Mở bài so sánh, liên hệ Cách mở bài dạng đề so sánh văn học
Mở bài so sánh, liên hệ là tài liệu vô cùng hữu ích bao gồm 7 cách mở bài cực chất kèm theo các lưu ý khi viết mở bài hay. Qua đó giúp các bạn có thêm nhiều nguồn tư liệu học tập hữu ích, củng cố kiến thức để biết cách làm bài văn nghị luận so sánh hai tác phẩm, hai bài thơ hay.
So sánh, liên hệ hai tác phẩm truyện hoặc hai tác phẩm thơ là dạng bài trọng tâm được học trong chương trình lớp 12 sách mới và trong các đề thi học sinh giỏi. Chính vì thế nhiều bạn học sinh băn khoăn không biết cách viết mở bài như thế nào cho hay. Vì thế hãy cùng Eballsviet.com ghi nhớ 7 công thức mở bài liên hệ so sánh dưới đây nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm kết bài so sánh hai tác phẩm.
TOP 7 Mở bài liên hệ so sánh hay nhất
Cách 1
Nhà thơ Lê Đạt trong bài “Vân chữ” đã từng khẳng định:
“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn.”
Quả đúng như vậy, người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng đem đến cho cuộc đời một cái gì đó mới mẻ, một cái gì riêng biệt chưa từng có dù rằng cái anh nói là một vấn đề quen thuộc. Cùng khai thác mảnh đất quen thuộc về A, nhưng đọc những trang thơ/ trang văn của tác giả B và C, ta không chỉ xúc động mà còn nhận ra chất giọng “riêng” của mỗi người.
Cách 2
“Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, tác giả A và B đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là (vấn đề nghị luận) được thể hiện sâu sắc trong hai tác phẩm C và D.
Cách 3
Đại thi hào Nga M. Gorki cho rằng “Văn học là nhân học”. Còn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của chúng ta quan niệm: “Một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn ca ngợi tình thương bác ái, sự công bình… làm cho người gần người hơn do tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người do con người tạo ra để phục vụ con người. Vì thế nhà văn chân chính đồng thời phải là nhà nhân đạt “từ trong cốt tủy”. Tác phẩm C của tác giả A và tác phẩm D của tác giả B là những tác phẩm thành công với tinh thần vì con người, đặc biệt là người phụ nữ.
Cách 4
A và B đều là những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có một phong cách riêng, điều đó thể hiện cụ thể qua việc xây dựng hai hình ảnh E và G trong hai tác phẩm C và D.
Cách 5
Nếu C được A sáng tác vào (khoảng thời gian) thì D được B sáng tác vào những (khoảng thời gian). Nhưng khi so sánh hai hình ảnh tiêu biểu trong truyện (hình ảnh cụ thể), người đọc lại có thể tìm ra những điểm giống và khác nhau.
Cách 6
Văn chương bắt nguồn từ đời sống và phản ánh cuộc sống con người. Mỗi tác phẩm văn học đều viết lên nỗi niềm trăn trở, suy tư, tình yêu, khát vọng của người nghệ sĩ dành cho cuộc đời. Tác phẩm A của tác giả A và tác phẩm B của tác giả B đã thể hiện xuất sắc vấn đề nghị luận theo cách riêng.
Cách 7
Nghĩ về thơ, Soren Kierkegaard - một triết gia người Đan Mạch từng băn khoăn: “Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và người ta xúm lại quanh thi sĩ và bảo: 'Hãy hát tiếp đi' - hay nói theo cách khác, 'Mong những nỗi đau khổ mới hành hạ tâm hồn anh nhưng đôi môi anh vẫn đẹp đẽ như trước, bởi tiếng khóc sẽ chỉ làm chúng tôi hoảng sợ, nhưng âm nhạc thì lại rất hay.” Người ta ví thơ là một thứ thanh âm đẹp đẽ và thật hay, dẫu rằng ấy chính là tiếng vang của một tâm hồn đang ứ đầy cảm xúc. Không nói ra, không chịu được, anh chọn cách gửi vào thơ. Đến với tác phẩm A (tác giả) và tác phẩm B (tác giả), ta như được thả hồn mình vào dòng cảm xúc đã căng, đã đầy ấy mà hiểu, mà ngấm, mà đồng điệu với thi nhân. Ở đó, ta bắt gặp sự tương đồng trong [điểm chung], song vẫn có những nét riêng về [điểm riêng].
2. Các cách mở bài liên hệ so sánh
Có 2 cách làm mở bài cơ bản:
- Mở bài trực tiếp: đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng.
- Ưu điểm: thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất và rõ ràng nhất.
- Hạn chế: không có cảm xúc, ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Mở bài như một lời chào đầu nếu không hấp dẫn người đọc thì sẽ không có hứng khởi để đọc tiếp phần tiếp theo.
- Mở bài gián tiếp: bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề bài yêu cầu.
- Có 4 cách mở bài theo lối gián tiếp: diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.
- Diễn dịch: Nêu những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy.
- Quy nạp: Nêu những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận
- Tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc chân lí phổ biến…
- Đối lập: Nêu những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề cần nghị luận
3. Nguyên tắc làm mở bài so sánh
- Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài: nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần thân bài.
- Để không tốn thời gian cho cách phần mở bài trong các kì thi, cần chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề