Sinh học 10 Bài 12: Truyền tin tế bào Giải Sinh 10 trang 73 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Giải Sinh 10 Bài 12: Truyền tin tế bào sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều gợi ý tham khảo, dễ dàng biết cách trả lời các câu hỏi trang 73, 74, 75, 76.
Giải SGK Sinh 10 Bài 12: Truyền tin tế bào được biên soạn chi tiết, bám sát nội dung trong sách giáo khoa. Qua đó giúp các em củng cố, khắc sâu thêm kiến thức đã học trong chương trình chính khóa; có thể tự học, tự kiểm tra được kết quả học tập của bản thân. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải Sinh 10: Truyền tin tế bào, mời các em cùng đón đọc.
Giải Sinh học 10 Bài 12: Truyền tin tế bào
Dừng lại và suy ngẫm trang 74
Câu 1
Thế nào là truyền tin giữa các tế bào?
Gợi ý đáp án
Truyền tin giữa các tế bào là sự phát tán và nhận các phân tử tín hiệu qua lại giữa các tế bào.
Câu 2
Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau có thể là gì?
Gợi ý đáp án
Thông tin mà các tế bào truyền cho nhau chủ yếu là các tín hiệu hóa học như amina acid, peptid ngắn, phân tử protein lớn, nucleotide, hormone, thậm chí chất khí như NO...
Câu 3
Các tế bào trong cơ thể đa bào có thể truyền tin cho nhau bằng những cách nào?
Gợi ý đáp án
Trong cơ thể đa bào, tín hiệu truyền từ tế bào này tới tế bào khác qua bốn cách chủ yếu: truyền tin trực tiếp, tuyền tin cận tiết, truyền tin nội tiết và truyền tin qua synapse.
Dừng lại và suy ngẫm trang 75
Câu 1
Thụ thể là gì? Có những loại thụ thể nào?
Gợi ý đáp án
Thụ thể là các protein trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất có chức năng tiếp nhận tín hiệu.
Thụ thể có thể là các protein kênh trên màng, các enzyme, các loại protein tham gia vào quá trình hoạt hóa gene hoặc nhiều loại protein kết cặp với enzyme.
Câu 2
Tín hiệu đến từ bên ngoài đến tế bào được chuyển đổi như thế nào bên trong tế bào?
Gợi ý đáp án
Phân tử tín hiệu đến từ tế bào khác được thụ thể của tế bào tiếp nhận và cấu hình của nó bị biến đổi
Sự biến đổi cấu hình của thụ thể khiến nó thay đổi trạng thái hoạt động từ bất hoạt sang hoạt động.
Thụ thể hoạt động lại tác động tới phân tử liền kề làm thay đổi trạng thái hoạt động của nó và cứ như vậy sự thay đổi trạng thái hoạt động của phân tử này làm biến đổi cấu hình dẫn đến hóa hóa hay bất hoạt phân tử kế tiếp cho tới khi phân tử đích cuối cùng của chuỗi chuyển đổi tín hiệu trong tế bào.
Luyện tập và vận dụng trang 76
Câu 1
Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào khác nhau của cùng một cơ thể lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau?
Gợi ý đáp án
Cùng một tín hiệu nhưng các tế bào khác nhau của cùng một cơ thể lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau là do thụ thể tiếp nhận hormone ở các tế bào khác nhau nằm trong các con đường truyền tín hiệu khác nhau.
Câu 2
Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là loại gì để có thể đi được qua màng sinh chất? Cho ví dụ.
Gợi ý đáp án
Khi thụ thể tiếp nhận tín hiệu nằm trong tế bào chất thì phân tử tín hiệu thường là những chất có kích thước nhỏ hoặc có tính kị nước để có thể đi được qua màng sinh chất
Ví dụ: các hormone (insulin, testosterol...)