Mở bài phân tích chi tiết nghệ thuật Cách viết mở bài nghị luận văn học hay
TOP 4 Mở bài phân tích chi tiết nghệ thuật hay và sáng tạo dưới đây chắc chắn sẽ góp phần giúp các bạn đạt điểm cao với bài văn của mình. Qua đó các bạn nhanh chóng nắm được công thức để có thể dễ dàng viết đoạn mở bài hay.
Chi tiết nghệ thuật dù chỉ là yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Chi tiết càng có sức biểu hiện, sức khơi gợi và ám ảnh càng lớn, càng góp phần nâng cao giá trị tác phẩm. Và không có một tác phẩm lớn nào mà chi tiết lại nhạt nhẽo, nông cạn, thiếu sức sống. Vậy dưới đây là 4 công thức mở bài phân tích chi tiết nghệ thuật cực hay mời các bạn theo dõi. Ngoài ra các bạn xem thêm: mở bài phân tích nhân vật, cách viết mở bài nghị luận xã hội.
Mở bài phân tích chi tiết nghệ thuật cực hay
Cách 1
Trong nền văn học viết Việt Nam, có những tác giả đã khẳng định vị trí của mình bằng sáng tác đồ sộ mang giá trị nhân văn lớn như đại thi hào Nguyễn Du với “Truyện Kiều” hoặc bằng cách phản ánh những sự kiện trọng đại của đất nước như tác gia Tố Hữu, Nguyễn Tuân. Số khác thì đánh dấu bằng tuyên ngôn nghệ thuật như Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam… Nhưng cũng có các tác giả đã để lại ấn tượng muôn đời trong lòng người đọc chỉ bằng một một chi tiết nhỏ trong toàn bộ tác phẩm. Chi tiết A trong tác phẩm B của tác giả C là một trường hợp như vậy.
Cách 2
Katrina Mayer đã từng nói: “người tạo ra sự khác biệt to lớn thường là người làm những điều nhỏ bé một cách kiên định”. Trong sáng tạo nghệ thuật, điều đó thật đúng đắn. Không phải cứ nói những điều lớn lao là tác phẩm có giá trị. Đôi khi, những gì tầm tầm thường, nhỏ bé ở xung quanh ta, nếu biết tìm kiếm và nhìn nhận lại có thể mang đến giá trị gấp nhiều lần. Chi tiết A trong tác phẩm B của tác giả C chính là một minh chứng hùng hồn cho điều đó.
Cách 3
Nhà phê bình văn học G.Jung từng viết: “Từ sự không thỏa mãn với đương thời, nỗi buồn sáng tạo dẫn đưa nghệ sĩ đi vào bề sâu cho tới khi nó tìm thấy trong vô thức mình cái nguyên tượng có khả năng bù đắp lại cao nhất sự tổn thất và què quặt của tinh thần hiện đại.” Và trong tác phẩm A, nhà văn/nhà thơ B đã để nguyên tượng ấy hiện lên đầy sống động qua chi tiết C.
Cách 4
Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Và nhà văn/ nhà thơ A đã để tiếng lòng của mình cất lên qua tác phẩm B. Đến với tác phẩm B, người đọc chắc hẳn vô cùng ấn tượng với chi tiết.. Qua đó thấy được ... (vấn đề nghị luận 1) cũng như... (Vấn đề nghị luận 2)