Mẫu học bạ theo Thông tư 22 Mẫu học bạ Tiểu học
Mẫu học bạ theo Thông tư 22 là mẫu học bạ dành cho học sinh lớp 5, bởi năm học 2023 - 2024 chỉ có học sinh lớp 5 đánh giá theo Thông tư 22, còn lớp 1, 2, 3,4 đánh giá theo Thông tư 27. Qua đó, giúp thầy cô dễ dàng ghi nhận xét, đánh giá quá trình học tập của học sinh của mình.
Học bạ Tiểu học theo Thông tư 22 cần nêu rõ thông tin của học sinh, quá trình học tập, nhận xét của giáo viên chủ nhiệm. Bên cạnh đó, còn có cả những lời nhận xét mẫu cho thầy cô tham khảo để nhanh chóng hoàn thiện sổ sách cuối năm 2023 - 2024.
Mẫu học bạ theo Thông tư 22
Mẫu học bạ mới theo Thông tư 22
HỌC BẠ
Họ và tên học sinh: ................................ Giới tính: .....................................................
Ngày, tháng, năm sinh: .................. Dân tộc: ................... Quốc tịch: ...........................
Nơi sinh: .......................................................... Quê quán: ........................................
Nơi ở hiện nay: ..........................................................................................................
Họ và tên cha: ............................................................................................................
Họ và tên mẹ: .............................................................................................................
Người giám hộ (nếu có): ..............................................................................................
................, ngày....tháng...năm.... | |
HIỆU TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
Năm học | Lớp | Tên trường | Số đăng bộ | Ngày nhập học/chuyển đến |
20.... - 20.... | ||||
20.... - 20.... | ||||
20.... - 20.... | ||||
20.... - 20.... | ||||
20.... - 20.... |
Họ và tên học sinh................................................. Lớp: ............................................
Chiều cao: ................. Cân nặng: ..................Sức khỏe: ............................................
Số ngày nghỉ: .............Có phép: ...................Không phép: ..........................................
1. Các môn học và hoạt động giáo dục
Môn học và hoạt động giáo dục | Nhận xét | Mức đạt được | Điểm KTĐK |
Tiếng Việt | |||
Toán | |||
Tự nhiên và Xã hội/ Khoa học | |||
Lịch sử và Địa lí | |||
Ngoại ngữ ........ | |||
Tin học | |||
Tiếng dân tộc | |||
Đạo đức | |||
Âm nhạc | |||
Mĩ thuật | |||
Thủ công/Kĩ thuật | |||
Thể dục |
Trường: ...................................................... Năm học 20.... – 20....
2. Các năng lực, phẩm chất
Năng lực | Mức đạt được | Nhận xét |
Tự phục vụ, tự quản | ||
Hợp tác | ||
Tự học, giải quyết vấn đề |
Phẩm chất | Mức đạt được | Nhận xét |
Chăm học, chăm làm | ||
Tự tin, trách nhiệm | ||
Trung thực, kỉ luật | ||
Đoàn kết, yêu thương |
Khen thưởng: .........................................................................................................
Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học: ...........................................
......................, ngày...tháng...năm... | |
Xác nhận của Hiệu trưởng (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | Giáo viên chủ nhiệm (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
Hướng dẫn ghi học bạ theo Thông tư 22
Học bạ dùng để ghi kết quả tổng hợp đánh giá cuối năm học của học sinh. Khi ghi Học bạ, giáo viên cần nghiên cứu kĩ Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 của Bộ trưởng Bộ GDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
1. Trang 1, thông tin ghi theo giấy khai sinh của học sinh.
2. Mục "1. Các Môn học và hoạt động giáo dục"
- Trong cột "Nhận xét": Ghi những điểm nổi bật về sự tiến bộ, năng khiếu, hứng thú học tập đối với môn học, hoạt động giáo dục của học sinh; nội dung, kĩ năng chưa hoàn thành trong môn học, hoạt động giáo dục cần được khắc phục, giúp đỡ.
- Trong cột "Mức đạt được": Học sinh đạt mức "Hoàn thành tốt" ghi T; mức "Hoàn thành" ghi H; mức "Chưa hoàn thành" ghi C.
- Trong cột "Điểm KTĐK" đối với các môn có Bài kiểm tra định kì: Ghi điểm số của bài kiểm tra; đối với học sinh được kiểm tra lại, ghi điểm số của bài kiểm tra cuối cùng và lưu ý đặc biệt nếu có.
3. Mục "2. Các năng lực, phẩm chất"
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với cột "Năng lực": Ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế, góp ý và khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh. Một số biểu hiện đối với từng năng lực, có thể là:
- Tự phục vụ, tự quản: Thực hiện được một số việc phục vụ cho bản thân (vệ sinh thân thể, ăn, mặc,...); một số việc phục vụ cho học tập (chuẩn bị đồ dùng học tập ở lớp, ở nhà,...);....
- Hợp tác: Mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; trình bày rõ ràng, ngắn gọn; nói đúng nội dung cần trao đổi; ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng ;...
- Tự học và giải quyết vấn đề: Khả năng tự thực hiện nhiệm vụ học cá nhân trên lớp, làm việc trong nhóm, tổ, lớp; khả năng tự học có sự giúp đỡ hoặc không cần giúp đỡ;...
Ví dụ cách ghi vào cột "Nhận xét": Biết vệ sinh thân thể, ăn mặc gọn gàng; mạnh dạn giao tiếp trong hợp tác; có khả năng tự học;...
- Trong cột "Nhận xét" tương ứng với cột "Phẩm chất": Ghi các biểu hiện, sự tiến bộ, ưu điểm, hạn chế, góp ý và khuyến nghị (nếu có) về sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh. Một số biểu hiện đối với từng phẩm chất, có thể là:
- Chăm học, chăm làm: Đi học đầy đủ, đúng giờ; thường xuyên trao đổi bài với bạn, thầy cô và người lớn;...
- Tự tin, trách nhiệm: Mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập, trình bày ý kiến cá nhân ; tự chịu trách nhiệm về các việc làm, không đổ lỗi cho người khác khi mình làm chưa đúng;...
- Trung thực, kỉ luật: Không nói dối; không nói sai về bạn; tôn trọng lời hứa, giữ lời hứa;...
- Đoàn kết, yêu thương: Giúp đỡ, tôn trọng mọi người; nhường nhịn bạn; quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè; kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo,...
Ví dụ cách ghi vào cột "Nhận xét": Đi học đầy đủ; mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học tập; biết giữ lời hứa; biết giúp đỡ, tôn trọng mọi người;...
- Trong cột "Mức đạt được" tương ứng với từng nội dung của cột "Năng lực" và cột "Phẩm chất": ghi kí hiệu T nếu học sinh đạt mức "Tốt", Đ nếu học sinh đạt mức "Đạt" hoặc C nếu học sinh ở mức "Cần cố gắng".
4. Mục "Khen thưởng"
Ghi lại những thành tích mà học sinh đạt được. Ví dụ: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập và rèn luyện; Có thành tích trong học tập môn Tiếng Việt; Có tiến bộ vượt bậc về tự phục vụ và tự quản; Đạt giải Nhì hội giao lưu An toàn giao thông cấp huyện/tỉnh/quốc gia.
5. Mục "Hoàn thành chương trình lớp học/chương trình tiểu học"
Ghi Hoàn thành chương trình lớp....../chương trình tiểu học hoặc Chưa hoàn thành chương trình lớp....../chương trình tiểu học; Được lên lớp hoặc Chưa được lên lớp. Ví dụ:
- Hoàn thành chương trình lớp 2; Được lên lớp 3.
- Chưa hoàn thành chương trình lớp 3; Được lên lớp 4.
- Chưa hoàn thành chương trình lớp 4; Ở lại lớp 4.
- Hoàn thành chương trình tiểu học.
Học bạ được nhà trường bảo quản và trả lại cho học sinh khi học sinh chuyển trường, học xong chương trình tiểu học.
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất học sinh Tiểu học
Nhận xét năng lực
Năng lực | Nhận xét |
Tự phục vụ, tự quản | - Ý thức phục vụ bản thân tốt. - Chuẩn bị tốt bài học, bài làm trước khi đến lớp . - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chu đáo. - Chuẩn bị đầy đủ sách vở, dụng cụ học tập khi đến lớp. - Sắp xếp đồ dùng học tập ngăn nắp, gọn gàng - Biết giữ gìn dụng cụ học tập. - Ý thức phục vụ bản thân tốt. - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân.Trang phục gọn gàng, sạch sẽ. - Còn quên sách vở, đồ dùng học tập. - Biết chuẩn bị đồ dùng học tập nhưng chưa giữ gìn cẩn thận. - Chuẩn bị bài trước khi đến lớp chưa chu đáo. |
Hợp tác | - Giao tiếp tốt: nói to, rõ ràng. - Mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp. - Có sự tiến bộ khi giao tiếp. Nói to, rõ ràng. - Trình bày vấn đề rõ ràng, ngắn gọn. - Trình bày rõ ràng, mạch lạc - Biết hợp tác nhóm và tích cực giúp đỡ bạn trong nhóm. - Tích cực tham gia hoạt động nhóm và trao đổi ý kiến với bạn. - Chấp hành tốt sự phân công trong sinh hoạt nhóm. - Hợp tác trong nhóm tốt. - Có khả năng tổ chức làm việc theo nhóm - Tổ chức, hợp tác nhóm có hiệu quả - Còn rụt rè trong giao tiếp. - Chưa mạnh dạn khi giao tiếp - Chưa tích cực tham gia hợp tác nhóm và trao đổi ý kiến. |
