Sinh học 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus Giải Sinh 10 trang 134 sách Cánh diều
Giải bài tập Sinh 10 Bài 22: Phương thức lây truyền cách phòng chống và ứng dụng của virus sách Cánh diều giúp các em học sinh lớp 10 hiểu được kiến thức về phương thức lan truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra trên cơ thể người và động vật. Đồng thời biết cách trả lời được các bài tập Sinh 10 trang 134 →139.
Giải Sinh 10 Bài 22 Cánh diều là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho giáo viên và các em học sinh tham khảo, đối chiếu với lời giải hay, chính xác nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Sinh học 10 Bài 22: Phương thức lây truyền, cách phòng chống và ứng dụng của virus
I. Phương thức lan truyền và cách phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật
Câu 1 trang 134
Nêu một số thiệt hại do virus gây ra trên cây trồng.
Lời giải
Một số thiệt hại do virus gây ra trên cây trồng:
- Virus gây bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen,… khiến cây lúa sinh trưởng chậm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Virus khảm thuốc lá gây những vết đốm vàng trên lá khiến lá ngừng phát triển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lá thu hoạch.
- Virus gây bệnh xoăn lá ở đủ đủ khiến cây đu đủ không thể phát triển và ra quả.
Câu 2 trang 134
Nêu các cách thức virus xâm nhập vào tế bào thực vật.
Lời giải
Các cách thức virus xâm nhập vào tế bào thực vật: Virus có thể truyền từ cây này qua cây khác thông qua các vết thương: côn trùng chích hút, vết xây xát do nông cụ gây ra trong quá trình chăm sóc và thu hái.
Câu 3 trang 135
Virus có thể lây nhiễm trong cây bằng cách nào?
Lời giải
Virus có thể lây nhiễm trong cây bằng cách: Sau khi nhân lên trong tế bào, virus lây nhiễm sang tế bào bên cạnh qua cầu sinh chất, hoặc lây nhiễm đến các bộ phận khác trong cây qua hệ thống mạch dẫn.
Câu 4 trang 135
Cây bị nhiễm virus thường có biểu hiện gì? Chúng ta nên làm gì để phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật?
Lời giải
- Cây bị nhiễm virus thường có hình thái thay đổi như lá đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, bị xoăn hoặc héo, bị úa vàng và rụng; thân còi cọc và bị lùn.
- Biện pháp phòng, chống virus gây bệnh ở thực vật: chọn giống cây trồng sạch bệnh, tiêu diệt vật chủ trung gian truyền bệnh, tạo giống cây trồng kháng virus.
II. Phương thức lan truyền và cách phòng chống bệnh do virus gây ra trên cơ thể người và động vật
Câu 5 trang 136
Phân biệt phương thức lây truyền ngang và lây truyền dọc của virus trên người và động vật?
Lời giải
Lây truyền dọc | Lây truyền ngang |
- Là sự lây truyền của virus từ cơ thể mẹ sang cơ thể con thông qua quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc (bú, mớm). | - Là sự lây truyền virus từ cơ thể này sang cơ thể khác thông qua hô hấp, tiêu hoá, vết trầy xước, quan hệ tình dục, do vật chủ trung gian truyền bệnh, qua máu,… |
- Đại diện: Virus HIV, viêm gan B,… | - Đại diện: Virus cúm, virus sởi, virus SARS-CoV-2, virus dại, virus HIV,… |
Câu 6 trang 136
Con đường lây truyền nào sẽ làm cho virus phát tán trong cộng đồng nhanh nhất? Vì sao?
Lời giải
- Trong các con đường lây truyền, con đường lây truyền qua đường hô hấp sẽ làm cho virus phát tán trong cộng đồng nhanh nhất.
- Giải thích: Trong con đường lây truyền qua đường hô hấp, sự lây truyền qua không khí có chứa các virus gây bệnh. Bởi vậy, từ một người bệnh phát tán virus vào không khí có thể đồng thời lây lan cho rất nhiều người trong khu vực tiếp xúc.
Câu 7 trang 137
Quan sát hình 22.5 và cho biết chúng ta nên làm gì để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người.
Lời giải
Virus cúm A được lây truyền qua vật chủ trung gian truyền bệnh như chim nước, thuỷ cầm, gia cầm, lợn rồi sang người. Để hạn chế sự lây truyền virus cúm A từ động vật sang người, chúng ta cần:
- Không ăn thịt gia súc gia cần ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
- Không mua, bán các loại gia súc gia cầm không rõ nguồn gốc, kiểm định.
- Khu chuồng trại chăn nuôi phải sạch sẽ, thoáng mát, có hàng rào cách li với những loài hoang dã.
- Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
Câu 8 trang 138
Các hình 22.6 và 22.7 là những thông điệp của Bộ Y tế khuyến cáo để phòng chống dịch COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra. Em hãy thảo luận và cho biết tác dụng của những thông điệp này?
Lời giải
“Thông điệp 5K: Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” với các nội dung:
- Khẩu trang: Đeo khẩu trang vải thường xuyên tại nơi công cộng, nơi tập trung đông người; đeo khẩu trang y tế tại các cơ sở y tế, khu cách ly.
- Khử khẩu: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/ vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế,…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
- Khoảng cách: Giữ khoảng cách khi tiếp xúc với người khác.
- Không tụ tập đông người.
- Khai báo y tế: thực hiện khai báo y tế.
→ Thông điệp 5K có tác dụng ngăn chặn phương thức lây truyền của SARS-CoV-2.
Tiêm vaccine phòng bệnh có tác dụng tăng sức miễn dịch cho cơ thể và bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng nghiêm trọng nếu có mắc phải.
Câu 9 trang 138
Tại sao tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả?
Lời giải
Tiêm vaccine lại giúp cơ thể phòng bệnh virus chủ động và hiệu quả vì: Vaccine là chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, khi đưa vào trong cơ thể nó sẽ kích thích hệ miễn dịch nhận diện và hình thành kháng thể phù hợp để liên kết và làm bất hoạt kháng nguyên. Đồng thời, hệ thống miễn dịch cũng ghi nhớ để nếu có kháng nguyên tương tự xâm nhập vào thì cơ thể sẽ chủ động hình thành kháng thể để bất hoạt kháng nguyên đó ngay trước khi kháng nguyên gây hại.