Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết Những bài văn hay lớp 10
Phân tích nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết mang đến bài văn mẫu cực hay ấn tượng nhất. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách viết bài văn phân tích nhân vật hay.
Nhân vật bé Em trong truyện Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư là một hình ảnh giàu ý nghĩa, biểu tượng cho vẻ đẹp của tâm hồn trong sáng, lòng nhân hậu và những ước mơ giản dị giữa những khó khăn của cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về nhân vật này mời các bạn cùng theo dõi bài văn mẫu dưới đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: phân tích nhân vật người con trong Cúc áo của mẹ, phân tích truyện ngắn Áo tết, phân tích truyện Mua nhà, phân tích Chữ người tử tù.
Phân tích nhân vật bé Em trong Áo Tết (Siêu hay)
Dàn ý phân tích nhân vật bé Em
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn "Áo Tết".
- Giới thiệu nhân vật bé Em và vai trò của nhân vật trong truyện.
II. Phân tích nhân vật bé Em
a. Ngoại hình và hoàn cảnh sống:
- Bé Em là một cô bé khoảng 10 tuổi, sống cùng bà trong một ngôi nhà nghèo khó ở miền Tây Nam Bộ.
b. Tính cách và tâm hồn:
- Bé Em mang vẻ trong sáng, ngây thơ nhưng cũng rất trưởng thành so với lứa tuổi.
- Em rất yêu quý chiếc áo Tết mới của mình, không chỉ vì nó đẹp mà còn vì đó là món quà duy nhất mà bà có thể tặng.
c. Sự cảm thông và yêu thương:
- Bé Em thể hiện sự cảm thông sâu sắc với bà, hiểu được nỗi khổ của bà và không phàn nàn về hoàn cảnh khó khăn.
- Em luôn quan tâm, chăm sóc bà, thể hiện qua những hành động nhỏ như đỡ bà dậy, lo lắng cho sức khỏe của bà.
d. Ước mơ và hy vọng:
- Chiếc áo Tết là biểu tượng của những ước mơ, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Bé Em luôn giữ trong mình những ước mơ giản dị và niềm tin vào những điều tốt đẹp sẽ đến trong tương lai.
III. Kết luận
- Tóm tắt lại những đặc điểm nổi bật của nhân vật bé Em.
- Nêu lên ý nghĩa của nhân vật trong việc truyền tải thông điệp về tình cảm gia đình, sự hy sinh và lòng yêu thương.
Phân tích nhân vật bé Em
Nguyễn Ngọc Tư là một cây bút tiêu biểu của Nam Bộ. “Áo tết” là một truyện ngắn nhẹ nhàng mà sâu sắc của nhà văn. Truyện để lại ấn tượng trong lòng người đọc về chủ đề và nhân vật bé Em - nhân vật mà thông qua đó, tác giả đã gửi đến người đọc nhiều bài học sâu sắc.
Truyện xoay quanh câu chuyện áo tết của hai đứa bé là bé Em và Bích. Bé Em được mẹ may cho bốn bộ áo tết, trong khi đó Bích, bạn của bé Em, vì nhà nghèo nên chỉ được mẹ may cho một bộ. Để bạn không cảm thấy tủi thân, trong ngày đi chúc tết cô giáo, bé Em đã mặc bộ đồ hơi giống Bích. Hiểu được tấm lòng của bé Em, Bích thêm yêu quý bạn của mình.Thông qua câu chuyện về áo tết và cách hành xử của nhân vật bé Em, truyện ca ngợi tình bạn chân thành giữa bé Em và Bích, ca ngợi tấm lòng nhạy cảm, tinh tế của bé Em đối với người bạn của mình.
Nhân vật bé Em là nhân vật chính của tác phẩm. Bé Em là một cô bé có cuộc sống đầy đủ, khá giả: Tết đến em được mẹ mua cho nhiều váy áo để mặc. Nhưng cuộc sống đủ đầy không làm mất đi ở em những vẻ đẹp đáng quý trong tâm hồn. Bé Em hiện lên trước hết là một cô bé hòa đồng thân thiện, hồn nhiên trẻ thơ.
Tuy có điều kiện khá giả hơn nhà Bích những bé Em không phân biệt giàu nghèo mà luôn vui vẻ, thân thiện với Bích – đứa bạn có hoàn cảnh kém may mắn hơn em. Em thích khoe đồ mới, và em thực hiện ý muốn đó một cách cũng rất trẻ con, bằng cách gạn hỏi bạn trước, để từ đó tìm cơ hội khoe áo mới của mình. Và dù còn nhỏ tuổi, bé Em đã là một cô bé nhạy cảm và tinh tế. Khi nghe Bích nói về hoàn cảnh của mình, bé Em đã khựng lại, hết hứng, nửa muốn khoe nửa muốn không. Bé muốn khoe vì cái nỗi sung sướng của trẻ con khi được may áo mới vẫn còn chộn rộn trong lòng, nhưng bé cũng không muốn khoe vì như thế sẽ khiến bạn cảm thấy tủi thân. Rồi sau khi được bạn gạn hỏi, sau khi phải nói ra việc mình có những bốn bộ đồ mới, khi chứng kiến đôi mắt “xịu xuống, buồn hẳn” của bạn, và nghĩ đến hoàn cảnh của bạn, bé Em đã có một cách hành xử vô cùng đẹp, vô cùng nhân văn: đó là ngày đi chúc tết cô giáo, để bạn không bị mặc cảm, bé Em đã mặc đồ hơi giống bạn. Một cách hành xử rất trẻ con, nhưng lại khiến ta xúc động: xúc động vì cách hành xử đó xuất phát từ lòng yêu thương, từ sự sâu sắc và tinh tế của tâm hồn của một đứa trẻ. Khi cô giáo khen hai đứa mặc đẹp bé Em vui lắm. Bé nghĩ thầm “mình mặc bộ đầm hồng, thể nào cũng mất vui. Bạn bè phải thế chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân”. Điều đó chứng tỏ bé Em rất hiểu và thương bạn, em không lấy niềm vui của mình làm nỗi buồn cho bạn.
Truyện là bài ca về tình bạn hồn nhiên, trong sáng nhưng rất chân thành và tinh tế. Bé Em và Bích tuy còn nhỏ tuổi nhưng đã luôn biết nghĩ cho bạn của mình. Bé Em vì nghĩ đến hoàn cảnh của bạn nên đã không nỡ khoe chuyện mình được may áo đẹp. Bích vì quan tâm đến bạn nên vẫn hỏi han bạn để bạn có cơ hội khoe áo mới của mình. Đặc biệt nhất là cách hành xử của bé Em trong ngày đi chúc tết cô giáo. Bé Em đã ăn mặc hơi giống bạn để bạn không thấy tự ti. Còn Bích thì biết được tấm lòng của bạn, nên Bích nghĩ rằng, chỉ cần sự chân thành đó, và dù bé Em có mặc đẹp hơn Bích đi chăng nữa, thì Bích vẫn thương quý bạn mình. Tuy viết về tình bạn hồn nhiên của hai đứa trẻ, nhưng truyện cũng là bài học cho tình bạn ở mọi lứa tuổi, cho mọi mối quan hệ giữa con người với con người: Trong ứng xử với người khác, hãy luôn lấy sự chân thành làm nền tảng, phải luôn thấu hiểu lẫn nhau, để không làm cho nhau bị tổn thương. Khi ta hành xử được như vậy thì người khác cũng sẽ nhân đó mà quý trọng, yêu thương ta nhiều hơn nữa.
Câu chuyện trong Áo tết không chỉ sâu sắc về mặt chủ đề, chứa đựng nhiều bài học cuộc sống vô cùng giá trị mà còn để lại ấn tượng bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, đặc biệt là hình tượng nhân vật bé Em. Câu chuyện đã giúp ta hiểu được rằng: trong tình bạn, trong cách đối xử giữa con người với con người, chúng ta cần đem lòng chân thành mà đối đãi, lấy sự tinh tế mà ứng xử, từ đó mới có thể xây dựng lên được những mối quan hệ bền vững và tốt đẹp.
Link Download chính thức:
Các phiên bản khác và liên quan:
Chủ đề liên quan
Có thể bạn quan tâm
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
-
Dẫn chứng Thất bại là mẹ thành công
Mới nhất trong tuần
-
Phân tích bài thơ Ngôi nhà của Tô Hà
100+ -
Phân tích bài thơ Thời nắng xanh của Trương Nam Hương
100+ -
Phân tích bài thơ Nói cùng Anh của Xuân Quỳnh
100+ -
Phân tích bài thơ Đôi mắt của Lưu Trọng Lư
100+ -
Phân tích bài thơ Làm lẽ của Hồ Xuân Hương
100+ -
Phân tích bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh
100+ -
Phân tích bài thơ Sông lấp của Trần Tế Xương
100+ -
Phân tích bài thơ Bến đò ngày mưa của Anh Thơ
100+ -
Phân tích bài thơ Nắng Ba Đình của Nguyễn Phan Hách
100+ -
Phân tích bài thơ Ra vườn nhặt nắng của Nguyễn Thế Hoàng Linh
100+