Tự học và giải quyết vấn đề | - Hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập. - Luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao. - Tự giác hoàn thành bài tập trên lớp. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập cá nhân. - Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập. - Biết tự học, tự giải quyết các vấn đề học tập. - Có khả năng tự học. - Chưa có khả năng tự học mà cần sự giúp đỡ của thầy cô, cha mẹ. - Có khả năng hệ thống hóa kiến thức. - Ý thức tự học, tự rèn chưa cao - Có ý thức tự học, tự rèn. |
Nhận xét phẩm chất
Chăm học, chăm làm | - Đi học chuyên cần, đúng giờ. - Đi học đầy đủ, đúng giờ. - Chăm học. Tích cực hoạt động . - Tích cực tham gia văn nghệ của lớp và trường. - Tích cực tham gia các phong trào lớp và trường. - Tích cực tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. - Biết giúp đỡ ba mẹ công việc nhà, giúp thầy cô công việc lớp. - Tham gia hoạt động cùng bạn nhưng chưa tích cực. - Năng nổ tham gia phong trào thể dục thể thao của trường, lớp. - Ham học hỏi, tìm tòi - Tích cực tham gia giữ vệ sinh trường lớp - Thường xuyên trao đổi nội dung học tập với bạn, thầy cô giáo. |
Tự tin, trách nhiệm | - Tự tin khi trả lời. - Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân trước tập thể. - Mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. - Tích cực phát biểu xây dựng bài. - Tự chịu trách nhiệm về các việc làm của bản thân, không đổ lỗi cho bạn. - Mạnh dạn nhận xét, góp ý cho bạn. - Chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến. |
Trung thực, kỉ luật | - Trung thực, thật thà với bạn bè và thầy cô. - Không nói dối, nói sai về bạn. - Biết nhận lỗi và sửa lỗi. - Biết giữ lời hứa với bạn bè, thầy cô. - Chấp hành tốt nội quy trường, lớp. - Thật thà, biết trả lại của rơi cho người đánh mất. |
Đoàn kết, yêu thương | - Hòa đồng với bạn bè. - Hòa nhã, thân thiện với bạn bè. - Đoàn kết, thân thiện với bạn trong lớp. - Cởi mở, thân thiện, hiền hòa với bạn. - Kính trọng thầy, cô giáo. - Kính trọng thầy cô, yêu quý bạn bè. - Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn. - Yêu quý bạn bè và người thân. - Quan tâm, giúp đỡ bạn bè. - Lễ phép, kính trọng người lớn, biết giúp đỡ mọi người. - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. - Biết giúp đỡ, luôn tôn trọng mọi người - Luôn nhường nhịn bạn - Biết quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh em, bạn bè - Kính trọng người lớn, biết ơn thầy giáo, cô giáo. |
Mẫu nhận xét lớp 5 theo Thông tư 22
Mẫu nhận xét môn Tiếng Việt lớp 5:
- Đọc khá lưu loát và nắm vững kiến thức, giúp em áp dụng vào thực hành một cách khá tốt. Em cũng biết sử dụng từ đúng cách để đặt câu sao cho ý nghĩa được truyền tải đầy đủ và chính xác.
- Em có khả năng đọc với chữ trôi chảy và diễn cảm, diễn đạt ý tưởng một cách rõ ràng và chính xác, viết chữ đúng và đẹp.
- Em đọc tốt và có nhiều sáng tạo trong bài văn.
- Em viết được câu có đủ thành phần và diễn đạt được ý của mình một cách rõ ràng, chính xác.
- Em viết văn sáng tạo, sử dụng từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi tả. Cô mong em sẽ tiếp tục luyện tập và phát huy năng khiếu viết văn.
- Em có vốn từ phong phú và đa dạng, cách diễn đạt sáng tạo, gây ấn tượng cho người nghe.
- Em đã hoàn thành tốt bài kiểm tra về đọc và viết, nắm vững kiến thức bài học và thông điệp mà tác giả muốn truyền tải qua tác phẩm.
- Cô rất thích cách em triển khai ý tưởng cho bài văn của mình, rất sáng tạo và hấp dẫn.
Mẫu nhận xét môn Toán lớp 5:
- Để được đánh giá tốt, em cần trình bày chi tiết các phép tính và lời giải của các bài toán một cách rõ ràng và chính xác. Ngoài ra, em có thể luyện giải thêm các bài tập về cách tính chu vi và diện tích của các hình chữ nhật, hình vuông ở nhà. Điều này sẽ giúp em nâng cao kĩ năng tính toán của mình và giải quyết các bài toán khó hơn.
- Ngoài những kỹ năng tính toán cơ bản, em có thể thử tìm cách giải quyết các bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của hai số đó một cách sáng tạo. Điều này sẽ giúp em phát triển tư duy toán học của mình và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề.
- Để trình bày một bài giảng hay bài toán một cách rõ ràng và chính xác, em có thể sử dụng các công cụ trình bày như bảng biểu, biểu đồ hoặc hình ảnh minh họa để giải thích các bước giải quyết và kết quả cuối cùng.