Soạn Sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay Soạn Lịch sử 9 trang 54
Giải Lịch sử 9 Bài 13 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và câu hỏi cuối bài Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay.
Soạn Lịch sử Lớp 9 Bài 13 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em hiểu được những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay. Vậy dưới đây là nội dung bài soạn Lịch sử 9 Bài 13 mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Soạn Sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Lý thuyết Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
I. Những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới, có lực lượng hùng hậu về chính trị, quân sự , kinh tế, có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình phát triển thế giới.
+ Do những sai lầm nghiêm trọng và sự chống phá của các thế lực đế quốc phản động dẫn tới sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được những thắng lợi làm sụp đổ hệ thống thuộc địa và chế độ phân biệt chủng tộc, hơn 100 quốc gia độc lập ra đời.
+ Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh ngày càng có vai trò lớn trong đời sống chính trị thế giới, đạt nhiều thành tựu trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội.
- Nhiều nước tư bản phát triển nhanh chóng về kinh tế, Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới, mưu đồ làm bá chủ thế giới.
- Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế khu vực , biểu hiện là sự ra đời của Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) này là Liên minh châu Âu (EU).
- Mĩ, EU, Nhật Bản trở thành ba trung tâm kinh tế thế giới.
- Về quan hệ quốc tế:
- Sau năm 1945, một trật tự thế giới hai cực được xác lập do Liên Xô và Mĩ đứng đầu. Thế giới chia làm hai phê đối đầu căng thẳng với đỉnh cao là Chiến tranh lạnh.
- Năm 1989, Chiến tranh lạnh kết thúc, thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn, đối thoại.
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX với những thành tựu kì diệu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
II. Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
- “Trật tự thế giới hai cực” do Xô – Mĩ đứng đầu dần tan rã, một trật tự thế giới mới đa cực với nhiều trung tâm dần hình thành.
- Các cường quốc ra sức điều chỉnh các mối quan hệ theo hướng hòa hoãn, thỏa hiệp.
- Hầu hết tất cả các quốc gia đang ra sức điều chỉnh các chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế.
- Ở nhiều khu vực, hòa bình bị đe dọa nghiêm trọng thường xuyên xảy ra tình trạng xung đột quân sự, nội chiến, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ, chủ nghĩa khủng bố, li khai,..
=> Xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.
Trả lời câu hỏi Lịch sử 9 Bài 13
- Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
Trả lời:
1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ một nước là Liên Xô đã trở thành hệ thống thế giới. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, quân sự, trở thành một lực lượng hùng mạnh vẻ chính trị ; nhưng do còn tồn tại những hạn chế nên cuối cùng chế độ xã hội chủ nghĩa đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
2. Phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Á, Phi, Mĩ La-tinh chống chủ nghĩa đế quốc, thực dân phát triển mạnh mẽ và đã giành được thắng lợi: hơn 100 quốc gia độc lập trẻ tuổi đã ra đời, chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ; song các nước này đang gặp phải những khó khăn rất lớn trong quá trình xây dựng đất nước.
3. Hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa được củng cố, các nước tư bản có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, đặc biệt MI vươn lên trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất, ráo riết theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới. Xu thế liên kết kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trong các nước tư bản, tiêu biểu là sự ra đời của Cộng đồng châu Âu.
4. Trật tự thế giới hai cực Ianta được xác lập do hai siêu cường Mĩ và Liên Xô đứng đầu. Thế giới chia thành hai phe, căng thẳng, đối đầu nhau trong cuộc chạy đua "Chiến tranh lạnh" và khi "Chiến tranh lạnh" chấm dứt (1989) xu thế hoà hoãn và đối thoại trở thành xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
5. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai diễn ra và đã đạt được những thành tựu vượt bậc, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của văn minh nhân loại.
Giải bài tập SGK Sử 9 Bài 13 trang 54
Tại sao nói: “Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc”?
Gợi ý đáp án
- Thời cơ: Là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
- Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan.
- Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, văn hóa, nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới. Việc giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại. Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác. Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
- Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc.
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, đường lối phù hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hoà nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới.