Bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một loài cá mà bạn yêu thích Những bài văn hay lớp 8
Sau đây chúng tôi xin giới thiệu bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về loài cá mà bạn yêu thích nhất, đây là tài liệu được chúng tôi sưu tầm và đăng tải tại đây.
Trên thế giới của các loài sinh vật thì cá là một sinh vật chỉ sống chỉ sống dưới nước. Dưới đây là một số bài văn mẫu thuyết minh về một loài cá mà em yêu thích, mời các bạn cùng tham khảo.
Thuyết minh về một loài cá mà em yêu thích - Mẫu 1
Cá mập trắng trở thành loài động vật quen thuộc với con người qua các phim về động vật biển và phim viễn tưởng. Thực tế con người cũng ít được tiếp xúc với loài cá hung dữ này. Ngày nay, do các hoạt động săn bắt của con người, số lượng loài này bị suy giảm mạnh, có nguy co dẫn đến tuyệt chủng.
Cá mập được cho là xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 420 triệu năm, trước cả loài khủng long. Cá mập trắng còn được biết đến với các tên gọi khác như mũi kim trắng, cái chết trắng, cá mập trắng lớn. Đây là một loài cá mập to khác thường được tìm thấy ở miền duyên hải trên khắp các đại dương.
Hơn 440 loài cá mập dựa theo hình thái sinh học được thống kê. Chúng sinh sống hầu hết các đại dương trên trái đất.
Cá mập trắng là loài được biết đến nhiều nhất và phổ biến nhất với kích thước khổng lồ và sự hung dữ của chúng. Một con cá mập trắng trưởng thành có chiều dài khoảng 6m và cân năng khoảng 3000 kg. Bởi do bộ da có màu trắng nên con người thường gọi chúng là cá mập trắng.
Thân mình cá mập trắng được tựu nhiên thiết kế hoàn hảo cho việc bơi trong nước. Với cơ thể thon dài, mõm nhọn bộ vây lớn và khỏe mạnh, chúng trở thành nhà vô địch bơi lội trên các đại dương. Cá mập cũng có thính giác nhạy bén. Chúng có thể nghe tiếng của con mồi cách xa vài dặm. Tai cá mập là tai trong. Trong nhóm cá xương và nhóm động vật 4 chân, tai trong đã bị tiêu biến.
Mắt của cá mập trắng nhỏ, nằm ở hai bên đầu. Không những chúng nhìn tốt trong nước mà có khứu giác vô cùng tinh nhạy. Nó rất nhạy cảm với máu. Máu của con mồi làm chúng bị kích thích, khiến chúng mất kiểm soát và trở nên hung dữ hơn bao giờ hết. Một con cá mập trắng có thể phát hiện một phần một triệu lượng máu của con mồi ở trong nước từ khoảng cách xa 10 km và nhanh chóng tìm đến.
Người ta đã từng chứng kiếm một con cá mập trắng hung dữ nuốt cả ruột của mình khi tấn công con mồi. Khứu giác hoàn hảo và thị giác khá tốt cộng thêm khả năng cảm nhận điện trường của động vật đã ấn định cho cá mập ngôi vị vua biển cả.
Cá mập trưởng thành sở hữu hàm răng sắc bến vô cùng. Mỗi chiếc răng như một lưỡi dao cứng rắn. Chúng có thể xé đôi con mồi to lớn chỉ với một nhát cắn. Đó là bộ hàm khỏe nhất trong đại dương. Trong suốt cuộc đời mình, cá mập có thể thay răng nhiều lần. Chúng có nhiều lớp răng xếp bên trong bộ hàm khỏe. Ngay khi một chiếc răng bị rụng đi khi cắn phải vật cứng thì sẽ có chiếc khác thay thế.
Với kích thước cơ thể khổng lồ, bản tính hung tợn và khả năng săn mồi tuyệt hảo, cá mập nhanh chóng trở thành kẻ thống trị ở hầu hết các đại dương.
