Sinh học 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể Giải Sinh 12 Kết nối tri thức trang 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66
Giải Sinh 12 bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 2: Di truyền nhiễm sắc thể trang 60→66.
Soạn Sinh 12 Kết nối tri thức bài 12 Chương 2 được biên soạn đầy đủ, chi tiết trả lời các câu hỏi nội dung bài học trang 60, 61, 62, 63, 64, 65, 66. Qua đó giúp các bạn học sinh có thể so sánh với kết quả mình đã làm. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải Sinh 12 bài 12 Đột biến nhiễm sắc thể Kết nối tri thức, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Sinh học 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể
Trả lời Dừng lại và suy ngẫm trang 61
Câu hỏi 1
Quan sát Hình 12.1 và trình bày cơ chế phát sinh các dạng các đột biến cấu trúc NST.
Gợi ý đáp án
Các dạng đột biến cấu trúc:
- Mất đoạn: Đột biến mất đoạn do một đoạn NST bị đứt mà không được nối lại, làm mất vật chất di truyền nên phần nhiều là có hại. NST bị mất đoạn dài có thể được nhận biết dưới kính hiển vi quang học.
- Lặp đoạn: Lặp đoạn NST là loại đột biến cấu trúc làm cho một đoạn NST được lặp lại một hoặc vài lần dẫn đến gia tăng số lượng bản sao của gene trên NST. Loại đột biến này làm tăng chiều dài NST.
- Đảo đoạn: Đảo đoạn thường không làm mất vật chất di truyền. Tuy vậy, nếu các điểm đứt gãy nằm ở giữa các gene có thể, dẫn đến hỏng cả hai gene ở hai đầu đoạn bị đảo hoặc hai phần của hai gene ghép lại có thể tạo ra gene mới.
- Chuyến đoạn: Đột biến chuyển đoạn là đột biến làm cho một đoạn NST được chuyển ừt vị trí này sang vị trí khác giữa các NST hoặc trên cùng một NST.
Câu hỏi 2
Phân biệt đột biến chuyển đoạn NST với đột biến đảo đoạn NST.
Gợi ý đáp án
- Đảo đoạn: Đảo đoạn thường không làm mất vật chất di truyền. Tuy vậy, nếu các điểm đứt gãy nằm ở giữa các gene có thể, dẫn đến hỏng cả hai gene ở hai đầu đoạn bị đảo hoặc hai phần của hai gene ghép lại có thể tạo ra gene mới.
- Chuyến đoạn: Đột biến chuyển đoạn là đột biến làm cho một đoạn NST được chuyển ừt vị trí này sang vị trí khác giữa các NST hoặc trên cùng một NST.
Giải Luyện tập và vận dụng Sinh 12 Bài 12
Câu hỏi 1
Cơ chế nào hình thành người có kiểu NST giới tính là XYY?
Gợi ý đáp án
Quá trình giảm phân ở người mẹ bình thường tạo giao tử X. Quá trình giảm phân của bố xảy ra hiện tượng cặp nhiễm sắc thể giới tính sau khi tự nhân đôi không phân ly ở phân bào II của giảm phân tạo giao tử YY
Câu hỏi 2
Hãy sưu tập thêm một số ví dụ về đột biến cấu trúc NST gây bệnh ở người.
Gợi ý đáp án
Bệnh Đao (3 NST số 21), bệnh Tơcnơ (XO), Claiphentơ (XXY).
Câu hỏi 3
Nếu muốn tạo giống cây ăn quả không hạt thì em có thể sử dụng loại đột biến gì? Giải thích.
Gợi ý đáp án
Để tạo giống cây ăn quả không hạt, em có thể sử dụng loại đột biến đa bội lẻ (3n, 5n, ...).
Đa bội lẻ là dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể, trong đó cơ thể có bộ nhiễm sắc thể tăng lên một số nguyên lần (như 3n, 5n, ...) nhưng không chia hết cho 2.
Cây ăn quả không hạt thường là thể tam bội (3n). Ở thể tam bội, do số lượng NST không chẵn, nên trong quá trình giảm phân, các cặp NST không phân li đồng đều, dẫn đến sự hình thành các giao tử không có NST (n = 0).
Khi giao tử không có NST (n = 0) của cây tam bội thụ phấn với giao tử n của cây lưỡng bội (2n), sẽ tạo ra hợp tử có bộ NST là 3n (thể tam bội). Hợp tử này phát triển thành cây không hạt.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Dẫn chứng về lòng kiên trì, nhẫn nại
-
Tập làm văn lớp 5: Tả người bà yêu quý của em
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
Mới nhất trong tuần
-
Sinh học 12 Bài 18: Di truyền học quần thể
100+ -
Sinh học 12 Bài 17: Thực hành Thí nghiệm về thường biến ở cây trồng
100+ -
Sinh học 12 Bài 16: Tương tác giữa kiểu gene với môi trường và thành tựu chọn giống
100+ -
Sinh học 12 Bài 15: Di truyền gene ngoài nhân
100+ -
Sinh học 12 Bài 14: Thực hành Quan sát một số dạng đột biến nhiễm sắc thể
100+ -
Sinh học 12 Bài 13: Di truyền học người và di truyền y học
100+ -
Sinh học 12 Bài 9: Mở rộng học thuyết Mendel
100+ -
Sinh học 12 Bài 12: Đột biến nhiễm sắc thể
100+ -
Sinh học 12 Bài 11: Liên kết gene và hoán vị gene
100+ -
Sinh học 12 Bài 10: Di truyền giới tính và di truyền liên kết với giới tính
100+