Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THPT Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn GDTC Module 3

Ngân hàng câu hỏi Mô đun 3 môn Giáo dục thể chất THPT giúp thầy cô tham khảo, nhanh chóng trả lời 30 câu hỏi trắc nghiệm môn GDTC cấp THPT, để ôn tập thật tốt chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối khóa trong chương trình tập huấn Module 3.0 - GDPT 2018.

Bên cạnh đó, thầy cô có thể tham khảo thêm các dạng bài tập, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Eballsviet.com:

Đáp án trắc nghiệm 30 câu Giáo dục thể chất THPT Mô đun 3

Câu hỏi nội dung 1

Câu 1: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

...................học sinh là một quá trình thu thập, xử lí thông tin thông qua các hoạt động quan sát theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh

A. So sánh

B. Đánh giá

C. Kiểm tra

D. Phán xét

Câu 2: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

....................là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một nội dung nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá.

A. So sánh

B. Đánh giá

C. Kiểm tra

D. Phán xét

Câu 3: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

.....................của đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

A. Mục đích

B. Phương pháp

C. Kỹ thuật

D. Yêu cầu

Câu 4: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

Đánh giá học sinh thông qua đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt và .................... cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và những biểu hiện phẩm chất, năng lực của HS theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông.

A. Tính chất

B. Phương pháp

C. Mô hình

D. Biểu hiện

Câu 5: Trong tài liệu này, quy trình kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất,năng lực học sinh có bao nhiêu bước?

Câu 6: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

Một trong những yêu cầu của đánh giá là: Kết hợp đánh giá của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, trong đó đánh giá của là quan trọng nhất’.

a. Học sinh

B. Cha mẹ học sinh

C. Xã hội

D. Giáo viên

Câu 7: Với quan điểm ‘Đánh giá là học tập’, vai trò của học sinh là

A. Chủ đạo

B. Giám sát

C. Đối tượng của đánh giá

D. Hướng dẫn

Câu 8: Với quan điểm ‘Đánh giá là học tập’, vai trò của giáo viên là

A. Chủ đạo

B. Giám sát

C. Đối tượng của đánh giá

D. Hướng dẫn

Câu 9: Với quan điểm ‘Đánh giá vì học tập’, vai trò của giáo viên là

A. Chủ đạo

B. Giám sát

C. Đối tượng của đánh giá

D. Hướng dẫn

Câu 10: Thời điểm của ‘Đánh giá vì học tập’ là

A. Thường thực hiện cuối quá trình học tập

B. Diễn ra trong suốt quá trình học tập

C. Trước và sau quá trình học tập

D. Trước và trong quá trình học tập

Câu hỏi nội dung 2

Câu 11: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

..........................................là hoạt động đánh giá diễn ra trong tiến trình thực hiện hoạt động dạy học theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục và một số biểu hiện phẩm chất, năng lực HS.

A. Đánh giá thường xuyên.

B. Đánh giá định kì.

C. Đánh giá khách quan.

D. Đánh giá chủ quan.

Câu 12: Chọn cụm từ phù hợp viết vào chỗ trống sau đây:

...........................................là đánh giá kết quả giáo dục học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông và sự hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực học sinh

A. Đánh giá thường xuyên.

B. Đánh giá định kì.

C. Đánh giá khách quan.

D. Đánh giá chủ quan.

Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng về ưu điểm phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận trong đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông?

A. Có ưu điểm nổi bật là mất ít thời gian đánh giá và có độ tin cậy

B. Có tính khách quan và hạn chế được sự phụ thuộc chủ quan của ngườichấm.

C. Thu nhận được cả những thông tin chính thức và không chính thức của học sinh.

D. Đánh giá được khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới về một nội dung nào đó.

Câu 14: Chọn cụm từ thích hợp để viết vào chỗ trống sau đây:

Phương pháp. là phương pháp mà trong đó GV theo dõi, lắng nghe học

sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.

A. Kiểm tra viết.

B. Quan sát.

C. Vấn đáp.

D. Đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS.

Câu 15: Chọn cụm từ thích hợp để viết vào chỗ trống sau đây:

Phương pháp. là phương pháp mà trong đó GV trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi - đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời

A. Kiểm tra viết.

B. Quan sát.

C. Vấn đáp.

D. Đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS.

Câu 16: Chọn cụm từ thích hợp để viết vào chỗ trống sau đây:

Phương pháp .................................................................là phương pháp mà trong đó giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả họat động của học sinh, từ đó đánh giá HS theo từng nội dung có liên quan.

A. Kiểm tra viết.

B. Quan sát.

C. Vấn đáp.

D. Đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của HS.

Câu 17: Phương pháp vấn đáp thường kết hợp với công cụ nào nhất?

A. Rubrics.

B.Bảng kiểm.

C. Câu hỏi.

D. Kiểm tra.

Câu 18: Phương pháp quan sát thường kết hợp với công cụ nào nhất trong các công cụ sau đây?

A. Rubrics.

B. Bảng kiểm.

C. Câu hỏi.

D. Kiểm tra.

Câu 19. Phương pháp kiểm tra viết thường kết hợp với công cụ nào nhất trong các công cụ sau đây?

A. Rubrics.

B. Bảng kiểm.

C. Câu hỏi.

D. Kiểm tra.

Câu 20: Phương pháp đánh giá nào sau đây có đặc điểm: không mất nhiều thời gian để chấm điểm, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài.

A.Phương pháp kiểm tra viết dạng tự luận.

B. Phương pháp quan sát.

C.Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm.

D.Đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh

Câu hỏi nội dung 4

Câu 21: Biểu hiện 'Biết làm chủ tình cảm, cảm xúc để có hành vi phù hợp trong học tập' tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tự học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực chăm sóc sức khỏe

Câu 22: Biểu hiện 'Lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp' tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tự học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực chung

Câu 23: Biểu hiện 'Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện' tương ứng với năng lực nào?

A. Năng lực tự chủ và tự học

B. Năng lực giao tiếp và hợp tác

C. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

D. Năng lực chung

Câu 24: Biểu hiện ‘Có ý thức tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi gian dối trong học tập, trong cuộc sống’ phù hợp với phẩm chất nào trong các phẩm chất sau đây?

A. Chăm làm.

B. Trung thực.

C. Yêu nước.

D. Trách nhiệm.

Câu 25. Các công cụ nào sau đây phù hợp để tổ chức cho học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá đồng đẳng về hoạt động thực hành TDTT?

A. Bảng kiểm

B. Câu hỏi tự luận

C. Bảng tiêu chí

D. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

Câu 26. Trong chương trình phổ thông môn GDTC 2018, có bao nhiêu thành tố năng lực giáo dục thể chất?

A.3

B. 4

C. 5

D. 6

Câu 27. Hãy chọn cụm từ thích hợp vào vị trí trống: “Đánh giá (1)…….là (2)…… đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Do vậy giáo viên cần tăng cường sử dụng (3) ….. trong dạy học”.

A. Nguyên tắc (2)

B. Giắn với bối cảnh thực tiễn (1)

C. Tình huống thực tiễn (3)

D. Thường xuyên

Câu 28. Cách đánh giá nào sau đây là phù hợp với quan điểm đánh giá là học tập?

A. Học sinh tự đánh giá

B. Giáo viên đánh giá

C. Tổ chức đánh giá

D. Cộng đồng xã hội đánh giá

Câu 29. Phát biểu sau đây đúng về dánh giá thường xuyên trong nhà trường phổ thông?

A. Là đánh giá kết quả giáo dục của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện

B. Tập trung vào việc đánh giá mức dộ thành thạo của học sinh ở các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực

C. Được thực hiện linh hoạt trong quá trình dạy học và giáo dục, không bị giới hạn bởi số lần đánhgiá

D. Thường được bắt đầu một giai đoạn giáo dục/học tập, nhằm cung cấp hiện trạng ban đầu về chất lượng học

Câu 30. Lợi thế của phương pháp quan sat trong kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục phổ thông là.

A. Thu thập thông tin cần đánh giá kịp thời nhanh chóng

B. Có tính khách quan và hạn chế sự phụ thuộc chủ quan của người đánh giá

C. Đo được các mức độ nhận thức và bao quát được nội dung của chương trình học

D. Đánh giá được khả năng diễn đạt của học

Chia sẻ bởi: 👨 Lê Thị tuyết Mai
Liên kết tải về

Link Download chính thức:

Các phiên bản khác và liên quan:

Sắp xếp theo
👨
    Chỉ thành viên Download Pro tải được nội dung này! Download Pro - Tải nhanh, website không quảng cáo! Tìm hiểu thêm