Cá mập thường sinh sống ở ven biển và cả ngoài khơi. Chúng phân bố ở hầu khắp các đại dương trên trái đất. Chúng có mặt ở cả các vùng biển giá lạnh vùng cực. Ở các vùng biển Việt Nam cũng có một vài loài cá mập nhưng chủ yếu là các loài nhỏ, ít gây nguy hiểm cho con người.
Thức ăn chính của cá mập là các loài cá nhỏ, động vật biển. Chúng là loài ăn tạp và háu ăn. Dường như chúng ăn được tất cả những gì chúng có thể ăn. Khi đói, chúng còn ăn thịt cả đồng loại và không ngại tấn công cả các loài cá lớn hơn.
Cá mập là loài đẻ trứng. Trứng được nuôi dưỡng trong cơ thể mẹ cho tới khi nở thành con. Một con cá mập có thể sống khoảng 30-40 năm. Nhưng nhiều khi chúng có thể sống lâu hơn nếu gặp điều kiện thuận lợi.
Cá mập tồn tại và tiến hóa qua hàng trăm triệu năm. Các loài cá mập ngày nay không khác xa tổ tiên của chúng. Trong tự nhiên, chúng là loài săn mồi rất hiệu quả của đại dương.
Cá mập có tính rất tò mò. Mỗi khi gặp một thể lạ chúng sẽ bơi lại kiểm tra. Các nhà khoa học cho thấy cá mập trắng rất hay tiếp xúc với con người. Những người thợ lặn đã từng bơi với cá mập trắng. Họ còn chạm mũi của chúng. Điều đó cho thấy cá mập rất hay tiếp xúc với con người. Chúng tỏ ra thân thiện chứ không đáng sợ như những gì trên phim ảnh.
Thuyết minh về một loài cá mà em yêu thích - Mẫu 2
Cá chép là loài cá nước ngọt, thường sống ở sông, hồ hoặc được nuôi trong đầm, ao…Cá chép có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Người phương Đông coi cá chép là loài cá quy…
Màu đặc trưng của cá chép là màu vàng đen, sẫm dần về phía vây lưng. Mấy năm gần đây xuất hiện loài cá chép có màu đỏ rất đẹp. Vảy cá chép tròn và to, xếp chồng lên nhau như ngói lợp.
Thân cá chép hình thoi, thon dài. Đầu gồm hai mắt, hai đôi lỗ mũi, hai đôi râu, miệng nhỏ. Chỗ giáp với thân là hai nắp mang, bên trong có mấy lớp mang màu hồng. Khúc đuôi bắt đầu từ đuôi vây hông và tận cùng là vây đuôi.
Cá chép có một đôi vây ngực, một đôi vây hông là các vây chẵn và vây đuôi, vây lưng, vây hậu môn là những vây lẻ. Mỗi vây gồm nhiều tia vây được nối liền với nhau bằng một nếp da mỏng, mở ra, thu vào dễ dàng. Khi cá uốn mình, hai thùy của vây đuôi uốn theo hình số tám, đẩy cá tiến lên phía trước. Vây đuôi còn có tác dụng điều chỉnh hướng bơi của cá.
Ngoài nhiệm vụ giữ thăng bằng cho cá khi bơi đứng một chỗ, đôi vây ngực và đôi vây hông còn giúp cá bơi theo hướng lên trên hoặc xuống dưới, rẽ phải hoặc rẽ trái, giảm vận tốc bơi, dừng lại hoặc bơi giật lùi. Khi cá bơi nhanh, các đôi vây chẵn áp sát vào thân để giảm sức cản của nước.
Cá chép thường sống trong suối, sông, hồ, đầm, ao, ruộng, …Chúng thích kiếm ăn ở tầng nước giữa và tầng đáy. Cá chép là loại ăn tạp. Chúng ăn giun, ốc, ấu trùng, côn trùng và cỏ nước. Trong ao nuôi, cá chép còn ăn cả phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép… Cá chép dễ nuôi, ít bệnh nhưng tốc độ tăng trưởng không nhanh bằng các loài cá khác. Sau sáu tháng, cá chép có trọng lượng nửa kí trở lên.
