Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THCS Mô đun 3 Giáo án minh họa môn Địa lí THCS
Mẫu bài dạy minh họa môn Địa lý THCS là mẫu giáo án minh họa tập huấn Mô đun 3, giúp thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác soạn giáo án theo chương trình GDPT 2018 mới. Với nội dung bài dạy Cộng đồng các dân tộc Việt Nam - Địa lí 9, thời lượng 1 tiết.
Ngoài ra, thầy cô có thể tham khảo thêm kế hoạch môn Toán, Hóa học, hướng dẫn học Mô đun 3, câu hỏi ôn tập Mô đun 3. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Eballsviet.com:
Lưu ý: Đây là tài liệu rất hay và hữu ích do các thầy cô nhóm Mai Tâm EDU biên soạn, mọi người có thể truy cập kênh Youtube Mai Tâm EDU để xem những video của nhóm tài liệu cập nhật mới nhất.
Kế hoạch bài dạy môn Địa lý mô đun 3 THCS
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN CHỦ ĐỀ/BÀI HỌC: CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
ĐỊA LÍ 9
Thời lượng: 01 tiết
Giáo viên:...............
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Phẩm chất, năng lực | YCCĐ | (STT của YCCĐ) | |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ | |||
Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích bảng số liệu về số dân phân theo thành phần dân tộc | Nêu được một số đặc điểm về dân tộc | 1 | |
Biết dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc | 2 | ||
Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta | 3 | ||
NĂNG LỰC CHUNG | |||
Năng lực giao tiếp và hợp tác | Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập | ||
Giải quyết vấn đề và sáng tạo | Sử dụng được các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi phát hiện giải quyết các nhiệm vụ của cuộc sống | ||
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU | |||
Nhân ái | Có thái độ chung sống đoàn kết với các dân tộc khác trên đất nước | ||
Chăm chỉ | Hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Tìm hiểu đặc điểm các dân tộc Việt Nam |
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Bản đồ sự phân bố các dân tộc Việt Nam.
- Tranh ảnh, clip về các dân tộc
2. Chuẩn bị của HS
- Sách giáo khoa, sách tập ghi bài.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu (STT YCCĐ) | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động | (1) | HS quan sát video kết hợp kiến thức thực tế trả lời câu hỏi. | Trực quan, đàm thoại, gợi mở, kĩ thuật KWL | Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức | (1) (2) | HS dựa vào nội dung sách giáo khoa và các hình ảnh về trang phục, phong tục, hoạt động kinh tế của các dân tộc để trả lời các câu hỏi | Dạy học hợp tác, đàm thoại, gợi mở. | Phương pháp: Vấn đáp Công cụ: Câu hỏi |
Hoạt động 3: Luyện tập | (1) (2) | GV phân lớp thành 8 nhóm - HS dựa vào nội dung mục 2 SGK và lược đồ Dân tộc trang 16 Atlat Địa Lí VN và thực hiện nhiệm vụ ▪N1-N2: Tìm hiểu sự phân bố của người Việt. ▪N3-N4: Tìm hiểu xem vùng núi & trung du Bắc Bộ là địa bàn cư trú của dân tộc nào? ▪N5-N6: Tìm hiểu các dân tộc nào cư trú ở vùng Trường Sơn-Tây Nguyên ? ▪N7-N8: Tìm hiểu xem các dân tộc nào cư trú ở vùng Cực Nam Trung Bộ & Nam Bộ? | - Dạy học giải quyết vấn đề | Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS Công cụ: Bài tập |
Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng | (1) (2) | Hãy kể tên 1 số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? | - Dạy học giải quyết vấn đề, DH trải nghiệm | Phương pháp: đánh qua sản phẩm của HS Công cụ: Thang đo |
III. Các công cụ đánh giá trong chủ đề/bài học
1. Câu hỏi
2. Thang đo
IV. Xây dựng chi tiết
Thang đo
Biểu hiện | Đánh giá (thang điểm 10) |
- Kể tên được từ 01 sản phẩm | 3 điểm |
- Kể tên được 05 sản phẩm trở lên | 5 điểm |
- Các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng trong nước | 4 điểm |
- Các sản phẩm đặc trưng nổi tiếng trong nước, nước ngoài | 5 điểm |