên Excel

10. Hàm LOG

  • Cú pháp của hàm: LOG(number, [base])
  • Trong đó: number là số thực dương mà bạn muốn tính lô-ga-rít của nó; base là Cơ số của lô-ga-rit (Nếu cơ số được bỏ qua, thì nó được giả định là 10).
  • Trả về lô-ga-rit của một số tới một cơ số do bạn chỉ định

11. Hàm LOG10

  • Cú pháp của hàm: LOG10(number)
  • Trong đó: number là số thực dương mà bạn muốn tính lô-ga-rít cơ số 10 của nó.
  • Tính logarit cơ số 10 của 1 số

12. Hàm LN

  • Cú pháp của hàm: LN(number)
  • Trong đó: number là số thực dương mà bạn muốn tính lô-ga-rít tự nhiên của nó.
  • Trả về lô-ga-rit tự nhiên của một số. Lô-ga-rít tự nhiên dựa vào hằng số e (2,71828182845904).

13. Hàm LCM

  • Cú pháp của hàm: LCM(number1, [number2], ...)
  • Trong đó: Number1 là bắt buộc, các số tiếp theo là tùy chọn từ 1 tới 255 giá trị mà bạn muốn tìm bội số chung nhỏ nhất của chúng. Nếu giá trị không phải là số nguyên thì nó bị cắt cụt.
  • Trả về bội số chung nhỏ nhất của các số nguyên.

14. Hàm FACT

  • Cú pháp của hàm: FACT(number)
  • Trong đó: number là số không âm mà bạn muốn tìm giai thừa của nó. Nếu number không phải là số nguyên thì nó bị cắt cụt.
  • Tính giai thừa của 1 số

15. Hàm INT

  • Cú pháp của hàm: INT(number)
  • Trong đó: number là số thực mà bạn muốn làm tròn xuống một số nguyên.
  • Làm tròn xuống đến giá trị số nguyên gần nhất:

Hàm INT trên Excel

16. Hàm EVEN

  • Cú pháp của hàm: EVEN(number)
  • Trong đó: number là giá trị cần làm tròn.
  • Làm tròn lên đến giá trị số nguyên chẵn gần nhất

Vậy là bạn đã biết các hàm lượng giác và toán học trong excel phổ biến nhất rồi đó. Đây là những hàm phổ biến nhất trong tính toán về đại số và giải tích. Hãy ứng dụng lập bản tính với các hàm này để có kết quả tính toán nhanh chóng và chính xác nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về Excel thì có thể tham khảo tài liệu Tự học Excel tại đây.

  • 790 lượt xem
Cập nhật: 15/02/2017
Xem thêm: Microsoft Excel Các hàm trong Excel
Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm