Nghị quyết 22/NQ-CP Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ: Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

CHÍNH PHỦ
------------

Số: 22/2010/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2010

NGHỊ QUYẾT 22/NQ-CP

Về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
--------------------

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập, là khu vực doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển và đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư ban đầu tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khắp ở cả thành thị và nông thôn, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực; là khu vực khai thác và huy động các nguồn lực, tiềm năng, tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư và tạo ra một thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn.

Từ cuối năm 2007 cho đến nay, nền kinh tế nước ta chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới vẫn tăng: tính hết năm 2009, gần 85.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng gần 30% so với năm 2008. Sự phát triển tích cực của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa trong những năm qua đã góp phần cơ bản tạo việc làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị, an sinh xã hội. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn còn có những khó khăn, hạn chế mang tính đặc trưng và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp yếu, việc tiếp cận nguồn tín dụng và mặt bằng sản xuất khó, mối liên kết với các doanh nghiệp lớn còn thấp…

Nhằm tiếp tục khuyến khích, trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các yêu cầu mới về hội nhập và phát triển, ngày 30 tháng 6 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy mọi khả năng và nguồn lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, Chính phủ quyết nghị:

I. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH, CHƯƠNG TRÌNH TRỢ GIÚP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội doanh nghiệp:

a) Tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hướng dẫn áp dụng các tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy mô và khu vực ngành nghề hoạt động chính, hướng dẫn xây dựng chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương.

b) Trên cơ sở Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2015 và báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm (2006 - 2010), nghiên cứu đề xuất xây dựng Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 5 năm tiếp theo (2011 - 2015) trình Thủ tướng Chính phủ trong năm 2011.

2. Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chú trọng các giải pháp và kinh phí thực hiện, đưa vào kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm và 5 năm của các Bộ, ngành, địa phương và gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, cân đối nguồn lực.

II. TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG VÀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

1. Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Tiếp tục thực hiện các biện pháp điều chỉnh chính sách tiền tệ để kiểm soát hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng theo hướng tập trung phục vụ các nhu cầu vốn đối với các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

b) Chủ động đề xuất, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư đàm phán, tiếp nhận, hoặc bố trí nguồn vốn ODA để thực hiện hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tư vấn tài chính, quản lý đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ khác cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

c) Trong quý III năm 2010, trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các cơ chế, chính sách, loại hình tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa như bao thanh toán, cho thuê tài chính…

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý IV năm 2010, chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan trên cơ sở đánh giá tình hình trợ giúp tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoạt động của một số quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trình Thủ tướng Chính phủ.

3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Trong quý III năm 2010, tiến hành tổng kết, đánh giá toàn diện tình hình thành lập, hoạt động các quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các địa phương, kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và trình Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung cơ chế thành lập và quản lý hoạt động của quỹ bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với điều kiện ở địa phương.

b) Trong năm 2010, nghiên cứu trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, trong đó ưu tiên đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, lĩnh vực gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn.

c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan ban hành quy chế quản lý tài chính và quy chế kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính của Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Quỹ này.

III. THÁO GỠ KHÓ KHĂN VỀ MẶT BẰNG SẢN XUẤT

1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, tổ chức thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất mới cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê hoặc dành quỹ đất để xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và vườn ươm doanh nghiệp.

b) Hàng năm, thông báo công khai diện tích đất dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vườn ươm doanh nghiệp; tổ chức tư vấn, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tìm kiếm mặt bằng sản xuất kinh doanh.

2. Trong năm 2010, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng cơ chế ưu đãi nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng các khu, cụm công nghiệp dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, vườn ươm doanh nghiệp, trong đó nghiên cứu áp dụng các quy định ưu đãi tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ tín dụng đầu tư.

3. Trong năm 2010, Bộ Công Thương chủ trì xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ quy hoạch tổng thể phát triển cụm công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến 2015, tầm nhìn 2020.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:

a) Trong quý II năm 2010, ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường, cụ thể hóa những ưu đãi tài chính về đất đai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa có cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm di dời ra khỏi đô thị, khu dân cư, cho phép chuyển quyền sử dụng đất từ đất sản xuất kinh doanh sang đất ở và đất thương mại nhằm mục đích bán và trang trải chi phí di chuyển.

.........................

Download file tài liệu để xem thêm chi tiết

Chia sẻ bởi: 👨 Vũ Thị Chang
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm