Thông tư quy định về quy trình kiểm tra, kiểm soát trên biển của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
Thông tư số 80/2011/TT-BQP của Bộ Quốc phòng: Quy định về quy trình kiểm tra, kiểm soát trên biển của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
BỘ QUỐC PHÒNG Số: 80/2011/TT-BQP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2011 |
THÔNG TƯ
Quy định về quy trình kiểm tra, kiểm soát trên biển
của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
_________________
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Cảnh sát biển;
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về quy trình kiểm tra, kiểm soát của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tàu, thuyền bao gồm tàu, thuyền và cấu trúc nổi có động cơ hoặc không có động cơ hoạt động trên biển.
2. Quy trình kiểm tra, kiểm soát là các bước mà tổ kiểm tra, kiểm soát thực hiện kể từ khi có hiệu lệnh dừng tàu, thuyền cho đến khi kết thúc hoạt động kiểm tra, kiểm soát, rời khỏi tàu, thuyền bị kiểm tra, kiểm soát.
Điều 4. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát
1. Lực lượng kiểm tra, kiểm soát Cảnh sát biển được tổ chức thành biên đội theo từng chuyến hoạt động; thành phần số lượng tàu Cảnh sát biển và con người trực tiếp tham gia kiểm tra, kiểm soát do Cục trưởng Cục Cảnh sát biển quy định.
2. Tổ kiểm tra, kiểm soát là một bộ phận của lực lượng kiểm tra, kiểm soát Cảnh sát biển.
Điều 5. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam sử dụng tàu Cảnh sát biển được quy định tại Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, phải tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Điều 6. Yêu cầu cụ thể đối với hoạt động kiểm tra, kiểm soát
1. Khi hoạt động kiểm tra, kiểm soát, tàu của Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam phải treo Cờ lệnh; cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phải mang, mặc trang phục đúng quy định.
2. Kiểm tra, kiểm soát phải tiến hành công khai, đúng pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và tàu, thuyền trong nước và nước ngoài hoạt động hợp pháp trên biển.
3. Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát phải có thái độ tôn trọng khi tiếp xúc với các cá nhân và tổ chức hoạt động trên biển; không gây phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng đến thời gian, hành trình của tàu, thuyền bị kiểm tra, kiểm soát; không lợi dụng vị trí công tác để tham nhũng; đối với đối tượng vi phạm phải cương quyết, đúng pháp luật.
Điều 7. Nội dung, kiểm tra, kiểm soát
1. Các loại giấy tờ chứng minh tính hợp pháp về người, tàu, thuyền, hàng hóa và hành lý trên tàu, thuyền bị kiểm tra, kiểm soát.
2. Thực tế người, tàu, thuyền, hàng hóa và hành lý hiện có trên tàu, thuyền bị kiểm tra, kiểm soát.
Điều 8. Các trường hợp được dừng tàu, thuyền để kiểm tra, kiểm soát
1. Lực lượng đang tuần tra, kiểm soát trực tiếp phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật.
2. Có tin báo của cơ quan chuyên trách thuộc Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam về hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng đang hoạt động trên biển.
3. Có tin báo, tố giác của cá nhân, tổ chức về hành vi vi phạm pháp luật của các đối tượng đang hoạt động trên biển.
4. Người vi phạm tự giác khai báo về hành vi vi phạm pháp luật.
5. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Download file tài liệu để xem thêm chi tiết