Thịt cá chép dai, ngọt và thơm, được nhiều người ưa thích. Cá chép nấu cháo, cá chép rán, hấp, nấu canh chua hoặc sốt với cà, nấm, lẩu cá chép…là những món ăn ngon và bổ. Người ốm, người phụ nữ mới sinh con thường được nấu cháo cá chép ăn để tẩm bổ, mau khỏe lại.
Hiện nay, cá chép được nuôi ở nhiều nơi, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, mang lại nguồn lợi kinh tế đáng kể cho người nông dân. Trong dân gian, cá chép là biểu tượng cho sự may mắn và nghị lực vươn lên của con người. Câu chuyện “Cá chép vượt vũ môn hóa rồng” làm mọi người xúc động và tranh Cá chép Đông Hồ thường được người Việt mua về treo trong nhà ngày Tết.
Cá chép ở Việt Nam còn là một loài cá gắn liền với văn hóa truyền thống của dân tộc. Cứ đến ngày 23 tháng Chạp cuối năm, vào dịp Tết ông Táo, nhà nhà lại thả cá chép ra sông, hồ để đưa ông Công, ông Táo lên Trời báo cáo tình hình gia đình trong năm vừa qua, cũng là cầu phúc, cầu lộc cho năm tới.
Thuyết minh về một loài cá mà em yêu thích - Mẫu 3
Cá rô phi là một loại cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh mà từ lâu đã trở thành nguồn protein chủ yếu ở nhiều quốc gia đang phát triển và gần đây có nhu cầu cao ở các nước phát triển. Thịt cá rô phi ngọt, bùi, trong thịt cá rô phi giàu khoáng, ít mỡ, lượng đạm vừa phải, thịt cá rô phi có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể là loài cá mau lớn, dễ nuôi, ít dịch bệnh và có thể nuôi trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau. Trước đây, cá rô phi thường được nuôi ghép với các loài cá khác trong ao hay trên ruộng lúa nhằm sử dụng hết nguồn thức ăn trong thủy vực. Tuy nhiên, với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, hiện nay cá rô phi hầu như được nuôi thâm canh trong ao hay bè.
Cá rô có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vây đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt. Con cá rô phi có thể dài tới 0,6m và nặng 4 kg, là loài cá dễ nuôi. Rô phi đơn tính (đực) lớn nhanh, sau 4-5 tháng nuôi có thể đạt trọng lượng 0,4-0,6 kg/con.
Cá rô phi sử dụng được hầu hết các loại thức ăn tự nhiên, mùn bã hữu cơ trong ao nuôi, rô phi vừa có tác dụng tiêu diệt các loại động vật nhỏ mang mần bệnh vừa có tác dụng làm sạch môi trường và cho sản phẩm có giá trị. Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật phù du (tảo và động vật nhỏ) là chủ yếu (cá 20 ngày tuổi, kích thước khoảng 18mm). Cá rô phi dễ nuôi và chịu được ở những môi trường không thuận lợi. Nó có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (mà có thể độ mặn tới 32%o) và cả nước phèn nhẹ. Cá nói chung rất sợ nước bẩn nhưng con rô phi chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng a-mô-ni-ắc tới 2,4 mg/lít và lượng oxy chỉ có 1 mg/lít. Nó chịu nhiệt tới tận 42 độ C và chịu lạnh được tới 5 độ C. Giới hạn pH đối với chúng từ 5-10.
Khi cá trưởng thành ăn mùn bả hữu cơ lẫn các tảo lắng ở đáy ao, ăn ấu trùng, côn trùng, thực vật thuỷ sinh. Tuy nhiên trong nuôi công nghiệp cá cũng ăn các loại thức ăn chế biến từ cá tạp, cua, ghẹ, ốc, bột cá khô, bột bắp, bột khoai mì, khoai lang, bột lúa, cám mịn, bã đậu nành, bã đậu phộng.Trong thiên nhiên cá thường ăn từ tầng đáy có mức sâu từ 1-2m.
Thuyết minh về một loài cá mà em yêu thích - Mẫu 4
Ngày nay, hình ảnh của đàn cá heo tung mình trên mặt nước, nô đùa với tàu thuyền và lao vun vút giữa biển khơi đã trở nến quen thuộc với không chỉ ngư dân ven biển mà còn đối với mọi người trên khắp thế giới.
Cá heo có nhiều loại, chúng khác nhau về hình dạng, màu sắc, tập tính và tiếng kêu. Dân chài nước ta có nơi còn gọi là “cá lợn” hoặc “cá ông sư”. Cá heo là động vật có vú, có máu nóng và thở bằng phổi. Mũi cá heo ở phía trên mồm chứ không chuyển về phía sau và nằm trên lưng như cá voi. Để thích nghi với cuộc sống dưới nước, cá heo có cấu tạo với hình dáng cơ thể đặc biệt, mình dài hình thoi, chân- sau thoái hoá, chân trước biến thành hai vây ngực để bơi. Đuôi của các loài cá nằm dọc, còn đuôi của cá heo nằm ngang để lái khi di chuyển. Cá heo có hai vú chính, một số cặp vú phụ. Cá heo là loài đẻ con, mỗi lần một con, cũng có khi sinh dôi, sinh ba nhưng rất hiếm. Thời gian mang thai của cá heo là 10, 11 tháng nhưng có loài kéo dài đến 16 tháng và nuôi con bằng sữa mẹ. Thức ăn của cá heo ià các loại cá nhỏ như cá cơm, cá trích, các loại tôm nhỏ và cả giun biển. Đàn cá nhỏ di chuyển đến đâu thì đàn cá heo theo sau đến săn mồi. Cá heo mẹ quấn quýt với con cái, chăm sóc những con non, kể cả khi con đã có cuộc đời tự lập. Tính cách “đại gia đình” của cá heo cũng rất đặc biệt, quần thể hợp thành đàn lớn vài trăm con. Đầu đàn là cá heo mẹ, không phải cá heo bố. Chúng có thể đi xa tới hàng nghìn ki lô mét, lặn sâu hàng nghìn mét, nín thở gần hai tiếng đồng hồ.
Cá heo có chiều dài trung bình 2 – 2,5 m, thậm chí có con dài 3,6 m như cá heo hai bên sườn trắng và có tuổi thọ khoảng 25-30 năm; Cá heo bơi rất nhanh, thường là 20 – 30 km/h, thậm chí 70 km/h. Sở dĩ cá heo lao đi nhanh như vậy là do chúng liên tục lột da và cứ sau khoảng 2 giờ cá lại có một bộ da hoàn toàn mới, hỗ trợ cho việc bơi trong nước. Hiện tượng cá heo lột da liên tục khi bơi cùng với hình dáng thuôn gọn nhằm giảm áp lực của nước lên da và giảm ma sát.
Con người có thể huấn luyện cá heo làm xiếc. Cá heo còn có khả năng lặp lại lời nói của con người. Ngày nay, nhiều công viên trên thế giới và ở Tuần Châu, vịnh Hạ Long nước ta đã có cá heo biểu diễn những trò như nhảy cao, nhảy dài, đánh bóng rổ, vượt vòng tròn lửa, biểu diễn đội hình đồng ca,… Cá heo còn dẫn đường cho tàu thuyền qua những vùng biển sóng dữ. Trên biển, cá heo luôn là người bạn đồng hành với con người và sẵn sàng chủ động cứu vớt khi con người bị lâm nạn. Ngoài ra, một số nước trên thế giới sử dụng cá heo cho mục đích thực phẩm, y dược bởi cá heo có hàm lượng dinh dưỡng cao, mỡ và gan của chúng được sử dụng để sản xuất vitamin A và làm thuốc chữa bỏng.
Cá heo là loài động vật có vú cao cấp, rất thông minh, hiền lành và nhân hậu, luôn là bạn thân thiết của trẻ em và ngư dân trên biển. Do vậy, con người cần giữ gìn môi trường biển để bảo vệ đời sống người bạn động vật này.
............
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!