Thông tư 09/2019/TT-BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em

Từ ngày 31/12/2019, Thông tư 09/2019/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 30/09/2019 chính thức có hiệu lực. Thông tư quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.

Theo đó, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu về an toàn, cơ lý, tính cháy, hóa học. Ngoài ra, đồ chơi trẻ em sử dụng điện không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24V và không một bộ phận nào trong đồ chơi có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24V. Trong trường hợp các bộ phận của đồ chơi được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn thì phải được cách điện. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi và tải Thông tư tại đây.

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 09/2019/TT-BKHCN

Hà Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2019

THÔNG TƯ 09/2019/TT-BKHCN

BAN HÀNH “QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM”

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em ”.

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em (QCVN 03:2019/BKHCN).

Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019.

2. Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Điều khoản chuyển tiếp

Đồ chơi trẻ em lưu thông trên thị trường trong nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành và thực hiện “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em” trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 tiếp tục được lưu thông trên thị trường cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021.

Điều 4. Lộ trình áp dụng

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, đồ chơi trẻ em nhập khẩu và sản xuất trong nước phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Mục 2 QCVN 03:2019/BKHCN trước khi lưu thông trên thị trường.

2. Khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, đồ chơi trẻ em áp dụng các quy định của QCVN 3:2019/BKHCN kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện Thông tư này.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh bằng văn bản về Bộ Khoa học và Công nghệ để được hướng dẫn hoặc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);

- Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Công báo VPCP;
- Lưu: VT, TĐC, PC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trần Văn Tùng

QCVN 3:2019/BKHCN

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM

National technical regulation on safety of toys

Lời nói đầu

QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN.

QCVN 3:2019/BKHCN do Ban soạn thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số ……. /2019/TT-BKHCN ngày ... tháng .... năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM

National technical regulation on safety of toys

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Phạm vi điều chỉnh

Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em, các phương pháp thử tương ứng và yêu cầu về quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường.

1.2 Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

1.3 Giải thích từ ngữ

Trong quy chuẩn kỹ thuật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.3.1 Đồ chơi trẻ em: Sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để sử dụng cho trẻ nhỏ hơn 16 tuổi sử dụng khi chơi.

Đồ chơi trẻ em là tên gọi chung cho các sản phẩm được quy định tại Phụ lục I của quy chuẩn kỹ thuật này.

Các sản phẩm được nêu trong Phụ lục II không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn kỹ thuật này.

1.3.2 Loại đồ chơi trẻ em: Những đồ chơi trẻ em có cùng chức năng, cùng kết cấu và thiết kế, được sản xuất từ cùng một hoặc các loại vật liệu.

1.3.3 Lô hàng: Tập hợp những đồ chơi trẻ em được xác định về số lượng, có cùng tên gọi, công dụng, nhãn hiệu, kiểu loại, đặc tính kỹ thuật, của cùng một cơ sở sản xuất, cùng một bộ hồ sơ nhập khẩu.

Cụm từ “kiểu loại, đặc tính kỹ thuật" trong thuật ngữ trên được xác định theo một hoặc một số tiêu chí cơ bản sau:

a) Theo vật liệu chính của đồ chơi trẻ em: đồ chơi nhồi bông, đồ chơi bằng chất dẻo, đồ chơi bằng nhựa cứng, đồ chơi bằng gỗ, đồ chơi bằng kim loại, v.v.

b) Theo chất liệu của lớp phủ: sơn, vécni, sơn ta, mực in, polyme, v.v.

c) Theo tính năng chính của đồ chơi trẻ em:

- Tính chất cơ lý.

- Sử dụng điện khi vận hành.

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

2.1 Yêu cầu an toàn đối với đồ chơi trẻ em

2.1.1 Yêu cầu an toàn về cơ lý

Yêu cầu an toàn về cơ lý theo TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

2.1.2 Yêu cầu an toàn về tính cháy

Yêu cầu an toàn về tính cháy theo TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 2: Tính cháy.

2.1.3 Yêu cầu an toàn về hóa học

2.1.3.1 Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại

Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.

2.1.3.2 Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại

2.1.3.2.1 Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em

Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ viết.

2.1.3.2.2 Formaldehyt trong đồ chơi dành cho trẻ em dưới 3 tuổi

Các chi tiết bằng vải dệt có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.

Các chi tiết bằng giấy có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.

Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được chứa hàm lượng formaldehyt vượt quá 80 mg/kg.

2.1.3.2.3 Phtalat trong đồ chơi trẻ em

Đồ chơi trẻ em không được có hàm lượng các phtalat di(2-etylhexyl) phtalat (DEHP), dibutyl phtalat (DBP) hoặc butyl benzyl phtalat (BBP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.

Đồ chơi trẻ em có thể cho vào miệng không được có hàm lượng các phtalat diisononyl phtalat (DINP), diisodecyl phtalat (DIDP) hoặc di-n-octyl phtalat (DNOP) vượt quá 0,1 % khối lượng mỗi phtalat.

2.1.3.2.4 Amin thơm trong đồ chơi trẻ em

Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu đồ chơi hoặc bộ phận của đồ chơi không được vượt quá các mức được quy định trong Bảng 1.

Quy định về hàm lượng các amin thơm áp dụng đối với các loại vật liệu đồ chơi và bộ phận của đồ chơi được nêu trong Bảng 2.

Bảng 1 - Mức giới hạn cho các amin thơm

Tên hợp chấtSố CASMức quy định, không lớn hơn (mg/kg)
Benzidin92-87-55
2-Naphthylamin91-59-85
4-Chloroanilin106-47-85
3.3’-Dichlorobenzidin91-94-15
3,3’-Dimethoxybenzidin119-90-45
3.3’-Dimethylbenzidin119-93-75
o-Toluidin95-53-45
2-Methoxyanilin (o-Anisidin)90-04-05
Anilin62-53-35

Bảng 2 - Danh mục đồ chơi/bộ phận của đồ chơi áp dụng quy định về amin thơm

Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơiVật liệu
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi có thể cầm tay khi chơi.Gỗ
Giấy
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi.Vật liệu dệt
Da thuộc
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng.Gỗ
Giấy
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng.Vật liệu dệt
Giấy
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định đề lại vết.Tất cả
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi.Chất lỏng
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993)Tất cả
Các chất làm bóng bayTất cả
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơiTất cả

.................

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Trịnh Thị Thanh
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm