Bệnh SARS: Những điều cần biết Thông tin về bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng
Bệnh SARS là một căn bệnh hội chứng hô hấp cấp tính nặng ở dạng viêm phổi nặng. Vào năm 2003, căn bệnh này được phát hiện và bùng phát tại Hồng Kông và nó đã kiến cho 916 người tử vong và 8422 người bị nhiễm trên toàn thế giới.
Để có thể giúp cho các bạn có thể hiểu về căn bệnh này và tìm cách phòng tránh, thì sau đây chúng tôi xin mời tất cả các bạn cùng tham khảo về những thông tin cần thiết về bệnh SARS.
Tài liệu dưới đây được biên soạn bởi:
- TS.BS. Lê Thị Thu Thảo, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Quốc Tế Hạnh Phúc,
- TS.BS.Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó chủ tịch Hội KSNK TP. Hồ Chí Minh
Bệnh SARS: Những điều cần biết
Bệnh SARS: Những điều cần biết
Bệnh SARS là một hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng ở dạng viêm phổi
nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh SARS có thể gây tử vong. Đặc biệt,
bệnh lây truyền nhanh qua đường hô hấp, có thể hình thành dịch SARS nếu
không được kiểm soát tốt.
1. Dịch tễ học bệnh SARS
Bệnh SARS hay còn gọi là Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (tiếng Anh:
Severe acute respiratory syndrome; viết tắt: SARS) là một chứng bệnh hô hấp ở
con người gây ra bởi một loại virus mang tên virus SARS.[1] Giữa tháng 11
năm 2002 và tháng 7 năm 2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông, lan tỏa
toàn cầu và gần như trở thành một đại dịch, với 8422 trường hợp và 916 trường
hợp tử vong trên toàn thế giới[2] (10,9% tử vong) theo Tổ chức Y tế Thế giới.[3]
Chỉ trong vòng vài tuần lễ, SARS lan từ Hồng Kông sang lây nhiễm nhiều người
khác tại 37 quốc gia trên thế giới vào đầu năm 2003.
Ở Việt Nam, Dịch SARS đã khiến 44 y tá, bác sĩ của Bệnh viện Việt Pháp
lây bệnh, 6 người (trong và ngoài nước) đã chết. Ngoài ra, có 2 người liên quan
cũng tử vong là bệnh nhân Johnny Cheng và bác sĩ Carlo Ubani. Bệnh viện Việt
Pháp phải khử trùng, đóng cửa gần nửa năm.
Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào tuổi bệnh nhân. Đối với
người dưới 25 tuổi, tỷ lệ tử vong ít hơn 1%; 25-44 tuổi thì tỷ lệ tăng lên thành
6%; 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa.
2. Nguyên nhân gây bệnh SARS
Nguyên nhân gây bệnh là virus corona hay corona virus SARS. Đây là loại
virus có đường kính từ 60 - 130nm, bề mặt của virus có các gai glycoprotein giống
hình vương miện. Virus corona có thể sống ở bên ngoài cơ thể trong nhiều giờ, tồn
tại trong phân và nước tiểu ở nhiệt độ phòng trong tối thiểu 1 - 2 ngày, thậm chí tới
4 ngày. Ở nhiệt độ 0°C, virus này có thể tồn tại tới 3 tuần.
Đặc tính này khiến virus corona có khả năng lây lan mạnh từ người này
sang người khác và dễ phát triển thành dịch. Tuy nhiên, chúng bị bất hoạt bởi
các hoạt chất ức chế của clo trong 5 phút, mất hoạt tính gây nhiễm nếu tiếp xúc
với các chất diệt khuẩn thông thường và có thể bị chết ở nhiệt độ 56°C.
SARS coronavirus (SARS-CoV)
Đây là một loài Coronavius mới, riêng biệt so với 3 nhóm Coronavirus đã
biết. Một số chuyên gia về virut học cho rằng SARS-CoV là một biến chủng của
Coronavirus động vật và có độc lực rất cao (tức là khả năng gây bệnh rất lớn).
3. Nguồn lây và đường lây bệnh
3.1. Nguồn lây: là những người bệnh bị bệnh và người tiếp xúc trực tiếp với
bệnh nhân (nhân viên y tế, người nhà trực tiếp chăm sóc người bệnh…)
3.2. Đường lây
SARS là một loại vi rút có khả năng lây truyền qua 3 con đường
- Đường tiếp xúc với các dịch tiết từ đường hô hấp có chứa vi rút bắn ra và bám
dính vào môi trường bề mặt (giường, bàn ghế, tủ đầu giường, máy móc) xung
quanh người bệnh, qua dụng cụ chăm sóc đường hô hấp cho người bệnh (mask
khí dung, dây mắy thở, dây nối ô xy,…)
- Lây qua đường giọt bắn khi người bệnh ho và hắt hơi bắn dịch tiết có chứa vi
rút trong khoảng cách dưới 1 m, người tiếp xúc gần dưới 1 m có nguy cơ nướt
phải những giọt bắn này,
- Lây qua đường không khí khi những người bệnh này phải làm thủ thuật trên
đường thở như phun khí dung, hút đàm nhầy, thở máy,… trên những người
nhiễm SARS có suy hô hấp phải hỗ trợ hô hấp,
Theo một nghiên cứu mới đây cho thấy virut SARS được tìm thấy ở tuyến
mồ hôi và ruột non, điều này có nghĩa là bệnh có thể lây qua nước thải, thực
phẩm hoặc thậm chí là bắt tay chứ không chỉ ở các giọt trong không khí.
Đặc biệt virut gây bệnh SARS cũng được phát hiện ở nhiều tạng và mô khác
như dạ dày, ruột non, ống lượn xa của thận, tuyến cận giáp, tuyến yên, tuyến tụy,
tuyến thượng thận, gan và não.
3.3. Cơ thể cảm thụ (tính chất miễn dịch)
Mọi lứa tuổi và giới đều có thể mắc bệnh như nhau. Nồng độ virut SARS
cao nhất ở người là 16 ngày sau khi tiếp xúc. Tỷ lệ tử vong do SARS tới 10-
15%, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
4. Lâm sàng
Phân chia thể lâm sàng:
- Thể thông thường điển hình
- Thể không điển hình
- Thể nhẹ
- Thể nặng và rất nặng
4.1. Triệu chứng học SARS thể điển hình
Thời kỳ ủ bệnh thông thường từ 4-5 ngày, trung bình 4-6 ngày, tuy nhiên có thể
kéo dài tới 14 ngày (đã có những báo cáo giai đoạn ủ bệnh tối thiểu đã gặp là 1
ngày ở Singapore (3 ca), và tối đa là 14 ngày đã được Trung quốc (4 ca) báo cáo)
4.1.1. Thời kỳ khởi phát
Thường khởi đầu bằng triệu chứng sốt cao, có lúc có cơn rét run. Đau đầu, mệt
mỏi, đau nhức toàn thân. Sau 1-2 ngày xuất hiện ho khan, khó thở. Một số bệnh
nhân có ỉa lỏng.
Liên kết tải về
Link Download chính thức:
Bệnh SARS: Những điều cần biết 1,2 MB 26/02/2020 Download
Có thể bạn quan tâm
-
Cách thay thế từ/cụm từ trong bài nghị luận văn học
-
Tập làm văn lớp 5: Tả cảnh buổi sáng trên cánh đồng
-
Tổng hợp dàn ý bài Câu cá mùa thu (9 Mẫu)
-
Soạn bài Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (2) - Cánh diều 7
-
Cảm nhận về bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến
-
Mẫu vở tập tô chữ cho bé - Tập tô chữ cái cho bé chuẩn bị vào lớp 1
-
Phân tích bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến (3 Dàn ý + 19 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 9: Nghị luận về vai trò của lao động đối với con người
-
Văn mẫu lớp 10: Dàn ý phân tích bài thơ Nắng mới (5 mẫu)
-
Văn mẫu lớp 10: Cảm nhận bài thơ Nắng mới (Dàn ý + 6 Mẫu)
Sắp xếp theo