Thuyết minh bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học lớp 11
Văn mẫu lớp 11: Thuyết minh về tác phẩm Sóng của Xuân Quỳnh mang đến bài văn mẫu cực hay, ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn tham khảo nhanh chóng biết cách thuyết minh về một tác phẩm văn học.
Sóng của Xuân Quỳnh là bài thơ rất hay, giúp chúng ta cảm nhận được những tâm tư, nỗi niềm trăn trở về tình yêu đã được Xuân Quỳnh thể hiện qua tác phẩm. Bên cạnh bài thuyết minh bài thơ Sóng các bạn xem thêm: thuyết minh Đời thừa, thuyết minh Tiếng chổi tre, dàn ý thuyết minh về tác phẩm văn học.
Thuyết minh Sóng của Xuân Quỳnh
Nếu nói đến những cây bút nữ có phong cách sáng tác độc đáo với những tác phẩm về tình yêu, gia đình, kỷ niệm tuổi thơ,... thì không thể không nhắc đến Xuân Quỳnh. Và nổi bật với tác phẩm " Sóng" một tác phẩm nói về tình yêu rất hay của nền văn học Việt Nam
Xuân Quỳnh t ên khai sinh của bà là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh. Bà từng là diễn viên múa của Đoàn văn công nhân dân Trung ương, Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III, biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Và Xuân Quỳnh cũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Blà một nữ nhà thơ người Việt Nam, được biết đến với tài năng vượt trội trong nghệ thuật viết thơ. Bà đã để lại dấu ấn sâu sắc trong văn học Việt Nam thông qua những tác phẩm nổi tiếng như "Thuyền và biển," "Sóng," "Thơ tình cuối mùa thu," và "Tiếng gà trưa," mang trong mình tình cảm sâu lắng và tầm nhìn triết học đầy sáng tạo.
“Sóng” là bài thơ hay nhất của Xuân Quỳnh viết về chủ đề tình yêu, được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1967) và để lại cho người đọc nhiều cảm xúc. Bài thơ qua hình tượng sóng đã diễn tả tình yêu của phụ nữ tha thiết, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó thấy được tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Bài thơ được chia theo bố cục bốn phần với hai khổ thơ đầu là thể hiện nhận thức về tình yêu qua hình tượng “Sóng”. Tiếp đến hai khổ tiếp đó là những suy nghĩ, trăn trở của người phụ nữ về cội nguồn và quy luật của tình yêu. Đến ba khổ thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ da diết, lòng thủy chung của người con gái trong tình yêu. Phần còn lại thể hiện được khát vọng về một tình yêu bất diệt, trường tồn vĩnh cửu.
Qua hình tượng sóng, ta thấy người phụ nữ đang yêu có nhu cầu tìm hiểu, lí giải cội nguồn của tình yêu. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ - nỗi nhớ cồn cào, da diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Bài thơ diễn tả tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu hạn của đời người. Từ đó cho thấy tình yêu là một thứ tình cảm cao đẹp, một hạnh phúc lớn lao của con người.
Bài thơ " sóng" sử dụng hình tượng nghệ thuật ẩn dụ sóng đôi giúp nhà thơ diễn tả những cảm xúc khó nói trong tình yêu. Kết hợp với đó là thể thơ năm chữ với cách ngắt nhịp linh hoạt phù hợp trong việc diễn tả các cung bậc, sắc thái cảm xúc khác nhau. Đúng với phong cách văn chương của mình, Xuân Quỳnh đều sử dụng những ngôn ngữ gần gũi, trong sáng, dung dị, tinh tế.
Bài thơ dù đã sáng tác bao nhiêu năm nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị của nó. Xuân Quỳnh thể hiện tình yêu nồng cháy củ người phụ nữ nhưng đồng thời cũng thể quan điểm mới về tình yêu của người phụ nữ hiện đại đó là chủ động trong tình yêu nhưng lại không mất đi nét đẹp truyền thống.
Chọn file cần tải:
Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
-
Mẫu giấy 5 ô ly - Mẫu giấy luyện viết chữ
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
-
Tổng hợp 272 bài ôn tập các dạng Toán lớp 1
-
Văn mẫu lớp 12: Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu
-
Văn mẫu lớp 12: Nghị luận xã hội về sống có mục đích (2 Dàn ý + 13 mẫu)
-
Tổng hợp mở bài về tác phẩm Vợ Nhặt hay nhất (100 mẫu)
-
Truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng - Tác giả Ô. Hen-ri
-
Soạn bài Đánh thức trầu - Chân trời sáng tạo 6
-
Mẫu chữ nét đứt - Mẫu chữ tập viết cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích bài thơ Áo trắng của Huy Cận
1.000+ -
Phân tích bài thơ Chế học trò ngủ gật của Nguyễn Khuyến
100+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích Trao duyên
100.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận về cuộc đời là những chuyến đi (Dàn ý + 5 mẫu)
50.000+ -
Phân tích Hoa hồng tặng mẹ
5.000+ -
Phân tích đánh giá chủ đề và đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Làm mẹ
1.000+ -
Phân tích bài thơ Lời ru của mẹ Xuân Quỳnh (4 Mẫu)
10.000+ -
Phân tích bài thơ Chợ đồng của Nguyễn Khuyến
1.000+ -
Phân tích bài thơ Mùa thu và mẹ của Lương Đình Khoa
10.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Phân tích Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ
100.000+